Biểu tình tại Cop26, nhận thức rõ ràng của con người trong cuộc chiến bảo vệ môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên toàn thế giới đang ở mức cực kì nguy cấp. Hàng tỷ người trên thế giới đang phải chịu ảnh...
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên toàn thế giới đang ở mức cực kì nguy cấp. Hàng tỷ người trên thế giới đang phải chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và sự sống còn của nhân loại đang ở bên bờ vực thẳm
Theo báo tài nguyên và môi trường Việt Nam, phân tích dữ liệu về mức độ ô nhiễm và tỷ lệ tử vong toàn cầu cho thấy trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, ô nhiễm không khí do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã khiến số ca tử vong do ô nhiễm tăng thêm 7%.
Trước đó, một bản nghiên cứu tương tự xuất bản vào năm 2017 cũng ước tính số người chết do ô nhiễm là khoảng 9 triệu người mỗi năm, nghĩa là trên thế giới, cứ 6 ca tử vong, có 1 ca là do ô nhiễm. Có thể thấy tỷ lệ tử vong do tác động của ô nhiễm môi trường ngang bằng với việc hút thuốc và thậm chí, cao hơn tỷ lệ tử vong do COVID-19, với khoảng 6,7 triệu người kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Tạp chí Lancet Planetary Health (Pháp) vừa công bố nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Washington (Mỹ) về mức độ tiếp xúc ô nhiễm tổng thể và nguy cơ tử vong thông qua dữ liệu phân tích năm 2019 của nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Nghiên cứu đã phân tích chi tiết các tác nhân gây ô nhiễm thông qua việc tách biệt các chất ô nhiễm truyền thống như khói hoặc nước thải với các chất ô nhiễm hiện đại hơn, như ô nhiễm không khí công nghiệp và hóa chất độc hại.
Tử vong do các chất ô nhiễm truyền thống đang giảm trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề lớn ở Châu Phi và một số nước đang phát triển khác. Điều này thể hiện rất rõ ở tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí ở Chad (một quốc gia ở Trung Phi), Cộng hòa Trung Phi và Niger - ba quốc gia đứng đầu thế giới về số người chết do ô nhiễm.
Theo thống kê, chỉ tính riêng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 10.000 tấn hóa chất chỉ trong một năm. Loại hóa chất này dùng để bảo vệ thực vật. Ngoài ra, chúng ta còn có 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, và còn hàng tá chất thải từ các vấn đề khác.
Hơn 250 khu công nghiệp đã thải ra môi trường 550.000m3 nước thải từng ngày. Điều đáng nói không phải bất cứ khu công nghiệp nào cũng thải chất thải ra ngoài khi đã xử lí đúng quy trình. Hầu hết, ở Việt Nam, khoảng 615 cụm công nghiệp thì chỉ có 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn, quy trình mà bên Môi Trường đề ra. Còn lại đều xả thải trực tiếp hoặc không xử lí đúng tiêu chuẩn. Đây còn chưa tính hàng ngàn các cơ sở ý tế đều thải ra chất thải hằng ngày
Thế giới hi vọng rằng cop(Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc) sẽ là giải pháp cuối cùng để loài người cùng chung tay bảo vệ trái đất, cứu lấy ngôi nhà chung của muôn loài. Và họ coi cop26 là tia hi vọng cuối cùng để chúng ta cứu lấy Trái Đất
Thế nhưng, cop 26 vừa mới diễn ra tại glasgow, Vương quốc anh đã gặp phải phản ứng dữ dội từ người dân trên toàn thế giới. Họ mong muốn một giải pháp thực tế và hiệu quả hơn là những dòng văn bản kí kết trên tờ giấy.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước thềm hội nghị COP26 năm 2021, nhà hoạt động biến đổi khí hậu Greta Thunberg, khi được hỏi cô lạc quan như thế nào về việc hội nghị có thể đạt được bất cứ điều gì, cô đã trả lời "Không có gì thay đổi so với những năm trước. Các nhà lãnh đạo sẽ nói 'chúng tôi sẽ làm điều này và chúng tôi sẽ làm điều này và chúng tôi sẽ tập hợp lực lượng của chúng tôi để đạt được điều này', và sau đó họ sẽ không làm gì cả. Có thể một số thứ mang tính biểu tượng, tính sáng tạo và những thứ không thực sự có tác động lớn. Chúng ta có thể có nhiều COP như chúng ta muốn nhưng thực tế sẽ chẳng có gì khác hơn."
Những người biểu tình hô to các khẩu hiệu như : « Hãy hành động ngay lập tức ! », « Hành động chứ đừng nói nữa ! » hay « Hãy chấm dứt các năng lượng hóa thạch »… Các thành viên phong trào Extinction Rebellion, bảo vệ môi trường bằng các biện pháp phản kháng bất bạo động, hiện diện đông đảo trong cuộc biểu tình.
Trả lời AFP, Dirk Van Esbroeck, một công dân Bỉ 68 tuổi về hưu, nói : « Chúng tôi chờ đợi các biện pháp tầm cỡ hơn, chờ đợi các lãnh đạo chính trị ý thức về tính cấp thiết của tình hình, bởi thế hệ con chúng ta, cháu chúng ta có nguy cơ phải sống trong một thế giới phức tạp hơn hiện nay nhiều, lớp trẻ sẽ phải gánh chịu những rối loạn khí hậu ghê gớm ». Ông Dirk Van Esbroeck - có 5 con và 12 người cháu – đi tàu hỏa từ Bỉ đến Edimbourg, trước khi đi bộ hơn 60 km đến Glasgow.
Tham gia vào cuộc tuần hành cho nhiều người thuộc giới trẻ. Cô Becky Stokes, 31 tuổi làm nghề phiên dịch, đến từ Tây Ban Nha, cho AFP biết : « Chúng tôi có mặt ở đây để đòi công lý khí hậu », cho các nước « phía Nam » (tức các nước đang phát triển, các nước nghèo). Với Becky Stokes, COP26 là « cơ hội cuối cùng ».
Bên cạnh cuộc tuần hành tại trung tâm thành phố Glasgow, giới trẻ tham gia Hội nghị Giới trẻ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COY), tập hợp những người dưới 30 tuổi, đến từ khắp nơi trên thế giới, để thảo ra các đề nghị chung gửi đến giới lãnh đạo chính trị thế giới. COY diễn ra từ ngày 28 đến 31/10. Hội nghị Giới trẻ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc sẽ ra một tuyên bố chung để gửi đến chủ tịch COP26, trước khi được Youngo (đại diện chính thức của giới trẻ tại Công ước Khung về Khí hậu của Liên Hiệp Quốc– UNFCCC) công bố ngày cho Giới trẻ trong COP26, dự kiến diễn ra ngày 05/11. Trả lời đài France Info, cô Hélène, đại diện giới trẻ Pháp cho biết « Từ giao thông, rác thải… tất cả các đề nghị sẽ cũng hướng một mục tiêu chung, nhanh chóng tìm ra các giải pháp để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu, giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5°C, theo thỏa thuận Paris ».
Giữa hội nghị, vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 11 năm 2021 đã có một cuộc tuần hành phản đối các hành động được xem là không phù hợp của các đại biểu tham gia hội nghị và các vấn đề khác liên quan đến biến đổi khí hậu, cuộc biểu tình này đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất ở Glasgow kể từ các cuộc tuần hành chống Chiến tranh
Iraq vào năm 2003. Ngoài ra, ở hơn 100 quốc gia khác cũng có những cuộc biểu tình tương tự.
Có thể thấy, con người đang chung sức với nhau để bảo vệ ngôi nhà chung cho toàn bộ sự sống. Đừng chỉ nói gì suông, hãy hành động, đó là thông điệp mà những người biểu tình gửi tới hội nghị cop26
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất