“ Thế giới đã ốm rồi”
Đó là lời nhận định của Hoàng Đạo Thuý khi bắt đầu viết cuốn sách “ Trai nước Nam làm gì?” vào năm 1943.Trong cuốn sách,căn bệnh mà tác giả nói tới là căn bệnh của chủ nghĩa vật chất.Thứ bệnh khiến ta dốc hết tài chí,sức lực vào của cải,tiền tài,vật chất mà để cho cái tinh thần nó mệt,nó ốm.Đến cuối,ta bất lực,ta buông xuôi để dòng đời tự trôi
Vậy ta phải làm gì?
Ta phải “lập chí”,bạn của tôi ơi
Ta phải như cây tùng bạch.Mùa đông tới,cỏ cây xung quanh rụng rời,chỉ có cây tùng bạch là xanh tốt.Hiên ngang đứng giữa cánh đồng phủ đầy tuyết.To lớn,vững vàng như tùng bạch.
Ta không chỉ cần ý chí trong đại sự mà mỗi ngày đều cần ý chí để chiến thắng chính mình.Mỗi ngày đều là một ngày thắng lợi.Ta từ bỏ chăn ấm đệm êm,hiên ngang đứng trước cửa mà tận hưởng những tia nắng ban mai đầu tiên.Đó là một chiến thắng nhỏ.Ta mệt,ta đói nhưng công việc cần làm vẫn còn,ta quyết không để nó cho ngày mai.Ta làm cho kì được thì thôi.Ta rèn chí ta.
Thầy Hoàng Đạo Thuý dặn:
“Anh phải bắt,phải bó buộc,phải nghiêm,phải nghiệt với mình anh.Một ngày trăm trận,ở chỗ không một người nào nhìn thấy anh,trận nào anh cũng thắng,ngày nay,ngày mai,ngày nào cũng thế,thế mãi,ấy cái cách luyện chí là thế”
Giống như thanh kiếm vậy,ta phải đập phải nung hàng trăm lần thì thép mới già,kiếm mới quý.Không rèn không giũa thì ý chí sao bền,sao đủ cho chặng đường gian nan phía trước
Trong chương “Ta giống ai”,Thầy còn chỉ cho chúng ta một cách để giữ cho ngọn lửa nung nấu ý chí luôn cháy.Thầy nói về Lê phán quan,người anh hùng xông pha bao nhiêu trận chiến.Đến lúc công thành,coi công danh như cỏ rác,cứ thế bỏ đi.Lê phán quan là họ do vua ban và chức việc của ông.Thầy nói về Phạm Ngũ Lão,nhà nghèo mà mô côi nhưng cũng chẳng lo.Ông lấy việc “văn không bằng người đỗ tiến sĩ làm xấu hổ,võ muốn hơn bằng bối thì tập nhảy tập đánh, không sợ ai chê cười”
Những cái tên mà Thầy đề cập đều sống với một tâm thế “biết xấu hổ”.Đó là tấm gương để tôi và bạn học tập chứ đâu.Học cách “biết xấu hổ” ở đây không phải là ta phải xấu hổ trước những sự thất bại,kém
hoàn hảo của bản thân.Thứ mà Thầy muốn chúng ta học là học cách hạ cái tôi xuống.Ta “phải nhũn nhặn mới biết chỗ chưa bằng người, mới biết thế nào là nhục.Biết là nhục mới có đủ sức mạnh để làm.Xấu hổ là cái sức nóng để nung nấu chí”
Chỉ khi ta hạ cái hạ cái tôi của bản thân xuống,chúng ta mới biết mình thật nhỏ bé và chưa bằng ai cả.Chính cái cảm giác chưa bằng ai đó,ta mới có động lực và sức manh để hoàn thành công việc ta còn dang dở.Ta sẽ không còn để cho tiếng nói của cái tôi bên trong che mờ mắt nữa.Tôi và bạn sẽ không còn nói
‘Cái việc đấy có gì đâu,tôi biết lâu rồi’
‘ Tại vì hoàn cảnh nên tôi mới không đạt được.Ông có đầy lợi thế thì nói làm gì’
Trong cuốn sách,Thầy có trích lời của thày Khổng: “Biết xấu hổ là gần được bậc dũng”
Tôi tin trong bạn,lúc nào cũng đã có sẵn một con đường cho riêng mình.Thứ bạn thiếu bây giờ chỉ là một ý chí vững vàng để bắt đầu,để không còn bị vật chất che lấp nữa.Hiên ngang đứng trước sóng gió mà tận hưởng.Coi nó như là một khúc cao trào.Chúc bạn và tôi sẽ luôn mạnh mẽ,vững vàng mà đối mặt với khó khăn phía trước.Tự mình cất lên bản hùng ca mang tên “cuộc đời”
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất