"Chào mừng con đến với trường học, nơi ấp ủ bao ước mơ và khát vọng. Chào mừng con đến với vòng tay của ngôi nhà thứ hai, thầy cô, ngày ngày vui đùa cùng bạn con nhé!".
Bạn biết chứ đó là lời nói nhỏ mà cô giáo lớp 1 đón chúng tôi vào buổi khai giảng cùng nụ cười hân hoan. Nhưng đôi khi xã hội dần khiến trường học lạ lùng lắm, học sinh dần thả mình vào không gian vô tận của cái gió thành phố mát lộng ngày gần hè. Và dần dần cái tình bạn đẹp đẽ, nó lại mang đầy sự dị nghị. Học sinh nay không là chạy dạo trên sân trường bằng gạch đỏ mang hơi mùi đất, giờ nay là ba đôi câu trong trường và những cú sát thương cả tâm lí lẫn thể xác đi về với tay chân chi chít vết urgo và tập sách ướt sũng. Học sinh khóc để cho phụ huynh sững sờ, hốt hoảng và tức giận đến rơi nước mắt trong ngôi trường tận tay gửi con vào.
Học sinh giờ lạ lắm. Ừ đấy, đó là BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

1. Bạo lực học đường là gì mà nay phụ huynh lại dáo dác tìm kiếm?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. (Wikipedia)
Em đến trường vui đến trường...
Bạn có nhận ra đấy là lời bài hát của ai không? Tôi chắc là có cũng bởi ta đã nghe nó văng vẳng ở trường học với tư cách là học sinh hay bố mẹ thậm chí là đứng đâu đó gần trường học chỉ cần là ngày khai giảng. "Vui đến trường" với nhịp điệu vui tươi, phấn khơi mà nhạc sĩ đã gửi gắm niềm hân hoan bất tận của viếc đến trường cho các em. Nay các em lại sợ đến trường, chán thầy chán cô, ghét bạn ghét bè và nỗi niềm này lặp đi lặp lại.
"Em sợ đến trường vì bạn sẽ đánh em, em sợ đến trường vì bạn chửi gia đình em, và sẵn sàng đánh giá em vì không vừa mắt,...Em sợ đến trường vì em sợ bạn.Em nhỏ thó, nó thì to hơn em. Em học thể dục còn ngã gãy cả tay còn nó thì võ đai đen. Nó sẵn sàng xông vào đánh chỉ vì trông ngứa mắt,...".
Trẻ em vốn không biết từ bao giờ, những niềm vui nay lại đôi chút lo lắng, sợ hãi được nhận lấy từ bạn bè. "Em đến trường vui đến trường" nay như một câu nói khoa trương đối với những nạn nhân của bạo lực học đường. Ngay chính những đứa trẻ vui tươi, ngoan ngoãn lại có thể là một kẻ tấn công bạn mình, những đứa bé bình thường lại là nạn nhân. Đâu có mấy nhà trường đủ quyết đoán để kiểm điểm học sinh và không hoảng sợ về danh tiếng của mình đi xuống. Những đứa bé non nớt lại tiếp tục bị tổn thương dù lên tiếng hay không.
Biểu hiện của một người bị hoặc đang bạo lực học đường lại vô cùng mờ nhạt và gần như khó để nhận biết. Lũ trẻ vật nhau xuống lớp đâm sầm vào bạn học, rồi đánh vào mặt, ném cả mũ bảo hiểm vào bạn mình. Những người xung quanh chỉ biết cười xòa như những trò đùa bình thường để lại khắc sâu vào tâm trí của bọn bạn rằng: "Lớp mình sao ý nhỉ". Dù trường công hay tư, quốc tế hay địa phương thì ta cũng đủ biết đủ thấy nó hiện hình mọi lúc chỉ là nó được xem nhẹ đi rồi gọi nó là "trò đùa".
Khi con bị đánh, phụ huynh mới tá hỏa là tại sao lại như vậy vì trường A đóng hơn bao nhiêu triệu, trường B xuất chúng như thế, lớp C chuyên này chọn nọ. Giáo viên nay cũng sợ bị đánh bởi không phải phụ huynh mà bởi những người họ xem như con cháu.
Bạo lực học đường tuy rằng ta ít thấy (hoặc đã thấy và xem nhẹ như trò đùa vô thưởng vô phạt của lũ trẻ) nhưng không đồng nghĩa với việc nó không hiện hữu.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%). _Nguồn: Internet_
Xã hội phát triển, sân chơi của lũ trẻ bị thu hẹp gần như bằng không , chúng dường như phải ngửi cái mùi công trường suốt những năm học và đi trên con đường đất cát sẵn sàng rơi vào đầu. Phụ huynh hay than vãn tại sao con không chạy chơi đi mà cắm mặt vào điện thoại như vậy? Xin được phép trả lời, tôi một người sống trong cái mùi công trường của sân ga tàu điện trên cao, đã học trong một ngôi trường chắp vá xây dựng, trưởng thành trong tiếng đập phá của sửa chữa. Những căn nhà lồi lõm nhô ra mặt đường tưởng chừng gạch sẽ đụng vào đầu. sân chơi- một thứ mà trẻ con thành phố đang tự hào dần chìm trong gạch. Đáng lẽ thứ mà học sinh được hưởng thụ tuyệt đối cũng mất dần, gọi 3 tháng hè cũng thật là "sang" , trong khi chúng nghỉ được 2,3 tuần lại lao đầu học thêm. Ai cũng biết đó là điều tất yếu của việc phát triển, chúng thiếu đi sân chơi, được tiếp xúc với sự tàn nhẫn của mạng xã hội hơn bao giờ hết.
Bố mẹ bận rộn, tất bật cùng công việc ngày này qua tháng nọ. Chúng trở nên dần vô cảm đến mức tàn nhẫn. Thiếu tình thường lại trở thành điều bất cập tạo nên những đứa trẻ thiếu sự lịch sự, tinh tế và trở nên thiếu cái tình, cộc cằn và hỗn láo. Bạo lực gia đình cũng chung tay góp phần làm điều ấy. khi bạo lực lại ảnh hưởng lên chúng vô ngần, sự vật vã trong đau đớn của những bữa cơm mang mùi rượu và thuốc lá. Sự bất lực của mẹ, sự nóng giận của bố, đòn roi của người yêu của cha, sự tàn nhẫn của cha kế của u, nước mắt gào khóc trước tòa bảo vệ bồ mình đang tâm giết chết con mình.
Hậu quả dành cho chúng là tạo ra những kẻ bạo lực bạn bè, thậm chí tội phạm vị thành niên với suy nghĩ sai lệch, nguy hiểm. Tội phạm trẻ vị thành niên cạnh đó cũng tăng đáng kể.
Tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên gia tăng đến mức báo động. Một số loại án tăng cao như cướp giật tài sản 63,8%, giết người tăng 38,7%... Trung bình hằng năm xảy ra 10 nghìn vụ vi phạm pháp luật với hơn 13.000 đối tượng có liên quan; trong đó, 67,1% số trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi từ 16 đến 18. (Nghiên cứu khoa học: TS. Phạm Minh Tuyên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Một số số liệu đáng ngạc nhiên mà ta thấy ít được quan tâm tại phần 2a mục II:
Đôi khi nhìn theo khía cạnh nào đó, những kẻ bạo lực học đường cũng đáng thương vì giáo dục thiếu sân chơi, bố mẹ không để tâm, bị bạo lực gia đình nhưng không có nghĩa ta đồng cảm tuyệt đối cho dù có xinh xắn, quá khứ đáng thương
Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại
Ta cho chúng cơ hội để sửa sai mới là điều cốt lõi của quá trình thy đổi và chỉnh đốn lại cho học sinh bạo lực. Chúng cố sửa lại cho đúng thì dừng đay nghiến vào việc đó tạo nên rào cản tâm lí cũng là chung tay thay đổi nạn bạo lực học đường. Tuy vậy, sự thật đôi chút đáng buồn, những kẻ này sẽ tiếp tục làm vậy rồi lớn lên sẽ không nhớ những gì tồi tệ mình đã làm. Chúng đến gặp bạn bè cùng khoác lên thành công của may mắn đã ban rồi kể về chiến công.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Tình bạn là điều khó giải thích nhất trên thế giới. Đó không phải là thứ bạn học ở trường. Nhưng nếu bạn không học được ý nghĩa của tình bạn, bạn thực sự không học được gì cả
-Muhammad Ali-
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

2. Bạo lực học đường đi kèm với bạo lực ngôn từ và rủng rỉnh cùng kết quả là chấn thương tâm lí.

Trên một kệ hàng tại những dịp hàng tháng, ta thấy gì? Hàng tá hàng giảm 20%-70%, mua 1 tặng 1, tặng thêm quà, tích điểm thưởng đổi lấy giá đồ ăn thức uống. Hàng xả kho tồn đọng 10k một chiếc, giảm nửa giá, đồ giải ngân? Tất cả những thứ đó xuất hiện nhan nhản tại một mặt đường không đếm xuể chỉ cần bạn tiện đường ghé vào một cửa hàng Vinmart nào đó. Bạo lực học đường cũng vậy, nó là thứ đi kèm với hàng tá thứ khác lặt vặt bên cạnh như: tiền nong, nghĩa vụ, victim-blaming và tiêu biểu là bạo lực ngôn từ cùng một, hai hệ quả chung. Tiền nong, nghĩa vụ là điều tất yếu mà cái gì cũng có, không tiền hối lộ thì cũng là tiền bồi thường, không phải nghĩa vụ ra mặt thì cũng là cúi đầu xin lỗi. Victim-Blaming lại càng không cần bàn tới với hàng loạt thứ như đổ ngược lại cho nạn nhân: không có lửa sao không có khói, tại vì A thế này thế kia, chắc nó như này như kia, B xứng đáng bị như thế, C thà... cho rồi,... và đáng buồn hơn nó xuất hiện tại trường học. Thậm chí tàn độc hơn, lại là vấn đề đáng lo ngại đến mức rùng mình như xâm hại tình dục, hiếp dâm bạn học mà không bị xử lí nghiêm. Mấy điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng sự xuất hiện mà ít ai để tâm là bạo lực ngôn từ.
Phỉ báng, bôi nhọ, đánh giá, phán xét quá đà, tung tin đồn, spam đe dọa,... Đây đều là mọi biểu hiện của bạo lực ngôn từ xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội: Facebook, Instagram,... và app Tiktok có độ tuổi vô cùng trẻ trung. Nhưng bạn đã bao giờ nghe nó trực tiếp từ chính bạn bè mình, với chất giọng chất vấn cùng tiềng xì xầm từ những người tri kỉ. Nạn nhân bạo lực học đường lẫn kẻ gây ra đều sẽ nghe lời xì xầm ấy, bôi nhọ ấy lâu lâu sẽ được nhắc lại, rồi bị đánh giá bởi những người không liên quan cũng không hiểu hết sự tình. Họ sẽ lôi bạn bè, gia đình, bảng điểm, nhân cách, tính tình, hành động lời nói ra để phán xét cho dù đó là nạn nhân đi chăng nữa. Việc dùng bạo lực ngôn từ để đánh giá lên bạo lực học đường không khác gì dùng tay không đi đánh giặc cả. Đáng buồn hơn, những kẻ bạo lực học đường lại biết tận dùng điều đó lên tâm lí nạn nhân, đè ép, khống chế và điều khiển họ đến mức có ra trường mới nói cho bố mẹ khi sự việc đã rồi.
Suốt một thời cấp 2, tôi bị rối loạn lo âu xã hội đến mức bật khóc vì phải gặp người lạ thậm chí bị bạo lực ngôn từ . Vậy tôi tự hỏi rằng nếu tôi bị bạo lực học đường thì ai mới có thể giúp đỡ mình?
Hệ quả của chúng là bào mòn tâm lí con trẻ, trầm cảm, rối loạn,... Chúng nhút nhát hơn, tự ti hơn và dần dần sẽ không có ai lên tiếng chống đối để xử lí rồi lại trách móc lên chúng tại sao con trẻ ta lại yếu ớt như vậy. Phụ huynh rồi cũng sẽ cho đó là trò đùa con trẻ dù nó có khóc toáng lên kêu đau. Chúng dừng lên tiếng, không ai dám bảo vệ, bạo lực học đường sẽ tưởng rằng biến mất nhưng thực ra đi vào ngõ cụt. Việc treo băng rôn tuyên truyền với số điện thoại dường như chưa đủ. Ngoan ngoãn cũng có thể thành côn đồ, bướng bỉnh vì nó cần lắng nghe.

3. Nói nhỏ về chuyện ISHCMC-AA- Cảnh báo của ứng xử và dạy dỗ.

Chắc hẳn mọi người đã nghe loáng thoáng qua vụ việc này, so với bình thường, nó sẽ chìm xuống dười sự tắc trách của nhà trường nếu đó không phải là con gái của Thùy Bi. Vấn đề không nằm ở ai đúng ai sai, người kia là kẻ như thế nào để công kích phỉ báng và bôi nhọ vì ta nào chẳng là kẻ trong cuộc. Tuy nhiên đây có lẽ là lời cảnh báo cho quy tắc ứng xử và dạy dỗ cho một đứa trẻ ở tuổi rời xa vòng tay ấm áp, lấp lửng trong không gian riêng và bước gần hơn đến trách nhiệm.
- Thùy Bi có lẽ đại diện cho một người mẹ thương con, ai lại không tá hỏa lên vì đứa trẻ mình ôm ấp bao bọc từ thời tấm bé nay về nhà với bao vết thương. Chị là mẹ đơn thân cái niềm yêu thương ấy lại nhân lên vô bờ, ai lại không bức xúc cơ chứ. Một người mẹ được cư dân mạng tung hô một cách thật "ngầu" trên mọi livestream, một người "gấu mẹ" vĩ đại, quả quyết với chất giọng Bắc cứng rắn. Tuy là vậy, tôi cảm thấy mình có đôi chút chột dạ cũng bởi là một người con, một người từng là học trò bị trêu chọc với vô số biệt danh khó coi. Ai cũng hiểu cảm giác của chị khi nhà trường chối bỏ trách nhiệm và chỉ khi làm ầm lên mới có công an vào cuộc. Chị không sai nhưng có lẽ chị đã đưa những người trên mạng xã hội vào cuộc tranh cãi của lũ trẻ 13,14 tuổi để chửi mắng, phán xét, và đánh giá câu chuyện mà thôi. Không rõ chúng có tổn thương hay không, nhưng việc làm này mới thật đáng tiếc.
- Người bố- một người thành công rực rỡ và có một nền tảng kinh tế dù ít hay nhiều nhưng nhìn họ gánh vác số học phí, phí tiêu sài hằng ngày cũng đủ hiểu. Dù có sai đi chăng nữa, anh vẫn là người thương con và không rõ có đúng cách hay không. Tình yêu đó đi sai hướng và tạo ra một đứa trẻ có thái độ ứng xử đôi chút lệch lạc, kiêu ngạo, sẵn sàng lao vào đánh bạn. Ta biết chắc rằng ta sẽ không học được gì từ cách ứng xử này. Tuy vậy, bài học được rút ra sâu sắc nhất là yêu thương có chừng mực, đừng là cái gậy cho con chống, hãy để con tự tìm ra cái gậy cho riêng mình cho dù nó có gãy thì sẽ tự khắc đứng vững.
- Bé Ốc- người con gái lớn chập chững bước vào tuổi dạy thì. Tôi sẽ không đánh giá ai đúng ai sai vì không cái gì là tuyệt đối. Đứa bé đang ở độ tuổi nhạy cảm và rất dễ xung đột như bao bạn bè cùng lứa. Nhìn số vết thương trên người không ai là không sốc, nhìn cách bao bọc của mẹ cũng biết em là đứa con mẹ yêu vô ngần. Trong mọi cuộc đánh nhau, tự vệ, đánh trả hay chống lại là một điều tất yếu không hơn không kém.
- Người con gái- một người được bố yêu thương, cảm xúc, tính cách và cá tính bùng nổ trong giai đoạn phát triển của bản thân. Gương mặt xinh xắn với tương lai sáng lạng mà bố mẹ đã vẽ cho từ trước cùng điểm xuất phát hơn hẳn những người bạn khác. Con bé ra xã hội ắt hẳn sẽ có một vị trí hằng mong ước của bao nhiêu người. Tương lai là vậy, triển vọng là thế nhưng con bé ấy nay lại có một thái độ ứng xử mất lòng, sai lệch.
Ta không biết em đúng hay sai, ta chỉ đây sẽ là một tiếng còi báo động dành cho cách ta ứng xử dành cho những người xung quang để con trẻ học tập. Không những thế, đó còn là việc biến những bài học GDCD dạy trên trường thành thói quen thường ngày.

4. Kết

Trường học là nơi để học tập và nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng của con trẻ và được coi là an toàn vô bờ nay lại vô vàn bất cập. Bạo lực học đường là một trong số đó lại càng ngày gia tăng và phổ biến. NHững thế hệ trước dần khó hiểu với thực trạng này với học sinh không có nghĩa ta dừng lên án và bảo vệ lũ trẻ. Đôi khi, có thể chúng sẽ là nạn nhân và người gây ra, vậy nên việc đút lót che giấu chính là hại cho chúng cả một đời. Việc giáo dục trẻ chưa bao giờ là đủ và chưa bao giờ là dễ nên chính vì vậy mới thật cần quan tâm. Bao bọc đúng mức, dạy dỗ nghiêm túc, tạo cho chúng sân chơi, môi trường, ngăn ngừa bạo lực, hạn chế tiếp xúc tới các nền tảng mà chúng chưa đủ nhận thức. Ta dạy trẻ sẽ có cách tận dụng mạng xã hội mới là điều cốt lõi.
Việc giáo dục con trẻ về bạo lực học đường vào bài giảng là điều tối quan trọng: giảm thiểu , tăng khả năng nhận biết, tôn trọng mọi người và cả cha mẹ. Xin đừng để những ngọn gió của những căn nhà chung cư đưa chúng về với mặt đất lạnh lùng, xin đừng để chúng gục dưới chân bạn bè và sách vở.
Hãy dừng và chung tay cho chúng một tương lai đủ đầy.
* Nếu bạn hiểu sai một số ý về việc bảo vệ cho kẻ gây ra bạo lực học đường thì tôi chỉ muốn ta cùng có một cái nhìn lành mạnh, khách quan về mọi vấn đề và không có ý định bênh vực, tha thứ bởi vì đồng cảm chỉ tạo ra thêm môi trường tiếp tục tạo ra thêm bạo lực học đường.
Mong rằng mọi người có cái nhìn thật tham khảo, khách quan, đón nhận tích cực.
Xin cảm ơn!*