Đọc sách thế nào?
Có hôm mình ngồi đọc Truyện cổ Andersen , bạn mình nó bảo : “Bao nhiêu tuổi rồi còn đọc truyện cổ tích?”. Đại khái cũng không trách...
Có hôm mình ngồi đọc Truyện cổ Andersen, bạn mình nó bảo : “Bao nhiêu tuổi rồi còn đọc truyện cổ tích?”. Đại khái cũng không trách được vì bạn mình có gu đọc sách khác, mấy cuốn nó đọc thường liên quan đến học thuật nhiều hơn là suy nghĩ, chiêm nghiệm. Mình có quan niệm là đọc sách gì không quan trọng, mà quan trọng là qua đấy rút ra được điều gì? Đọc không đơn thuần là nhìn mặt chữ đọc được, đọc xong một cuốn sách càng không có nghĩa là đọc xong hết chữ của cuốn sách ấy hay nắm được qua nội dung. Đấy là lý do vì sao đọc một vài mẩu truyện Andersen mà mình mất thời gian ngang với một chương sách chuyên ngành, vì thời gian đọc còn phải đặt mình trong đó, suy nghĩ và cố gắng hiểu xem thông điệp đưa ra là gì?
Lẽ dĩ nhiên là ai cũng đều có những cách đọc sách riêng, cá nhân mình cũng vậy. Nhưng nếu bạn là một Thinker (người thích tư duy) với trên 50% công lực, bạn tin vào thuyết "âm mưu" suy nghĩ quyết định số phận thì mình muốn chia sẻ một vài quan điểm của anh Trung Đức Mediaz, hy vọng sẽ có ích với mọi người :
“• Đọc sách, đừng tin 100% những gì sách nói, hãy hoài nghi và đặt câu hỏi tại sao với mọi điều đúng-và-sai trong sách có đề cập đến.
• Đọc mười cuốn sách đôi khi không bằng việc đọc một cuốn sách mười lần.
• Việc đọc xong một cuốn sách không nên tính bằng khoảng thời gian nhanh chậm hay độ dài của số trang, mà nên được tính bằng độ thẩm thấu của trí óc và mức độ cam kết trải nghiệm ngay sau đó.
• Mỗi khi thấy một câu sách hay, một đoạn có ý nghĩa, hãy tìm cách neo giữ những điều giá trị đó vào trong tâm trí, vào trong những trải nghiệm thực tế mà bạn đã trải qua. Đừng để nó trôi qua vô ích.
• Đừng nghĩ rằng chỉ có cầm trên tay một cuốn sách mới là đọc sách, bản thân mỗi người bạn gặp, mỗi câu chuyện đi qua đều là những cuốn sách hay mà bạn nên "đọc" mỗi ngày.
• Đọc sách mà "ngộ" được điều gì, hoặc đọc câu sách mà thấy thích thú, thấy cả cuộc đời mình thay đổi, đâu phải vì câu sách ấy mới lạ, đem lại cho mình một ý thức tân kỳ, mà chính là vì ta đã có sẵn nó trong tiềm thức, nhưng vì chưa có cơ hội thuận tiện phát lộ ra thôi. Nay vì gặp được chỗ tương đồng, làm vang động cả tâm hồn trí não mình như thế.
...
Việc đọc xong một cuốn sách khó và mất nhiều thời gian hơn mình tưởng, có những cuốn chỉ vẻn vẹn hơn 100 trang sách mà mình mất cả tháng không đọc xong được, cứ mỗi trang sách lại ẩn chứa một câu chuyện, một bài học, một điều gì đó mới mẻ, mà bắt buộc mình phải có trải nghiệm liên quan đến điều đó, nếu không sẽ không thể hiểu được.
Ví dụ với việc đọc sách và học về SEO, Adword,.. nếu không có kiến thức Marketing Online thì biết học và làm tốt mấy cái đó kiểu gì đây? Để biết Marketing Online lại phải hiểu về Marketing, nhưng Marketing mà không có trải nghiệm, không hiểu mình, không hiểu người, nhìn mọi thứ xung quanh và ngoài kia lúc nào cũng lạ lẫm thì sao làm Marketing được, Để có được trải nghiệm, ta phải hành động. Và bạn có nhận thức về những gì bạn đang/sắp/chuẩn bị hành động chứ?
Và đó là lý do mà những cuốn sách như: Đắc nhân tâm, Lão Tử đạo đức kinh, Lão Tử tinh hoa, Phật học đạo đức kinh, Trang Tử tinh hoa, nhập môn triết học phương đông,... luôn được ưu tiên trên kệ sách của mình.”
Nguồn: Trung Đức Mediaz
/ky-nang
- Hot nhất
- Mới nhất