Big Data và Big Brother
Big Brother là nhân vật độc tài trong cuốn tiểu thuyết "1984" của George Orwell
Dữ liệu lớn (Big Data) hiện nay đã lan rộng khắp mọi nơi và đang khiến người tiêu dùng bắt đầu quan ngại.
Hàng ngày, các công ty thu thập dữ liệu cá nhân của chúng ta khi đăng ký dịch vụ, mua hàng trực tuyến hoặc đơn giản là đăng nhập vào các thiết bị. Sự thu thập và tổng hợp khối lượng thông tin khổng lồ này được gọi là dữ liệu lớn. Một định nghĩa đơn giản của thuật ngữ này là "Các tập dữ liệu vô cùng lớn có thể được phân tích tính toán nhằm phát hiện các mô hình, xu hướng và liên kết, đặc biệt liên quan đến hành vi và tương tác của con người." Dữ liệu lớn hiện đang tồn tại khắp mọi nơi và đang dấy lên mối quan ngại của người tiêu dùng.
"Dữ liệu người tiêu dùng đang được sử dụng theo cách sáng tạo hơn, mang lại giá trị cho các công ty nhưng làm giảm đi quyền riêng tư. Liệu chúng ta có tạo ra bước ngoặt khi người tiêu dùng tự nguyện giao thông tin của họ?" - Theo nghiên cứu của Morgan Stanley
Trong thời đại của dữ liệu lớn, đã phát triển một loại động lực mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng - trong khi các công ty đang tìm cách tiếp cận dữ liệu của người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn thì người tiêu dùng bắt đầu tỏ ra chống đối.
Sự tồn tại của khối lượng thông tin đồ sộ này hỗ trợ cho quan điểm phổ biến rằng công nghệ đang phát triển nhanh chóng hơn mỗi ngày. Vào năm 1990, chỉ có 10% gia đình sở hữu điện thoại di động, điều này đối lập rõ rệt với hiện tại khi điện thoại di động trở nên phổ biến. Tương tự, 40% dân số thế giới hiện đã có kết nối internet, so với chỉ 1% vào năm 1995. Một lý thuyết để giải thích vì sao mọi thứ dường như đang trở nên nhanh chóng hơn là công nghệ đang tiến triển theo cấp số nhân, chứ không phải theo quỹ đạo tuyến tính. Ví dụ cụ thể là sự gia tăng mạnh mẽ của bộ nhớ máy tính, khi một ổ đĩa cứng năm 1956 chỉ có 5MB dung lượng lưu trữ, so với một thẻ Micro SD giá rẻ hiện đại có dung lượng lưu trữ lên tới 12.800 lần của ổ IBM cũ. Lý thuyết này cũng phù hợp với sức chứa mạnh mẽ của máy tính lượng tử và tốc độ phát triển được chứng kiến trong nhiều lĩnh vực công nghệ.
SỰ VI PHẠM ĐỐT CHÁY NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG
Công nghệ đã phát triển quá nhanh trong thời gian gần đây nên các vấn đề xung quanh quyền riêng tư và thậm chí cả việc lưu trữ dữ liệu an toàn đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Trong một số trường hợp, các chính sách và cấu trúc hỗ trợ được mô tả là đang gặp khó khăn trong việc theo kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng.
Sự phổ biến hiện nay của Dữ liệu lớn làm tăng nguy cơ thông tin cá nhân bị truy cập bởi những kẻ bất chính, đặc biệt nếu một công ty nắm giữ dữ liệu đó là mục tiêu của tin tặc. Điều đáng quan tâm nữa là nhiều người tiêu dùng nghi ngờ về khả năng của các công ty hành động một cách có đạo đức khi xử lý thông tin riêng tư và đôi khi nhạy cảm. Trong suốt thập kỷ qua, nhiều công ty nổi tiếng đã trở thành đề tài bàn luận vì việc bị xâm nhập bảo mật bởi các hacker. Một trong những vụ xâm nhập đã tiết lộ số an sinh xã hội của hàng ngàn người, trong khi các vụ xâm nhập khác đã làm lộ dữ liệu cá nhân của hàng triệu người, và dẫn đến việc mất cắp địa chỉ email và số thẻ tín dụng.
Người tiêu dùng bắt đầu cảnh giác hơn với quyền truy cập vào dữ liệu mà họ tạo ra. Và khi nói đến việc lựa chọn một công ty, bảo mật dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng.
Mặc dù sự an toàn và bảo mật của dữ liệu là một vấn đề đang nổi lên, việc sử dụng các thiết bị không được khai báo để xâm phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Ví dụ bao gồm một số loại "ti vi thông minh" khi bật chế độ hoạt động bằng giọng nói, đã được phát hiện là đang truyền tín hiệu thoại trong cùng một phòng đến bên thứ ba. Công ty chịu trách nhiệm đã buộc phải tạo ra một cập nhật phần mềm để khắc phục vấn đề sau khi gặp phản ứng mạnh mẽ từ người tiêu dùng.
Gần đây hơn, Facebook đã thông báo rằng các công ty không được phép sử dụng mạng xã hội của họ để theo dõi và giám sát người dùng.
Cả hai ví dụ này có thể là một dấu hiệu cho thấy các công ty đang bắt đầu chú ý đến quan điểm của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu cá nhân và nhu cầu tăng cường tính minh bạch của công ty. Các công ty vội vàng triển khai các công nghệ mới để đạt được lợi thế cạnh tranh có thể bỏ qua nhu cầu xây dựng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thích ứng liên quan đến công nghệ mới hoặc không đưa ra các quy trình và chính sách mới phù hợp. Bằng cách đó, họ có khả năng gặp rủi ro về uy tín, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng.
"Các công ty đang vượt qua các ranh giới về việc sử dụng nhiều dữ liệu cá nhân và dữ liệu cá nhân nhạy cảm để thúc đẩy doanh thu gia tăng. Tuy nhiên, đồng thời, nhận thức của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu đang tăng lên khi số vụ vi phạm dữ liệu tiếp tục gia tăng."- Theo nghiên cứu của Morgan Stanley
Đó là niềm tin mà sẽ khó khăn và tốn thời gian để xây dựng lại. “Thật khó để tận dụng tối đa dữ liệu cá nhân mà người tiêu dùng không cảm thấy như “Big brother” (Người anh cả) đang theo dõi họ.” Đó là một phép so sánh đã lỗi thời, nhưng là một phép so sánh thích hợp: Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế kỷ 20 của George Orwell "1984" như một sự song hành với xã hội hiện đại.
Một nhân vật quan trọng trong tác phẩm kinh điển của Orwell là Big brother - một người nhìn thấy và biết tất cả - xuất hiện thường xuyên như một bóng ma trong lĩnh vực văn hóa đại chúng. Nhân vật này cũng là sự dẫn chiếu ưa thích của những người sợ sự giám sát và can thiệp quá mức của chính phủ vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với một số người, những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ được xem như một mô phỏng cho sự phát triển của một xã hội như trong thế giới trong tiểu thuyết của Orwell, trong khi vi phạm dữ liệu và phân tích dữ liệu người tiêu dùng đại diện cho các xúc tu của các tập đoàn có ý định đánh cắp các quyền tự do dân sự và riêng tư của chúng ta.
Khi nhận thức của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu tăng lên, các câu hỏi được đặt ra cho tất cả các lĩnh vực sử dụng dữ liệu người tiêu dùng: Nếu người tiêu dùng tập trung hơn vào quyền riêng tư dữ liệu, thì điều này có thể tác động như thế nào đến các mô hình kinh doanh? - Theo nghiên cứu của Morgan Stanley
Cuốn sách của Orwell là một tác phẩm mạnh mẽ, và không có gì ngạc nhiên khi nó vẫn còn tác động mạnh mẽ đến ngày nay. Tuy nhiên, đó là một tác phẩm hư cấu. Quan trọng là sự kết nối và chia sẻ dữ liệu thực sự có mặt tích cực có thể ảnh hưởng đến xã hội cho tốt hơn. Điều này đã cải thiện cuộc sống của chúng ta thông qua những sản phẩm và dịch vụ thông minh như các bộ theo dõi thể lực và các cảm biến kết nối trong nhà và ô tô của chúng ta, sử dụng phần mềm ngày càng tinh vi. Mỗi ngày có 8,71 triệu "vật thể" kết nối được công nghệ, cung cấp cho các công ty cơ hội phân tích tập dữ liệu của khách hàng phong phú hơn. Điều này cho phép họ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, trực quan hơn. Chúng ta cũng nên nhớ rằng lợi ích tốt nhất của mọi công ty là giữ cho khách hàng của họ cảm thấy an toàn và đủ tự tin để tham gia vào mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Thách thức lớn nhất để đạt được chất lượng cuộc sống vượt ngoài những giấc mơ ngông cuồng nhất của chúng ta thực ra có thể là nỗi sợ hãi và sự ngờ vực của chính chúng ta đối với cái mới. Đó là văn hóa lo lắng, nếu không được kiểm soát, có thể trở thành rào cản ngăn chúng ta bước vào một thế giới mới đầy dũng cảm và tuyệt vời.
Nguồn:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất