Làm việc trong lĩnh vực nào cũng cần sự tập trung liên tục và cao độ. Chúng ta sẽ tạo ra những kết quả ấn tượng nhất khi có những suy nghĩ ở trạng thái tập trung nhất. Nhưng cứ dăm ba phút, bạn lại bị những dòng suy nghĩ hoặc tác động bên ngoài xen ngang. Bạn ngồi làm việc cả ngày, nhưng ngoảnh lại thì chẳng thấy xong bao nhiêu đầu việc.
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái này, thì bài viết hôm nay sẽ gợi ý giúp bạn tìm hiểu một trạng thái làm việc “siêu hiệu suất” – trạng thái dòng chảy (flow state) và cách tạo ra trạng thái này khi kỹ năng và thử thách công việc hòa hợp trong vùng Goldilocks.
Làm việc tập trung với trạng thái dòng chảy (flow state)
Làm việc tập trung với trạng thái dòng chảy (flow state)

Trạng thái dòng chảy (flow state) là gì?

“Trạng thái dòng chảy” (flow state) là trạng thái hoạt động tinh thần khi bạn làm việc và hoàn toàn đắm chìm vào cảm giác tập trung với năng lượng và sự thích thú của công việc này.
“Dòng chảy” sẽ chỉ thực sự xảy ra khi bạn tập trung và mất đi cảm giác về không gian hoặc thời gian xung quanh. Đây là khái niệm bắt đầu phổ biến từ năm 1975, của nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi.
Có lẽ đã nhiều lần bạn trải qua trạng thái này mà không nhận ra.
Nó tương tự như khoảnh khắc bạn chơi trò dù lượn, tàu lượn hay trượt tuyết… Bạn tập trung 100% vào chuyển động của cơ thể bạn, xem tàu hay ván trượt của mình di chuyển tới đâu, hoặc những cảm giác bạn cảm nhận được khi chơi…. Trong lúc chơi những trò chơi này, trong suy nghĩ của bạn rõ ràng không hề có một bận tâm hay lơ đãng khác. Bạn cũng tự nhận thức được rằng nếu bạn lơ đãng, bạn sẽ té, rơi ra khỏi xe…

Trước khi hòa vào “trạng thái dòng chảy”, bạn sẽ bắt gặp 3 trạng thái làm việc sau đây

Cốt lõi của quá trình đạt được trạng thái này chính là quá trình hòa hợp giữa mức độ kỹ năng của bạn và mức độ thử thách của công việc, được thể hiện trong mô hình “flow” sau của chính tác giả Csikszentmihalyi:
Mô hình Trạng thái dòng chảy (Flow state)
Mô hình Trạng thái dòng chảy (Flow state)
Trước khi đạt đến trạng thái dòng chảy, bạn sẽ trải qua 7 trạng thái khác, có thể được chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1 – Thiếu kỹ năng, thực hiện công việc có mức thử thách thấp: Làm việc trong trạng thái thờ ơ.. • Nhóm 2 – Thiếu kỹ năng, thực hiện công việc có mức thử thách cao: Làm việc trong trạng thái lo lắng, lo sợ, thậm chí là căng thẳng. • Nhóm 3 – Kỹ năng cao, thực hiện công việc có mức thử thách thấp: Làm việc trong trạng thái thư giãn và kiểm soát được toàn bộ công việc của mình. • Nhóm 4 – Kỹ năng cao, thực hiện công việc có mức thử thách cao: Đây là đích đến của tất cả chúng ta. Bạn sẽ đạt được “trạng thái dòng chảy” và thăng hoa khi tập trung làm việc nếu tiến tới mức độ hòa hợp này.

Tạo ra “trạng thái dòng chảy” khi kỹ năng và thử thách công việc hòa hợp

1. Thiết lập sự tập trung – tiền đề của trạng thái dòng chảy

Tập trung là bước khởi động của quá trình "flow". Hãy tạo không gian yên tĩnh, thỏa hiệp với đồng nghiệp về thời gian tập trung, và tắt thông báo online để không bị xao nhãng.

2. Bảo đảm bạn sắp tìm đúng “vùng Goldilocks” của mình

Công việc Goldilocks là những việc đưa ra thách thức có mức độ phù hợp với năng lực chuyên môn và kỹ năng của bạn. Thực hiện những công việc này sẽ giúp bạn dần tiến đến nhóm làm việc số 4 (kỹ năng cao, thực hiện công việc có mức độ thách thức cao) và đạt được trạng thái dòng chảy.
Để tiến đúng được vùng Goldilocks này trong quản lý công việc và để bản thân hòa vào trạng thái dòng chảy, hãy tìm cách nâng cao năng lực và thách thức bản thân. Ví dụ:
Nhóm 1 – Thiếu kỹ năng, thử thách thấp:  Hãy tăng cường mức độ thử thách trong công việc để phát triển kỹ năng dài hạn và thăng tiến. • Nhóm 2 – Thiếu kỹ năng, thử thách cao: Hãy chia nhỏ mục tiêu và đảm bảo nhận được hướng dẫn và training từ đồng nghiệp, quản lý… từ đó giúp giảm lo lắng. • Nhóm 3 – Kỹ năng cao, thử thách thấp: Tự tạo thách thức và tìm kiếm công việc phù hợp hơn với năng lực của bản thân.

Kết

Đạt được trạng thái dòng chảy không phải là một quá trình tự nhiên mà mỗi người đều có thể dễ dàng trải qua mà không cần nỗ lực. Hãy bắt đầu từ việc nhận diện và phát triển kỹ năng của bản thân sao cho vừa vặn với mức độ thách thức. Tiếp đến là tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng, và chấp nhận thách thức như cơ hội để thăng hoa. Khi công việc và niềm đam mê hòa quyện, mỗi khoảnh khắc làm việc sẽ trở thành hành trình khám phá bản thân, nơi công việc không còn là sự bắt buộc và khó khăn.