Tư duy là bản năng của con người. Qua thời gian trưởng thành, chúng ta dần phát triển tư duy của mình. Một trong những kỹ năng không thể thiếu giúp cho tư duy trở nên hoàn thiện chính là kỹ năng phân tích. 
Trong bối cảnh cuộc sống xã hội hiện đại, thời kỳ công nghệ kỹ thuật lên ngôi đang chiếm ưu thế, việc rèn luyện tư duy phân tích sẽ giúp chúng ta nhìn nhận mọi vấn đề, sự vật, sự việc một cách nhanh hơn, hiểu rõ bản chất của nó hơn và giúp cho mỗi người giải quyết được công việc dễ dàng hơn.

Tư duy phân tích là gì?

Theo Cựu thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, Charles Wilson định nghĩa “Tư duy phân tích là một chuỗi các kỹ năng giải quyết vấn đề và phản biện vấn đề sẽ giúp cho những người làm việc trong các doanh nghiệp tự chủ tốt hơn những kỳ vọng của mình, xoay sở tốt hơn trong nhiều tình huống của một sự việc, tự tin hơn khi tham gia thảo luận một vấn đề và cảm thấy vui vẻ hơn trong công việc”.
Nếu tư duy là hoạt động của hệ thần kinh con người, phản ánh nhận thức của họ một cách khái quát thông qua thế giới quan và các sự vật, sự việc thì phân tích là hoạt động chia nhỏ các sự vật, sự việc để tìm ra mối liên hệ giữa chúng nhằm minh chứng cho một vấn đề.
Từ đó, có thể hiểu, tư duy phân tích chính là quá trình tổng hợp, mổ xẻ, bóc tách các dữ liệu về một sự vật, sự việc nhằm tìm hiểu bản chất, vai trò của chúng, mối liên hệ giữa chúng và các đối tượng khác để đưa ra hướng giải quyết hoặc minh chứng cho vấn đề cần chứng minh. Tư duy phân tích thường có xu hướng tư duy theo chiều sâu với khả năng tập hợp cao và được đánh giá qua các yếu tố khác nhau mà đối tượng sử dụng.
Tư duy phân tích có thể áp dụng trong mọi tình huống. Phân tích một chủ đề có nghĩa là bạn đã trau dồi hiểu biết sâu sắc về chủ đề đó và có thể nói chuyện về chủ đề đó với những người có trình độ chuyên môn cao hơn.

Tư duy phân tích có những biểu hiện gì?

Quá trình để hình thành tư duy phân tích về một đối tượng, sự vật, sự việc, vấn đề thường trải qua các bước chính bao gồm: 
Đầu tiên, đó là xác định đối tượng cần phân tích. Nó có thể là sự vật, sự việc hoặc vấn đề nào đó.
Bước hai là thu thập, tổng hợp thông tin về chủ thể, sự vật, sự việc, vấn đề đó. Đây là bước tiên quyết để giải quyết vấn đề. Chúng ta cần thu nhập, tổng hợp những thông tin liên quan đến đối tượng, sau đó lọc những thông tin có giá trị và loại bỏ những thông tin không quan trọng. Bước này yêu cầu bạn cần có khả năng logic và liên kết chuỗi thông tin liên quan để tìm ra đúng hướng giải quyết vấn đề, đem lại hiệu quả làm việc.
Sau khi thu thập, tổng hợp thông tin là bước nhận diện, bóc tách, giải quyết đối tượng, chủ thể vấn đề, sự vật, sự việc. Nó đòi hỏi bạn phải xẻ nhỏ các nhánh thông tin, phân tích chúng  theo những yếu tố khác nhau để tìm ra bản chất thực sự nằm sâu bên trong chúng, lý giải được ý nghĩa và làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. Lưu ý ở bước này chính là áp dụng kỹ năng nhận diện xu hướng và mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin đã thu thập được ở bên trên.
Bước cuối cùng chính là sắp xếp, đánh giá và đưa ra kết quả. Sau khi đã phân tích, bóc tách các sự vật, sự việc, thông tin liên quan đến vấn đề và đối tượng, ta sẽ có kết luận về nó. Đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của nó để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Có thể thấy, tư duy phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng giúp mỗi người dễ dàng nhận thức và giải quyết các vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống. Người có kỹ năng tư duy phân tích sẽ nhìn nhận mọi việc theo chiều sâu với cả hai mặt chủ quan và khách quan, từ đó giúp họ nhanh chóng đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp.
Đồng thời, tư duy phân tích đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mỗi người tìm ra giải pháp cho các vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn với những hành động của mình.
Hiểu vấn đề và phân tích tình hình để tìm ra các giải pháp khả thi là kỹ năng quan trọng ở mọi vị trí, mọi cấp độ. Phát triển kỹ năng tư duy phân tích có thể cải thiện công việc của chúng ta, giúp bản thân đạt được các mục tiêu trong công việc cũng như cuộc sống.

Mặt trái của tư duy phân tích

Bên cạnh những ích lợi đem lại, tư duy phân tích cũng có những mặt trái khiến nó không đem lại hiệu quả như mong muốn:  
Thông thường, khi phân tích một vấn đề, đối tượng, ta phải thu thập, tổng hợp thông tin về chúng. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu này không bao giờ là đủ với nguồn thông tin đa dạng và tràn lan như hiện nay. Với lượng thông tin quá nhiều như vậy, đôi khi sẽ khiến ta sa đà và có thể đi chệch hướng ban đầu.
Không những vậy, khi áp dụng tư duy phân tích trong việc tổng hợp dữ liệu để đánh giá và đưa ra hướng giải quyết cho chuỗi vấn đề liên quan, ta thường áp dụng giải pháp ấy cho đối tượng trong nhiều tình huống khác nhau mà không biết rằng mỗi vấn đề khi đặt ở một hoàn cảnh khác là đã khác về bản chất và hướng giải quyết đấy nghiễm nhiên không còn là phù hợp. Ngoài ra, tùy theo sự thay đổi của thời gian và không gian, các vấn đề, đối tượng phát triển trở lên phức tạp hơn cũng yêu cầu các giải pháp tân tiến và hiệu quả hơn thay vì chỉ áp dụng mãi giải pháp cũ.
Đặc biệt, tư duy phân tích thường bắt chúng ta nhìn nhận thế giới theo quan điểm của cá nhân, bỏ qua những đối tượng liên quan khác. Điều này vô hình chung khiến sự khách quan trong cách đánh giá sự vật, sự việc, đối tượng, vấn đề của mỗi người bị giảm sút và chỉ mang ý nghĩa cho cá nhân chứ không để lại kết quả lâu dài và được công nhận. Chính nó cũng khiến cho tư duy phân tích này mang xu hướng tăng tính mâu thuẫn và tạo ra sự chia cắt giữa người với người.
Cuối cùng, tư duy phân tích thường có xu hướng tạo ra giải pháp dựa trên điều kiện quá khứ và hiện tại mà không phải tương lai. Vì vậy mà các đặc trưng, giải pháp, hướng đi có thể trở nên lỗi thời, vô dụng theo thời gian.

Rèn luyện tư duy phân tích bằng cách nào?

ren-luyen-tu-duy-phan-tich
ren-luyen-tu-duy-phan-tich
Giống các bộ phận khác trên cơ thể, tư duy phân tích cũng cần được rèn luyện thông qua quá trình học tập. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để rèn luyện tư duy phân tích cho mỗi người:

Rèn luyện tư duy phân tích qua việc đọc sách

Một trong những cách giúp bạn cải thiện tư duy phân tích không thể không kể đến việc đọc sách. Sách là tri thức của nhân loại, việc đọc sách đem lại cho chúng ta rất nhiều thông tin bổ ích và lý thú, thúc đẩy bộ não của chúng ta hoạt động tích cực. Những cuốn sách với nhiều thể loại khác nhau sẽ tăng dữ liệu thông tin cho mỗi người, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề, đối tượng, xây dựng được khung thông tin sẵn cho việc phân tích và rút ngắn thời gian đưa ra giải pháp, hướng đi cho vấn đề.
Đọc thêm:

Rèn luyện tư duy phân tích qua việc xem phim và chơi game

Những hoạt động giải trí thường ngày như chơi game, xem phim đôi khi cũng rèn luyện được tư duy phân tích của mỗi người nếu chúng ta biết sử dụng nó đúng cách. Một số loại trò chơi rèn luyện trí não và khả năng nhạy bén như: cờ vua, giải ô chữ, cờ tướng,.. yêu cầu khả năng nắm bắt tình hình, phân tích tình huống sẽ giúp người chơi vận động não bộ một cách thoải mái mà không quá khô khan.
Ngoài ra, mỗi bộ phim đều có những tình huống và các sự kiện liên quan đến nhau, việc xem phim sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng nhận định, phán đoán tình hình xây dựng lối tư duy phân tích trơn tru.
Đọc thêm:

Cải thiện tư duy phân tích qua việc đặt câu hỏi

Sự tò mò sẽ thôi thúc não bộ của chúng ta phát triển và tìm ra câu trả lời cho nó. Khi tò mò về một đối tượng, vấn đề nào đó, ta sẽ thôi thúc bản thân tìm ra đáp án, điều này khiến cho sự vận động của trí óc mãnh liệt hơn bình thường. Càng đặt nhiều câu hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được nâng cao, khả năng ghi nhớ cũng được cải thiện và phát triển.
Ngoài ra, khi chúng ta có được đáp án về đối tượng đó, ta sẽ làm giàu lượng thông tin của bản thân về chúng, giúp ích cho việc phân tích và tìm ra giải pháp cho những hướng đi hoặc đối tượng liên quan đến nó.

Trải nghiệm thực tế cũng là một cách rèn luyện tư duy phân tích

Một trong những cách rèn luyện tư duy phân tích hiệu quả nhất không đâu khác chính là quá trình trải nghiệm thực tế, bởi suy cho cùng, tư duy không chỉ được bó gọn trong sách vở, bài học mà nó còn được phát triển qua những hành động thực tế mà chúng ta có trong cuộc sống. 
Khi mỗi người tự trải nghiệm theo những cách riêng, họ sẽ đúc rút cho bản thân các kiến thức cộng đồng khác nhau, qua đó có những hoạt động khác nhau để phát triển. Đồng thời, tham gia trải nghiệm thực tế cũng đem lại cho mỗi người những kỹ năng sống mà trong sách vở hoàn toàn không có.
Có thể thấy, với sự phát triển của xã hội như hiện nay, bất kì ngành nghề nào cũng yêu cầu những người có khả năng tư duy phân tích, những người có thể xác định vấn đề, đánh giá những vấn đề đó và phát triển các giải pháp. Việc rèn luyện cho bản thân kỹ năng tư duy phân tích và trau dồi những kỹ năng mới sẽ giúp mỗi người thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống. 
Nguồn:
Richard Paul_ Cẩm nang tư duy phân tích
Đọc thêm: