Bí kíp sống sót trong phòng 22
Vào một buổi chiều thứ ba xầm xì và u tối, khi gió lạnh bắt đầu tràn vào miền Nam. Trở về từ buổi học chính khoá trên trường, cố nhai...
Vào một buổi chiều thứ ba xầm xì và u tối, khi gió lạnh bắt đầu tràn vào miền Nam. Trở về từ buổi học chính khoá trên trường, cố nhai cái bánh mì khô héo không có lấy một chút độ ẩm và vị thì như được làm từ vài thế kỷ trước rồi chọn bộ đồ mà mẹ nó cho là chán nhất thế giới để mặc đi học tiếp. Không hề có cảm giác gì từ vụ đó, đối với nó bây giờ nửa chút bận lòng cũng dư. Mẹ đang cằn nhằn trong lúc vật lộn với con em chẳng thể nào ngồi ăn uống tử tế. Không ai để ý đến chuyện đó. Mà chuyện đó là cái gì?
Cũng không có gì to tát, ba giờ chiều hôm đó nó tới lớp. Bàn giáo viên, phòng 22 tầng trệt, như thường lệ vào giờ này sẽ có một cô giáo bận bịu luôn chân luôn tay với đống bài giảng và hằng hà những thứ khác, trong đó có cả sự hiện diện của nó. Có thể do quá bức xúc với chuyện một đứa nhỏ vô tích sự cứ lởn vởn xung quanh nên cô nạt: "Cút ra ngoài", rồi nó lặng lẽ bước ra khỏi phòng 22 tầng trệt.
Vào phòng ngồi, nghĩ đến chuyện cô đuổi nó ra khỏi đời cô - À không, làm gì có chuyện lạ lùng, kỳ quặc đó được. Hay là chỉ hôm nay và mấy ngày sau thôi? Không biết nữa, nhiều tầng nghĩa quá, hiểu theo kiểu nào cũng không đúng. Nó lắc đầu rồi đi lên lớp, đuổi chuyện đó ra khỏi óc, không còn nghĩ được gì hơn là mong có nhiều lịch chụp hình tháng này.
Trong lớp học tầng hai, thường thường nó ngồi quay lưng lại với cửa sổ. Giả sử không ngồi kiểu đó thì khó có thể tập trung vào những việc cần làm. Cái cây xanh rũ rượi ngay cửa sổ không có đẹp đâu, nhưng nó gây mất tập trung và dẫn đầu óc đi chơi xa nên nó kéo rèm lại. Tất nhiên không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Chưa bao giờ nó cảm thấy mình vô nghĩa như bây giờ. Lúc mà mọi người (hay gọi thân thương với CEO là quý vị) bước vô lớp nó học, nhìn đi, nhìn hết lớp chưa thấy nhà ai khổ như nhà nó, cũng chưa thấy đứa nào giáo viên giao bài tiết này tiết sau phải lôi ra làm liền chiều còn phụ việc. Thậm chí tới lúc đi làm nhìn hết cái hội trường người duy nhất mà nó hơn là lao công cũng chưa thấy mình không có giá trị như bây giờ. Nó ra ngoài được có cực thiệt nhưng ít ra người ta còn tôn trọng nó hơn.
Bản chất quan hệ xã hội là trao đổi giá trị, tương đương thì mới hoà hợp với bền vững được. Nó hỏi thì bả đâu nói được, không nói tức là không có, không có thì tức là hết cảm xúc rồi. Mà như các bạn đã biết, hoặc sắp biết thì sức mạnh của một người phụ nữ (trưởng thành, yếu tố quan trọng ) thường không đến từ sức mạnh cơ bắp hay trí tuệ vô song mà chủ yếu sức mạnh khủng khiếp nó đến từ tình yêu thương, một nguồn năng lượng vĩ đại mà nếu quý vị không trải qua thì khó có ai nghĩ nó đến từ một người có logic.
Một khi họ yêu thương bạn thì đa số nguồn lực của họ sẽ dành cho bạn, đó là nguồn năng lượng khổng lồ lúc đẩy chúng ta làm ra những điều phi thường và cực kỳ hạnh phúc. Nhưng nếu có một ngày họ ưa bão tố và nguồn năng lượng đó biến thành thù hận thì họ có thể hoá con tim bạn thành tro, hoặc xé nó thành trăm mảnh tuỳ hứng. Mặc dù sinh ra ở nơi mà chính phủ phải bảo vệ bom đạn khỏi người dân và cũng đã trải qua khá nhiều so với những người cùng trang lứa nhưng nói gì thì nói nó cũng là một đứa trẻ, nó sợ.
Do đó nó đã đúc kết được các quy tắc sau:
- Không bao giờ được cãi lý với họ, và trong trường hợp xảy ra xung đột thì phải nhận sai ngay, càng sớm càng tốt, nhưng cũng cần có sự giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau để giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
- Nối tiếp quy tắc ở trên, sau khi nhận sai nếu sửa được phải sửa ngay, sửa tốc độ, khẩn trương lên vì bạn không biết khi nào họ sẽ chuyển đổi năng lượng đâu. Nhưng nhận lỗi cũng phải khéo, chống chỉ định: "Vâng tôi sai". Nếu tâm trạng họ tốt thì có thể họ sẽ tha thứ cho bạn, còn nếu buồn thì bạn đừng làm gì cả, thời gian sẽ trả lời, có thể từ vài ngày đến vài tuần, hoặc từ sáu tháng đến ba năm bạn sẽ được xoá án tích=)))))
- Lưu ý: Mặc dù tha thứ nhưng đa số họ thù dai, không bao giờ quên một cái gì. Cũng không biết tại sao nhưng chuyện hay quên với thù dai cùng cộng sinh trong đầu họ là có thật. Họ nhớ hết, mỗi lần hồi tưởng lại thì sinh động như mới hôm qua và thường xuyên nhai lại như bệnh mãn tính mà thời gian sửa phải tính bằng đơn vị kiếp, nếu có.
- Điểm mạnh của họ là quan tâm, chăm sóc và thường thì hầu như không có logic, để nó kể cho quý vị nghe mẩu truyện nhỏ sau đây, dựa trên câu chuyện có thật.
Có hai vợ chồng nọ đang cãi nhau về vấn đề gia dụng bị hỏng nhưng chưa được sửa, người vợ nói: Nhắm ở được thì ở không ở được đi đi, nhà cửa vậy đó. - Bà muốn tôi làm cái gì? Mình không có muốn anh làm cái gì hết. - Có cái gì thì nói chứ vậy là sao? Máy giặt với cửa sổ hư kìa đi sửa đi. - Rồi.
Có thể thấy mặc dù yêu thương gia đình nhưng họ thỉnh thoảng đặt con tim lên đầu và não đặt ở đâu tuỳ hứng nên sẽ có những hành vi, suy nghĩ hơi khó hiểu. Cái này cũng không trách họ được, mà quý vị cũng không muốn họ dùng hết trí lực đâu. Đó là một khía cạnh khác, họ cực kỳ tỉnh và nhạy với lợi ích, đồng thời bật chế độ phòng thủ. Tốt nhất nên tránh.
- Cuối cùng nếu họ hết cảm tình với bạn nó sẽ bị chuyển giao đi hết, không để lại cho bạn đồng bạc cắc nào đâu, đừng hi vọng.
Nay tự nhiên giác ngộ nên nó viết giải trí cho vui, không có ý gì đâu. Mà để viết được như vậy cũng là hành trình khổ đau, đúc kết tâm kinh rồi truyền lại cho mọi người xung quanh và mọi người trên mạng. Nhưng cũng phải nhớ nắm tường tận lý thuyết chưa chắc thực hành cũng vậy, phải linh hoạt tuỳ cơ ứng biến, nhạc nào cũng nhảy thì mới mong có ngày thành chính quả (hay thành tinh thì cũng không chắc đâu). Chúc các bạn đọc vui vẻ, nội dung trong bài viết này được viết từ cảm nhận và trải nghiệm bản thân nên không thể đúng 100% nhưng cũng hợp tình hợp lý.

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này