Bao Công-"vị quan thanh liêm,chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình"
Phủ Khai Phong có Bao Thanh Thiên Thiết diện vô tư rõ ngay ràng Giang hồ hào kiệt tiêu trợ giúp Vương triều Mã Hán ở cận bên Toàn thiên thử thân như chim én Chiện đệ thử một trang Hảo Hán...
Ở đây với những ai sinh vào cuối 9X đầu 2000 sẽ không thể quên một trong những bộ phim huyền thoại bất hủ tạo nên tuổi thơ của mình với bộ phim truyền hình dài tập Bao Thanh thiên (Justice Pao) được phát sóng lần đầu vào năm 1993 khi được trình chiếu ở Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có đối với những người yêu thích điện ảnh hoa ngữ
là một loạt phim truyền hình dài tập của Đài Loan được đạo diễn chính bởi Trần Tuấn Lương và nhiều đạo diễn khác gồm 236 tập mỗi tập 60 phút kể về 41 vụ án thời Tống và được xét xử bởi Bao Chửng thường được gọi là Bao Thanh Thiên Hay Bao Công được thủ vai bởi nam diễn viên Kim Siêu Quần .Bộ phim ban đầu dự kiến chỉ 15 tập tuy nhiên, những tập phát sóng ban đầu thu hút tỉ lệ xem đài cao. Do đó, CTS mở rộng độ dài loạt phim với mỗi vụ án thường kéo dài từ 4 đến 6 tập Bao Thanh Thiên sau khi công chiếu đã đạt được thành công vang dội ở nhiều nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Đây được coi là bộ phim truyền hình kinh điển, có sự kết hợp tuyệt vời giữa những tình tiết ly kỳ hấp dẫn với các bài học đạo đức nhân sinh sâu sắc
Cuộc đời chính trực, thanh bạch và tài năng phá án của Bao Thanh Thiên được tái hiện rất nhiều lần trên phim.Bao Thanh Thiên kết hợp cùng với hai trợ thủ thân thiết là Công Tôn Sách và Triển Chiêu tạo thành bộ ba phá án xuất sắc.
Bộ phim đem lại cho người xem niềm tin "Đạo Trời lồng lộng, thưa mà không lọt, công lý tất thắng gian tà": người nhân nghĩa tất được giải oan, kẻ gian ác xảo quyệt thì tất bị trừng trị là lý tưởng của ông và các phụ tá ở Khai Phong Phủ. Các vai diễn Bao Công của Kim Siêu Quần, Triển Chiêu của Hà Gia Kính được coi là hình mẫu, khó có diễn viên nào có thể thay thế được. Ngoài ra, yếu tố nhạc phim và võ thuật trong phim cũng được đánh giá cao.
Bài nhạc mở đầu huyền thoại do ca sĩ Hồ Qua thể hiện:
Bài nhạc mở đầu huyền thoại do ca sĩ Hồ Qua thể hiện:
Trong phim, Bao Công xử các vụ án trong cương vị Phủ Doãn phủ Khai Phong (kinh đô nhà Tống)trong phim được mô tả là do sao Văn Khúc giáng sinh để đem lại công lý cho dương gian. Ban ngày ông xử án ở trần thế cho con người, ban đêm khi đi ngủ, thần thức của ông tiếp tục xuống âm phủ xử án cho các oan hồn. Giữa trán ông có vết sẹo hình trăng lưỡi liềm, tượng trung cho sự công chính, khi nguy cấp thì vết sẹo này có thể tỏa sáng để xua đuổi được tà ma yêu khí.
Từ tiểu thuyết, sân khấu đến phim ảnh đều gắn liền hình tượng Bao Công phá các đại án với thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong. Kỳ thực Bao Công chỉ giữ chức này trong khoảng thời gian hơn một năm và trong chính sử không hề chép chuyện phá án nào của Bao Công trong giai đoạn này. Công lao lớn nhất của Bao Công khi giữ chức Phủ doãn Khai Phong (tương tự Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay) là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước
Cũng không có ghi chép nào cho thấy ông được vua ban Thượng phương bảo kiếm để có quyền "tiền trảm hậu tấu" như trong phim, truyện hay trên sân khấu mô tả.
Nói về phim như vậy là đủ rồi bây giờ hãy đến với hình tượng Bao Công ngoài đời khác trong phim như thế nào.
Theo Tống Sử Bao Công tên thật là Bao Chửng biểu tự là Hy Nhân hay được gọi là Bao Thanh Thiên tức chỉ ông là một người thanh liêm không màng đến danh lợi hay vì cá nhân và mang đến sự công minh chính trực.Là người thuộc thuộc Hợp Phỉ,Lư Châu nay là huyện Hợp Phỉ tỉnh An Huy,Trung Quốc ông làm quan cho nhà Tống, dưới triều vua Tống Nhân Tông được các trang sách sử miêu tả là ."chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình"
Trên phim ảnh và tiểu thuyết, Bao Công có nước da đen và vầng trăng khuyết trên trán. Thế nhưng trong các tài liệu lịch sử, ông là một vị quan với ngoại hình bình thường, không có mặt đen hay sẹo hình trăng.Sở dĩ trên phim ảnh và tiểu thuyết Bao Công có tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng từ Kinh Kịch. Trong Kinh Kịch, mặt trắng là đại diện cho tiểu nhân, kẻ gian, mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa, mặt đen đại diện cho sự liêm khiết, quân tử. Vì vậy, Bao Công được tô mặt đen nhằm khắc họa sự liêm khiết, chính trực của nhân vật.
Trong phim vì sinh ra khác với những đứa trẻ bình thường có mặt đen nên bị cha mẹ bỏ mặc và được chị dâu nuôi dưỡng. Ông cũng không hề có vợ con. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Theo sách sử, Bao Công sống với cha mẹ. Ông có một vợ, một thiếp và hai người con trai.
Hậu thế biết về cuộc đời làm quan của Bao Công chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết Thất hiệp ngũ nghĩa được viết vào thời nhà Thanh, bởi tác giả Thạch Ngọc Côn. Cuốn sách này chủ yếu ghi chép về tài xử án của Bao Công khi ông làm phủ doãn Khai Phong phủ. Tuy nhiên, theo chính sử của nhà Tống, Bao Thanh Thiên chỉ làm phủ doãn phủ Khai Phong trong vòng 1 năm. Sau đó, ông được triều đình điều chuyển đi.Bao Công được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương Phó tể tướng. Theo Tống sử, hơn 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời đã bị Bao Chửng xử tội. Ca ngợi về tính cách liêm khiết, cương trực của Bao Công, nhà văn đời Tống là Âu Dương Tu đã nhận xét: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.
Theo Tống sử, năm 1027, Bao Chửng thi đỗ tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. Sau khi cha mẹ qua đời, ông nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).
Trong 27 năm làm quan, vị trí công việc rất đa dạng: làm Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Phủ doãn phủ Khai Phong, nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Bao Công nhận mệnh đi sứ Khiết Đan, rồi về kinh làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Trước sau gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ. Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng. Sau ông được phong hàm Thiên Chương các đãi chế, Long Đồ các trực học sĩ, Khu mật trực học sĩ.
Theo Tống Sử vào ngày 24 - 5 - 1062, Bao Thanh Thiên lâm bệnh, mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Sau khi Bao Công qua đời, một số ý kiến cho rằng ông chết vì bị đầu độc. Tuy nhiên, về sau, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu Năng lượng Vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc, đã phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công Kết quả cho thấy:
Hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và calci trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và arsen (thạch tín) lại thấp hơn người thường. Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh. Kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.
Khi ông mất, vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc” và chôn tạm, năm sau mới đưa về quê cũ Lư Châu an táng và lập từ đường thờ phụng theo đúng quy chế của triều Tống.
thêm 1 fact khá hay ho nữa là 3 cây trảm đao của Bao Công thường được xuất hiện cuối mỗi vụ án để xử trảm ké gian. Được triều đình ban tặng gồm Cẩu đầu trảm(để xử trảm dân thường),Hổ đầu trảm(để xử trảm các tham quan) và cuối cùng Long đầu trảm (để xử trảm những người có trức vụ cao trong triều đình) theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, thực tế, Bao Công chưa bao giờ được ban 3 cây đao này. Và cũng có nhiều chi tiết Unreal khác như: Nhân vật Bàng Thái sư chỉ là hư cấu (Triều Tống không có vị thái sư nào họ Bàng). Vụ án xử tử phò mã Trần Thế Mỹ cũng chỉ do hậu thế hư cấu. Xử tử Bao Miễn cũng là vụ án hư cấu. Bao Công là con một, ông không có cháu ruột Bao Miễn...
Về phá án, trong chính sử chỉ chép hai vụ:
Lúc ông làm tri huyện Thiên Trường: một hôm có người họ Lý đến công đường thưa là tối qua con bò nhà mình bị kẻ nào đó cắt mất lưỡi sắp chết. Theo luật triều Tống kẻ tự ý giết bò trâu sẽ bị nghiêm trị vì ảnh hưởng đến sức kéo. Bao Công bảo họ Lý cứ về nhà làm thịt để bán kiếm ít tiền, nhưng không được tiết lộ là quan phủ đã cho phép. Người kia về làm theo lời dặn. Đến sáng hôm sau có người họ Trương đến huyện nha tố cáo người họ Lý tự ý giết thịt bò, phạm vào phép nước, đề nghị phải xử. Bao Công liền vỗ án kêu tả hữu bắt ngay tra vấn. Quả nhiên họ Trương chính là hung thủ đã cắt lưỡi bò nhà họ Lý để vu họa nhằm trả mối thù hiềm khích giữa hai nhà.Khi đã đứng đầu Tri gián viện. Ông đã xử vụ án Lãnh Thanh mạo danh thái tử dưới triều vua Tống Nhân Tông, là gốc tích để truyền thuyết dân gian, tiểu thuyết, sân khấu... dựng thành "Ly miêu tráo thái tử", "Đả long bào" hay "Bao Công xử án Quách Hòe" nổi tiếng.
Nhưng sau khi ông chết đi mộ phần của ông đã xảy ra một bi kịch đau thương. Vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, phong trào "Phá tứ cựu, lập Tứ tân" lan rộng khắp Trung Quốc. Bao Công bị xem là đáng trừng trị hơn tham quan vì đã ủng hộ, duy trì chế độ phong kiến, bị xếp vào loại "ngưu quỷ xà thần" phải quét sạch.
Thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy vốn là cổ thành Lư Châu, nổi danh từ thời Tam quốc. Vùng Đại Hưng Tập cách phía Đông Nam TP Hợp Phì 15 km trước đây có một gò cao, tùng bách rợp trời nổi bật trên vùng đất đỏ bằng phẳng rộng rãi, gọi là Hoàng Nê Khảm. Đây chính là nơi yên nghỉ của Bao Công cùng phu nhân, vợ chồng của con và cháu.
Gần khu mộ Bao Công còn có 2 ngôi mộ bề thế. Một là của Khai quốc công thần, Thái Quốc Công Trương Đắc Thắng, đại tướng của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mộ còn lại là của Lý Hồng Chương, đại thần nhà Thanh, người từng nắm toàn quyền quân sự, nội chính, ngoại giao, khi mất được truy tặng hàm Thái phó, ban tên thụy là “Văn Trung” nên được tôn xưng là Lý Văn Trung Công.
Năm 1958, cuộc “Đại nhảy vọt” bắt đầu, cả Trung Quốc là một đại công trường với hằng hà lò luyện thép để có thể trong 15 năm sản lượng thép Trung Quốc qua mặt nước Anh.
Hoàng Nê Khảm nằm trong đội sản xuất Song Vu, hợp tác xã Đại Hưng. Khi Nhà máy luyện thép Hợp Phì mở rộng xưởng thứ hai thì khu mộ Lý Hồng Chương bị phá hủy. Do mộ đúc gạch, xi-măng rất chắc nên người ta đã đào một cái rãnh trước mộ rồi luồn đến tận đáy. Trong mộ có những gì đáng tiền thì đem bán để mua sắt thép, quan tài thì kéo lên đập ra.
Do thi hài của Lý Hồng Chương chưa phân hủy hết, bị người ta dùng dây cột vào cổ kéo ra quốc lộ phơi suốt 3 ngày. May mà con cháu của Lý Hồng Chương thừa lúc đêm tối đã lén đem thi hài về chôn. Tiếp đó, xưởng luyện thép số 2 lại xây dựng một nhánh đường sắt nội bộ. Lần này phần mộ của Thái Quốc Công Trương Đắc Thắng bị phá hủy không thương tiếc.
Từ đường trở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã, từ trong ra ngoài bị đập phá sạch. Bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán… quý giá đều nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát, kéo bỏ ngoài rãnh. Đáng tiếc nhất là bộ gia phả “Bao thị tông phổ” và bức họa truyền thần Bao Công lúc sinh tiền được truyền từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân quốc đã bị treo lên cây đốt cháy thành tro.
Bức họa này cực quý, lớn bằng người thật, mỗi năm vào ngày 30 Tết mới treo trong từ đường để con cháu các đời họ Bao lễ bái theo thứ tự. Ân sinh cuối cùng được giữ bức họa và gia phả là Bao Tiên Hải(hậu duệ đời thứ 35 của ông)
năm 1949, đền thờ Bao Công do nhà nước quản lý, thuộc Công viên Bao Hà, chế độ ân sinh bãi bỏ. Bức họa Bao Công từng được đưa vào Tử Cấm Thành triển lãm, nhờ đó còn giữ được tấm ảnh chụp lại. Về sau, Bao Tiên Hải trao bức họa và gia phả cho con gái là Bao Huấn Chi cất giữ, cuối cùng bị Hồng vệ binh lục soát nhà tìm thấy, đem ra đốt sạch.
Mười một bộ di cốt cùng 55 nhân dân tệ tiền phí an táng được trao cho đại diện hậu duệ Bao Công.qua bàn bạc, các thành viên trong gia tộc quyết định thuê xe di quan từ Hợp Phì về gò Long Sơn, thôn Đại Bao, xã Văn Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy (nơi an táng tổ phụ, thân phụ Bao Công) nhưng không được chấp thuận nên họ phải chôn trộm
Ngày 6 tháng 10 năm 1985, tại Công viên Bao Hà, quần thể mộ phần Bao Công và từ đường Bao Công được phục chế lại hoành tráng. Ngày 4 tháng 4 năm 1986, tổ chức nghi thức "thiên an" tại Hợp Phì, 11 chiếc vò đựng di cốt được hạ xuống huyệt mộ đã làm sẵn mới phát hiện hoàn toàn rỗng không. Bao Tiên Chính - người đã an táng 11 vò di cốt đã qua đời mấy năm rồi, còn con cháu họ Bao đều lắc đầu nói không biết. Rất may còn 35 mảnh xương của Bao Công được gửi đi giám định tại Khoa Nghiên cứu Cổ nhân loại học và động vật có xương sống của Học viện Khoa học trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh, 20 trong số 35 mảnh xương được đưa vào quan tài bằng gỗ nam mộc đặt trong mộ huyệt của Bao Công, 15 mảnh xương còn lại được trưng bày trong Nhà Bảo tàng tỉnh An Huy.
Mộ của ông hiện tại;
Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự khác biệt của Bao Công so với trên phim truyền hình cũng như số phận bịch của ngôi mộ phần của ông hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về Bao Thanh Thiên.nếu mình có bỏ xót gì mọi người hãy để lại dưới phần comment
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất