Phần 1: Các loại xe buýt tại Hà Nội.
Trước tiên là mình cảm ơn những bạn nào người muốn làm quen với hệ thống xe buýt Hà Nội. Trong mắt mình, 1 thằng đi xe buýt 5,6 năm trời thì xe buýt luôn là một phần cuộc sống và sự ưa thích của mình.
Dù vậy vẫn có một số lượng lớn người coi xe buýt chỉ là phương tiện thay thế với xe máy, ô tô tại các thành phố lớn. Mình mong muốn qua loạt bài này, mọi người sẽ thay đổi và sử dụng xe buýt như một phương tiện di chuyển chính trong cuộc sống này. Chỉ đơn giản là vậy thôi. Còn giờ chúng ta bắt đầu nhé !
I. Phân loại xe.
Theo cách mình phân loại xe, mình sẽ phân loại ra thành 3 đặc điểm chính: kích cỡ xe, khu vực hoạt động, quãng đường di chuyển.Hệ thống xe buýt sẽ bao gồm cả 3 yếu tố này nên mỗi khi định di chuyển bằng xe buýt, hãy xét hết cả 3 yếu tố này. Nó sẽ giúp mọi người chọn tuyến buýt hợp lý cho bản thân mình.
 A. Kích cỡ xe
Biết được kích cỡ xe là một điều cần thiết bởi mỗi loại xe có nhiệm vụ khác nhau, nếu nắm rõ thì ta có thể di chuyển hợp lý hơn, thời gian di chuyển cũng giảm xuống. Ngoài ra thì có thể né các xe đông người mà vẫn giữ được lộ trình di chuyển
1. Xe lớn (có thể chứa 60 khách/xe): loại xe có nhiệm vụ chính là vận chuyển số lượng lớn hành khách trên những trục đường lớn. 
2. Xe nhỏ (có thể chứa 30 khách/xe): loại xe có nhiệm vụ chính là vận chuyển khách trong những phố nhỏ và đưa khách ra các điểm dừng buýt ở tuyến phố lớn. Một lưu ý nhỏ là thường xe nhỏ sẽ có thời gian chờ lâu hơn.
B. khu vực hoạt động 
Tại phần khu vực hoạt động, mình chia ra làm 3 là bởi yếu tố này sẽ là điều cho biết thời gian biểu của xe đó (xe đầu xuất phát khi nào, xe cuối xuất phát khi nào). Tuy vậy, từng nơi có mật độ dân cư khác nhau, quãng đường di chuyển,... nên thời gian biểu cũng khác nhau luôn. Ví dụ như xe 56 và xe 110, tuy cùng ở ngoại thành nhưng xe 56 có xe cuối vào lúc 19h30 còn xe 110 xe cuối chỉ tới 18h30.
Đối với việc chờ xe thì cũng dựa vào số khách di chuyển nên mỗi nơi sẽ có thời gian chờ khác nhau. Ở phần này mình sẽ chỉ cập nhật thời gian xe cuối hoạt động bởi hầu hết hệ thống xe buýt hà nội sẽ đồng hoạt động lúc 5h.
1. Khu vực nội thành: xe cuối vào lúc 21h đến 22h30. Thời gian chờ xe 5p - 10p/xe
2. Khu vực giữa nội thành và ngoại thành: xe cuối vào lúc 20h đến 21h. Thời gian chờ xe: 10p - 25p/xe
3. Khu vực ngoại thành: xe cuối vào lúc 18h30 đến 20h. Thời gian chờ xe 20p - 25p/xe.
C: Quãng đường di chuyển 
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới mức giá di chuyển trên mỗi chuyến xe buýt. Đơn giản mà nói, điểm đầu và điểm cuối xe buýt di chuyển càng xa thì càng đắt.
1. Di chuyển khoảng cách ngắn (15km - 25km): giá vé 7k/người/chiều.
2. Di chuyển khoảng cách trung bình (25km - 30km): giá vé 8k/ngưòi/chiều.
3. Di chuyển khoảng cách dài (>30km): giá vé 9k/người/chiều.
II. Một số loại xe đặc biệt 
Xe buýt 2 tầng: dành cho những người du lịch, mua vé tại bốt đặt tại cạnh hồ gươm. Xe buýt sẽ có hệ thống điểm dừng tại những điểm du lịch trên thành phố. Hiện đang có 2 tuyến buýt xe buýt 2 tầng. Giá vé không nhớ, nhưng nói chung là giá khá đắt vì có nhiều dịch vụ du lịch khác.
Xe buýt lên sân bay: Xe buýt tốc độ cao, dừng đón khách không quá nhiều. Hiện có tuyến 68 từ hà đông lên sân bay, giá vé 40k/người/lượt. Tuyến 86 từ ga hà nội lên sân bay, giá vé 35k/người/lượt. Yên tâm đi những chuyến này thì nửa tiếng lên tới sân bay.
BRT: Hiện chỉ có 1 tuyến duy nhất là BRT01. Xe buýt có hệ thống làn riêng và nhà chờ riêng. Tốc độ di chuyển nhanh (trong thời điểm tối ưu, mất 20p từ bến xe kim mã xuống bến xe yên nghĩa). Tuyến buýt này không có nhân viên soát vé trên xe, có hệ thống vé điện tử và có thể mua vé online, vé tháng vẫn được áp dụng tại tuyến này. 
Xe có wifi nhưng chập chờn.
CNG: xe buýt sử dụng nguyên liệu sinh học. Thực ra nó chỉ có thế là đặc biệt còn lại xe vẫn được trợ giá, giá vé vẫn như bình thường. 
Lưu ý nhỏ là loại xe này không trong hệ thống Timbus nên sẽ không tìm thấy thông tin trong đó. Xe này thì wifi mượt mà luôn (đương nhiên là có xe this xe that nhé, không phải toàn bộ xe loại này có wifi đâu :)))
Hiện có 7 tuyến CNG đang hoạt động tại Hà Nội
CNG 01: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây.
CNG 02: Bến xe Yên Nghĩa - Khu đô thị Đặng Xá.
CNG 03: Bệnh viện nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2 - Times City.
CNG 04: Kim Lũ (Sóc Sơn) - Nam Thăng Long.
CNG 05: Cầu Giấy - Tam Hiệp (Thanh Trì).
CNG 06: Nhổn - Thọ An (Đan Phượng).
CNG 07: Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức.
Phần 1 của "Bí kíp Bờ uýt Hà Nội" đến đây chắc phải dừng thôi, mình sẽ quay lại sớm trong phần tiếp theo là "Phân loại bến xe". Cảm ơn mọi người đã đọc đến dòng cuối :D