Văn hoá ghi nhận
Sáu tháng gia nhập công ty M, mình đã chứng kiến được cách công ty Big Tech nâng niu nhân viên và văn hoá ghi nhận mạnh mẽ nhường nào.
Bốn năm đi làm, đã trải qua nhiều môi trường công ty lớn nhỏ khác nhau, gần đây, mình mới nhận ra SỰ GHI NHẬN quan trọng như thế nào đến sức khoẻ tinh thần của nhân viên khi đi làm.
Sáu tháng gia nhập công ty M, mình đã chứng kiến được cách công ty Big Tech nâng niu nhân viên và văn hoá ghi nhận mạnh mẽ nhường nào.
Chuyện là mình có tuyển 1 bạn Engineer vào team, sau 2 tháng thử việc, bạn hoàn thành xuất sắc 1 dự án về tối ưu trong sub-team của M365. Team bạn gửi hẳn một chiếc mail khen tặng thành quả của bạn.
Một bạn khác, tìm ra một lỗ hổng trong module mà rất nhiều anh làm lâu năm cũng không nhìn ra được. Dù là người mới và ban đầu chỉ là nhiệm vụ nghiên cứu module, bạn được tin tưởng nắm chính dự án fix lỗi này. Và tất nhiên, có hẳn 1 mail riêng thông báo về dự án mới này của bạn.
Điều mà công ty mình làm rất tốt trong sự ghi nhận đó là sự ghi nhận
○ Thường xuyên
○ Cụ thể
○ Đúng thời điểm
Ngay sau khi nhận được mail, mọi người trong team đều vào chúc mừng, các bạn lại có thêm nhiều động lực để tiếp tục “make an impact".
Ngoài ra, đôi khi với level Junior, các bạn có thể chưa nối các điểm lại được (connect the dots) phần các bạn phụ trách có impact lớn như thế nào đối với toàn bộ sản phẩm, hay nó sẽ mang lại giá trị như thế nào cho người dùng cuối, hoặc có thể có nắm nhưng chỉ ở mức sơ bộ.
Sếp sẽ là người chia sẻ được bức tranh toàn cảnh đó và truyền tải lại impact và ý nghĩa từ những đầu việc dù nhỏ nhưng rất quan trọng.
Sứ mệnh là kim chỉ nan giúp nhân viên và cả đội ngũ vượt qua những thử thách khó khăn nhất.
Năm 1961, trong một lần đến thăm trụ sở của Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Tổng thống John F. Kennedy nói chuyện với một người đang lau sàn nhà. Tổng thống hỏi thăm anh về công việc, hỏi ông làm gì ở NASA. Câu trả lời của người lao công làm Kennedy sững người: “Thưa Tổng thống, tôi ở đây để giúp đưa con người lên mặt trăng!”
Ngay cả vai trò tuyển dụng, mình cũng cảm thấy được coi trọng rất nhiều. Qua rất nhiều đời sếp, sếp của mình ở M chính là người sếp “chữa lành” nhất mà mình từng biết.
Từ ngày vào M, chưa một ngày nào mình phải OT, tối còn có thời gian học thêm 3 khoá liền, khoá Luật, khoá viết và khoá tiếng Trung.
Không gaslight, không doạ nạt, không khen cho có, chỉ có sự tôn trọng và thúc đẩy mình mỗi ngày.
Công ty M đã thay đổi góc nhìn của mình về sự GHI NHẬN (mình từng nghĩ động lực bền vững nên đến từ bên trong), ở M, động lực đến từ cả hai và hỗ trợ song song nhau.
○ Sự ghi nhận công khai có thể gây sự cạnh tranh không lành mạnh > KHÔNG, Sự ghi nhận công khai giúp nâng chuẩn chung cho mọi người. ○ Nếu ghi nhận quá nhiều, nó sẽ mất đi ý nghĩa > KHÔNG, Ghi nhận không bao giờ mất đi ý nghĩa nếu nó cụ thể. ○ Sự ghi nhận tinh thần là trên hết > Hmmm, Cân bằng cả giá trị tinh thần và vật chất thì vẫn tốt hơn.
Các hình thức ghi nhận nhân viên có thể là:
○ Hằng ngày (Day-to-day): thư gửi đến nhà gia đình kèm quà tặng tri ân, một mẩu note ghi nhận nhỏ, voucher sách, hay đơn giản là một cái chạm vai chân thành.
○ Ghi nhận nỗ lực (Above and beyond): mail ghi nhận đến toàn thể team globally (Suzhou, Vietnam, Redmond).
○ Ghi nhận theo dự án/ sự kiện (Event Recognition): hiện kim và xướng trên trong All-hands meeting/ Townhall.
○ Ghi nhận hằng năm (Employee of the year): hiện kim, cúp, giấy chứng nhận và tất nhiên, một slot cho lần review level tiếp theo.
Ở một môi trường mà sự ghi nhận đã trở thành văn hoá top-down, các bạn nhân viên cũng sẽ không kiệm những lời Kudos dành cho nhau. Vì những thành công lớn đều đến từ những thành công nhỏ và một môi trường đủ tinh tế để nuôi dưỡng những thành công đó.
Bên mình mở tuyển lại rồi, mọi người có thể tham khảo jobs tại này nhaa
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất