Ta thường hay nhìn nhận bản thân là 1 kẻ thất bại khi không hoàn thành được mục tiêu, 1 dự án, hoặc 1 công việc nào đó. Nếu không tính tới những tác động đến từ thời cuộc ( những thứ ta không thể kiểm soát như thời tiết, lạm phát, suy nghĩ của người khác.. ) Vậy ta nên quan tâm đến những chuyện mà ta có thể kiểm soát, 1 trong số đó là thói quen và sự kỷ luật.
Ta nên hiểu sao cho đặng về khái niệm quản lý thời gian ?
Phải hiểu rằng đây không phải là 1 siêu năng lực có thể kiểm soát được cả không gian và thời gian. Bởi người làm được chuyện này trên thế gian chỉ có 1. Đó là Thượng Đế. Vậy ta nên hiểu đây là 1 câu nói mang hàm ý" Sự kỷ luật kiểm soát hành vi bản thân trong phạm vi của thời gian". Như vậy sẽ đặng hơn & thực tế.
Vì sao ta thường trễ việc hoặc thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu ?
Có lẽ đến từ sự chủ quan.
Khi đề ra mục tiêu, ta chỉ tính đến những phần thưởng, thành công đạt được, mà quên tính tới những điều mà ta sẽ mất, những giọt mồ hôi phải bỏ ra, những chuyện xui rủi mà ta sẽ gặp... Đó gọi là không biết tự lượng sức. Vì ít nhất, có đến 2 dạng nguy hiểm mà ta sẽ đối mặt khi làm 1 việc gì đó.
RỦI RO và ĐO LƯỜNG NĂNG LƯỢNG.
Về rủi ro.
Ví dụ ta đề ra thời gian cho việc chuẩn bị tài liệu học là 1 tiếng, nhưng lại không tính đến thao tác khi làm việc thế nào, nhanh hay chậm, tập trung hay có thể xen kẽ việc khác. Hoặc tự tin là bản thân sẽ làm xong trong 30 phút cuối cùng, nên đã dành ra 30 phút đầu để lướt face, xem phim, nghe nhạc... Cho đến khi phút thứ 31, 32 đã điểm, ta bắt đầu chỉnh lại tư thế để tập trung thì...Bùmm, hàng xóm mở karaoke, ba mẹ gọi ta giúp họ làm việc nhà, 1 cuộc gọi, tin nhắn làm quấy nhiễu sự tập trung của ta, sau đó ta bất lực, kế hoạch soạn tài liệu trong 1 tiếng phá sản, ta cảm thấy mình thất bại, rồi đành dời deadline qua khung giờ khác, nó làm cho thời gian 1 ngày bị đảo lộn, rồi tự dằn vặt mình đến đau khổ. Những điều này đến từ chuyện ta thờ ơ với những điều ta có thể kiểm soát được, tạo ra kẽ hở để những chuyện xui rủi có cơ hội tấn công. Rõ ràng nếu ta làm tốt từ đầu, tập trung hoàn toàn vào 30 phút đầu tiên thì những rủi ro trên ( những thứ ta không thể kiểm soát ) không thể làm cho ta lo lắng.
Đo lường năng lượng.
Ví dụ mức năng lượng mỗi ngày của ta là 100nl. Trong 1 ngày có khoảng 3 việc quan trọng khiến ta tiêu tốn năng lượng đang có, lần lượt là 20nl, 40nl, và 60nl. Nếu như ta không tính toán kỹ lưỡng, sau khi làm công việc đầu tiên với mức tiêu tốn là 20nl, ta sẽ dễ nhầm lẫn 2 công việc còn lại cũng dễ dàng như thế hoặc chỉ hơn 1 chút, và thực tế là sau khi làm xong công việc 20nl, ta còn lại 80nl, ta làm tiếp công việc thứ 2 là 40nl, vậy ta còn 40nl, như vậy với 40nl còn lại ta không thể nào hoàn thành được công việc 60nl, và vì lúc này đã là cuối ngày nên ta sẽ không đủ thời gian để phục hồi lại nl đã mất của mình. Vậy rõ ràng khi đến công việc cuối cùng, ta thường không thể hoàn thành được nó và phải miễn cưỡng tạo thêm áp lực không đáng có cho ngày hôm sau. Chắc hẵn sẽ không ít người đang trong tình trạng này.
GIẢI PHÁP
Nếu có chìa khóa dành cho nó thì có lẽ là 1 tinh thần dám thử khó. Có nghĩa nếu như sức khỏe và thời điểm cho phép thì ta có thể hoàn thành những công việc khó nhất trước, sau đến những công việc đơn giản hơn, trong tâm lý học gọi là " Ăn con ếch xấu". Như vậy sẽ giảm thiểu được sự lo âu, tiết kiệm thêm thời gian để làm các công việc khác.