Bánh của cô Sáu
Từ thuở bé, lúc chập chững bước đi, ai cũng đều được nuôi dưỡng những mệt nhoài mấy cái bánh flan từ nhà cô sáu đầu đường, nó là món...
Từ thuở bé, lúc chập chững bước đi, ai cũng nuôi dưỡng cái thân sau những mệt nhoài bằng mấy cái bánh flan từ nhà cô Sáu đầu đường, nó là món xa xỉ với thời đấy, đi ăn bánh flan có thể nói là đi chơi, xã stress. Nó hiện diện sâu trong cái tuổi thơ bọn tôi bằng việc luôn khiến cả bọn hàng tuần thèm thuồng nhỏ dãi, có đứa được ba mẹ thưởng mỗi khi được điểm cao bằng một hoặc hai cái bánh flan béo ngậy của cô Sáu, có đứa lại phải dành dụm tiền tiêu để ăn. Tôi cũng ăn bánh flan của cô mỗi tuần một lần, khi nhận tiền tiêu vặt hàng tuần từ mẹ, tự động trích ra để mua cho mình và thằng cu quẹo mỗi đứa một cái, nó nghèo hơn tôi, nhưng cái tình bạn thuần khiết của trẻ con nó không có phân biệt, không có ranh giới như cái cách người lớn làm bạn với nhau.
Bây giờ chúng tôi đều đã hai lăm hơn, thằng quẹo có gia đình từ 2 năm trước, tôi không gọi nó là cu nữa, một phần sợ nó ngượng ngùng khi ở nơi công cộng, và một phần, tôi cũng ngại. Lâu lâu chúng tôi gặp nhau một buổi, hỏi han nhau về cuộc đời, luận về vài thứ linh tinh cho nhẹ đầu sau những tất bật của cuộc sống. Ai nấy đều chạy theo cái guồng quay nhàm chán mà xã hội định hình sẵn, nên tôi bảo một hai tháng hãy gặp để còn thú vị, chớ gặp mỗi ngày hay mỗi tuần chắc không có gì để nói hết. Vì cuộc đời của người lớn là những chuỗi ngày vô vị, chẳng có gì mới mẻ, sáng đi làm tới chiều, rồi lại lay hoay, lay lắt trong mớ việc của riêng mình.
Hôm nay cà phê, chúng tôi nhắc về những ngày đã cũ, nhắc về cả cái tiệm bánh flan của cô Sáu, nơi gắn liền với sự lớn lên của hai đứa. Bây giờ tiệm cô Sáu vẫn ở đó, nhưng cô ngồi trong nhà, không làm gì, chỉ nhìn đứa con gái út đang gánh vác cái tiệm ngày một vắng khách. Người ăn thưa dần, chẳng còn bận tâm hay mơ ước sẽ ăn cái bánh của cô như ngày xưa nữa, vì đời sống cải thiện hơn, mà cái bánh đó mất phần nào vẻ nguy ngoa và tráng lệ như ngày xưa, nó không còn là phần thưởng nho nhỏ sau những ngày làm việc nữa, nó chỉ còn là một thứ bánh beo béo ăn chơi khi buồn miệng hoặc mấy khi thèm ngọt của tụi trẻ. Tiệm cô Sáu không thay đổi gì, bàn ghế cũ, đồ làm bánh cũ, tủ kính trưng bánh cũng cũ nốt. Có lẽ thời gian bỏ quên cửa tiệm này, mọi thứ mai một chút ít, nhưng dấu vết thời gian hiện rõ nhất qua sức khỏe và gương mặt của chính cô Sáu. Cô chỉ ngồi trên chiếc ghế bánh, nhìn ra ngoài, ngoắc ngoải như đang nhìn về những ngày cũ đầy sinh động.
Chúng tôi ghé lại, ngồi ăn đúng cái chổ bọn tôi hay ngồi lúc bé. Cái cửa tiệm hồi xưa nhìn to lắm, nhưng giờ bỗng cảm thấy bé tẹo trước những nhà cao tầng mới xây trong khu vực, chen lấn và chật chội để tiệm luồng sáng và đón gió. Nhìn ra ngoài, đường xá tự dưng tái hiện lại trong đôi mắt của tôi ngày xưa ngồi cùng cu quẹo ngó đường. Đường giờ đông đúc thật, xe qua lại nườm nượp, vì đường này trở thành đường cái của khu vực. Mà người người đi ngang chẳng ai ngó ngang tới cái cửa tiệm cũ kỹ này, bỗng dưng thấy nó heo hút, tách biệt và hiu quạnh. Họ cũng không còn dành sự thèm thuồng như lúc xưa, tụi nhỏ đi ngang chắc cũng không biết cái nhà này bán gì.
Chúng tôi ghé lại, ngồi ăn đúng cái chổ bọn tôi hay ngồi lúc bé. Cái cửa tiệm hồi xưa nhìn to lắm, nhưng giờ bỗng cảm thấy bé tẹo trước những nhà cao tầng mới xây trong khu vực, chen lấn và chật chội để tiệm luồng sáng và đón gió. Nhìn ra ngoài, đường xá tự dưng tái hiện lại trong đôi mắt của tôi ngày xưa ngồi cùng cu quẹo ngó đường. Đường giờ đông đúc thật, xe qua lại nườm nượp, vì đường này trở thành đường cái của khu vực. Mà người người đi ngang chẳng ai ngó ngang tới cái cửa tiệm cũ kỹ này, bỗng dưng thấy nó heo hút, tách biệt và hiu quạnh. Họ cũng không còn dành sự thèm thuồng như lúc xưa, tụi nhỏ đi ngang chắc cũng không biết cái nhà này bán gì.
"Cô Sáu lúc này khỏe không chị?", tôi hỏi chị út. "Cô khỏe nhưng có lẽ tâm hồn vướng lại thuở xưa cũ rồi", cô vừa đáp vừa ngoáy đầu nhìn cô. Cô không cho sửa sang bất cứ thứ gì trong tiệm, không cho thêm những thứ nước mới, món ăn lạ của thời bây giờ. Cô gìn giữ một cách cổ hủ và thảm thương với cái kỉ niệm gắn liền thời xưa. Món bánh flan của cô vị vẫn vậy, ăn vào tôi cảm nhận được tôi của ngày xưa, cái nhà ọt ẹt này cũng mang mùi thời gian, pha lẫn chút xót xa mà chính thời gian đã bào mòn.
Cô cứ mãi sống ở ngày xưa, gìn giữ cái món bánh ngon tuyệt hảo mà giờ chẳng còn ai thèm thuồng, vì món bánh ấy là món bánh duy nhất mà người tình người Tây đã dạy cô từ thuở cô bước những bước chân chập chững trên miền đất hứa Sài Gòn này, và bỏ cô lại trong lúc chính quyền cận kề sụp đổ, cùng lời hứa, "sẽ quay về".
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất