Bạn có đang 'sống' đúng cách?
Khoảng một phần ba cuộc đời, ta dùng để ngủ. Liệu cách bạn dùng quãng thời gian 'sống' này đã hiệu quả chưa? Hãy cùng tìm hiểu về chủ...
Khoảng một phần ba cuộc đời, ta dùng để ngủ. Liệu cách bạn dùng quãng thời gian 'sống' này đã hiệu quả chưa? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé.
I. Vì sao cần ngủ?
Ngủ là một trong những hoạt động sống còn đối với con người. Bởi vì giấc ngủ không những giúp phục hồi và tái tạo mà còn giúp nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ thông tin. Nếu nhịn ngủ trong vòng vài ngày liên tiếp, cơ thể bình thường sẽ trở nên rệu rã. Nếu vượt qua 'ngưỡng đỏ' của việc thức trắng, hậu quả là gì, bạn có thể tưởng tượng ra được rồi ha.
II. Số lượng và chất lượng của giấc ngủ, điều gì quan trọng?
Có một câu hỏi từng khởi lên trong đầu là, làm thế nào để thức khuya dậy sớm mà không nhức đầu, cáu gắt, lừ đừ?
'Số' và "Điểm' của giấc ngủ sẽ trả lời điều này.
Theo nghiên cứu khoa học, thì con người ngủ theo từng chu kỳ 90 - 120 phút. Trong mỗi chu kỳ, ta trải qua 5 giai đoạn:
- Ru ngủ: giai đoạn lim dim và đi dần vào giấc ngủ.
- Ngủ nông: đây là giai đoạn bắt đầu ngủ, nhưng ngủ nông, dễ giật mình thức giấc.
- Ngủ sâu: ta đi vào trạng thái ngủ sâu.
- Ngủ rất sâu: cơ quan nội tạng hoàn toàn ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Ngủ mơ: dù đang ngủ nhưng mắt ta sẽ nháy mắt liên hồi. Đây là giai đoạn ta mơ. Cơ thể sẽ tiết ra các loại hormones để làm tay chân nằm im, tránh ta cử động theo những gì xảy ra trong dream của ta đó.
Khi kết thúc một chu kỳ, cơ thể sẽ vòng qua chu kỳ mới. Số chu kỳ lý tưởng của con người là từ 4 tới 6. Những chu kỳ này nên được diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn để đảm bảo cho cơ thể sảng khoái và tỉnh táo khi thức dậy.
Vâng, nếu ngủ dậy mà bạn thấy mệt. Thì đó là do thời điểm thức dậy. Giả sử, bạn bị đánh thức ở giai đoạn ngủ sâu, hoặc ngủ rất sâu, thì cơ thể sẽ dễ hoảng loạn. Đó là lúc mọi cơ quan và não bộ của chúng ta chưa chuẩn bị để trở lại hoạt động bình thường. Ta khó trả lời những câu hỏi cơ bản. Ta bị mất thăng bằng. Việc này ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng tập trung, hiệu suất làm việc. Nếu giật mình dậy ở thời điểm này, sẽ khiến một ngày của ta trở nên khó chịu.
III. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?
Trong cuốn sách với nội dung là 21 lời khuyên cho giấc ngủ của Shawn Stevenson, ông có chia sẻ các cách để tăng chất lượng giấc ngủ. Chúng được tóm tắt thành 4 ý sau:
- Chọn đúng thời điểm đi ngủ: ta nên thiết kế giấc ngủ đồng điệu với chu kì hormone. Theo cơ chế sinh học của con người, ngủ trong khoảng 21:00 - 23:00 là phù hợp nhất.
- Đúng thời điểm thức dậy: thức dậy vào giai đoạn ru ngủ, nên trước 8:00 sáng.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử khoảng 90’ trước khi ngủ.
- Giữ đầu óc thảnh thơi, nhẹ nhàng bằng các hoạt động thư giãn, tĩnh tâm.
Bản thân mình, dù có đọc và tìm hiểu về khoa học giấc ngủ nhưng cũng chưa làm được 4 bước như trên. Có vài kinh nghiệm cá nhân chia sẻ như này:
- Để hỗ trợ đi ngủ đúng giờ, mình đặt chuông báo ngủ. Mỗi lần nghe chuông đánh, nó nhắc mình tới giờ ngơi nghỉ rồi đó.
- Mình cài App Sleep Cycle để theo dõi giấc ngủ. App này có điểm hay ở chỗ, là đo được thời gian và chất lượng giấc ngủ. Ví dụ, nếu đi ngủ gần 11:00pm, đặt chuông dậy lúc 6:30am. Buổi sáng App sẽ dựa vào việc đo mình đang giai đoạn nào của chu kì ngủ để chọn đánh thức vào thời điểm dễ chịu nhất có thể (trong khoảng 6:00 - 6:30am). App này dễ thương nhất là tiếng chuông và biết cách vang lên đúng thời điểm. Từ hồi xài nó, cái việc thức dậy trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu đi hẳn.
- Số 3 và 4: đang tập, vẫn là chưa biết bao giờ thành danh ^^
Cuối cùng thì, bạn nhớ chăm sóc giấc ngủ, và nhớ đúng cách bạn nhe.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất