Cứ 1000 Startup gọi vốn thành công vòng Seed/Angel, thì chỉ có chưa đầy 400 Startup tồn tại được đến Series A, và con số đó lại giảm đi một nửa khi sản phẩm gọi vốn đến Series B. Quá trình gọi vốn là một cuộc đua khắc nghiệt, nơi mà kẻ chậm chân sẽ bị lãng quên và loại bỏ không thương tiếc, còn kẻ thắng cuộc thì vẫn phải vật lộn để sản phẩm của mình được nhìn thấy ánh sáng ngày mai.
Tuy nhiên, để cảm nhận sự khắc nghiệt đó, nhìn vào tỷ lệ sống sót qua từng chu kỳ gọi vốn của Startup sẽ là thiếu khách quan. Câu hỏi lớn hơn: điều gì sẽ xảy ra với những Startup không thể đến được vòng gọi vốn tiếp theo? Các công ty may mắn thường sẽ tìm cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn, tiến hành IPO, và các nhà đầu tư bắt đầu kiếm bộn tiền từ Startup. Vây đâu là đặc điểm chung của những công ty đã tìm được lối thoát, và những công ty không còn tồn tại cho đến ngày đó.

Hãy cùng phân tích dữ liệu gọi vốn gồm 15,600 Startup lớn nhỏ đã được thành lập kể từ 2003–2013 tại Silicon Valley, và cùng trả lời câu hỏi đó nhé.
“Đường cong tồn tại”: Trải nghiệm đau thương qua từng vòng gọi vốn
Đồ thị dưới đây biểu diễn số lượng Startup sống sót qua từng giai đoạn: Số lượng Startup tồn tại qua từng vòng gọi vốn sụt giảm theo cấp số nhân.
"Đường cong tồn tại": Số lượng Startup giảm dần qua từng vòng gọi vốn
Ở Silicon Valley, cứ 1000 Startup thành công ở vòng gọi vốn thiên thần, thì chỉ có khoảng 400 tồn tại đến ngày được pitching tại Series A. Nói cách khác, cứ 3 Startup thì 2 Startup sẽ “chết yểu” chỉ vài tháng sau khi gọi Seed Funding thành công, chỉ có 1 Startup đến được Series A, và Startup này cũng chỉ có khoảng 33% khả năng sống sót qua vòng Series C.

Theo nghiên cứu, chỉ khoảng 1% các công ty có thể gọi vốn đến Series F, trong số 15,600 Startup được phân tích từ năm 2003–2013 ở Silicon Valley. Trong đó, chỉ có 4 Startup, Pivot3, Smule, Glassdoor, và Aquantia — Đến được Series H.
Sáp nhập: Cửa thoát hiểm cho mọi Startup đến được Series A.
Trên thực tế, có cả nghìn lí do khiến các công ty ngừng gọi vốn.
Ngoài các Startup phải tuyên bố phá sản hoặc không đạt được dòng tiền bền vững, việc ngừng gọi vốn chủ yếu đến từ 2 lí do: sáp nhập hoặc IPO. Hầu hết các công ty đều ngừng gọi vốn do các thương vụ sáp nhập. Số lượng doanh nghiệp theo con đường sáp nhập cao hơn khoảng 16 lần so với các thương vụ IPO.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung hơn vào việc phân tích các thương vụ sáp nhập, tại thời điểm nào thì các Startup có xu hướng chuyển nhượng, và cùng đánh giá tổng thể cơ hội được mua lại khi Startup trải qua từng chu kỳ gọi vốn.
Thời điểm sáp nhập:
Khi nào thì các công ty thường nhận được những lời đề nghị sáp nhập? Trực giác bảo rằng khi cổ phiếu trong các công ty đó thấp nhất, nên các đề nghị thường đến ở giai đoạn mới phát triển. Trên thực tế, 90% các công ty sẽ được đề nghị mua lại trước khi trải qua Series C.
Có thể thấy sự suy giảm rõ rệt của số lượng Startup chưa chuyển nhượng khi đi qua các giai đoạn của vòng đời gọi vốn
Lưu ý: dữ liệu không có ý nói rằng 92% Startup bị mua lại ngay sau khi gọi vốn Series C thành công. Nó ngụ ý rằng, các Startup thường có xu hướng tiến hành chuyển nhượng tại các vòng đầu và tìm cách tăng lượng vốn đầu tư mạo hiểm, và khoảng 92% trong số đó gọi vốn thành công tại Series C. Vì thế, nếu bạn đang thất bại trong việc tìm kiếm các thương vụ chuyển nhượng, thì có khả năng cao Startup của bạn sẽ được mua lại ngay sau khi bạn gọi vốn thành công Series C.
Cổ phần chuyển nhượng qua mỗi giai đoạn gọi vốn:
Startup liên tục được chuyển nhượng trong suốt vòng đời của mình. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ lệ cổ phần được mua lại qua mỗi vòng gọi vốn thành công.
Tỉ lệ số lượng Startup hoàn thành thương vụ sáp nhập khoảng 16% ở Series E
Từ bỏ gọi vốn, đâu là lối thoát hiểm an toàn cho Startup
Như đã nói ở trên, có vô vàn lí do tại sao các Startup ngừng gọi vốn. Một số Startup đạt được dòng tiền ổn định, số khác chết yểu và vẫn còn những doanh nghiệp đang tìm cách thoát khỏi vòng gọi vốn qua sáp nhập và cổ phần hóa. Việc gọi vốn càng kéo dài, tỉ lệ sáp nhập càng cao. Đó là lối thoát hiểm mà hầu hết các Founder lựa chọn.
Lí do hầu hết các doanh nghiệp kết thúc gọi vốn ở những vòng đầu thường rất phức tạp, nhưng phần lớn đến từ sự thất bại trong việc phát triển sản phẩm. Team tan rã, hết vốn trước khi đạt product/market fit, thất bại khi scale up, hoặc chỉ đơn giản là gặp vận rủi hay những cạm bẫy chết người từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường… đó đều là những lí do có thể khiến Startup chết “bất đắc kỳ tử”.
Việc gọi vốn đầu tư vốn dĩ rất khó khăn. Ngay cả ở Silicon Valley, vùng trũng của nhân tài, nơi có hàng trăm tỉ USD được các nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn mỗi năm, nhưng vẫn không quá 4/10 Startup sống sót qua khỏi Series A.
Sau tất cả mọi yếu tố khiến khởi nghiệp trông thật “bất khả thi”, các công ty sống sót qua được các vòng gọi vốn trở nên thật đáng nể. Vì thế nếu Startup của bạn đến được Series C và gặp khó khăn trong việc tìm ra định hướng cho công ty, hãy bán ngay khi còn có thể. Không có gì đáng xấu hổ vì điều đó, bạn đã quá thành công rồi.
Đăng kí tìm hiểu chương trình TFI — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts