Dopamine vô cùng nguy hại, đại khái là khi làm gì đó thú vị (chơi game, lướt tiktok,...) thì dopamine sẽ tăng lên và kích thích sự vui sướng, nhưng dần dà cơ thể sẽ đòi nhiều hơn và bạn cần nạp nhiều hơn, tìm kiếm những thứ mới để đáp ứng.
Nếu lạm dụng nó sai cách, cuộc đời ta sẽ dễ lắm rơi vào bế tắc, chẳng khác gì một con nghiện.
Mỗi lần như vậy cần lượng dopamine cao hơn mới đủ thỏa mãn, bằng không, nếu ở dưới mức cân bằng, bạn sẽ thấy tẻ nhạt và thiếu sức sống.
Có rất nhiều bài viết bàn tới chủ đề này và mình sẽ không nhắc quá nhiều, mình chỉ đề cập đến một vấn đề mở rộng hơn mà chắc chắn sẽ khiến các bạn suy nghĩ.
Trước tiên, mình sẽ đặt một câu hỏi quan trọng cần các bạn trả lời:"Rồi sao nữa? Sau khi tiêu thụ hết mọi thứ thú vị (trong khả năng của bạn), thì sao nữa?"
Điều gì xảy ra khi chẳng còn gì hay ho để làm, sự buồn chán ập tới rồi luẩn quẩn quanh bạn?
Còn gì vui thú nữa đâu, quả là...chán đời.
Còn gì vui thú nữa đâu, quả là...chán đời.
Sau những chuỗi ngày phê pha cùng Dopamine và mức cân bằng của bạn bị đẩy lên cao ngất, đến một mức độ...chẳng còn thứ gì có thể kéo nó lên (tất nhiên tôi cũng không khuyến khích các bạn chơi thuốc hay ma tóe nhé!).
Thì liệu nó có giết chết bạn không?
Không chết đâu hha, chỉ là bạn vẫn phải đối diện với thực tế, rằng cơn buồn chán sẽ ám lấy bạn từng giây từng phút và chẳng có cách nào để thoát khỏi. Bạn chính thức bị nghiện Dopamine và tình trạng ấy sẽ hành hạ cơ thể bạn, khiến bạn mất mọi hứng thú và chán nản cuộc sống này.
Để tôi kể một chút về mối quan hệ của sự "buồn chán" đối với con người, có thể nói nó là một trong những kẻ thù lớn nhất của loài người chúng ta, bản chất của con người là tham lam và luôn tranh giành, vơ vét để có được nhiều hơn, tốt hơn (hậu quả là ta không biết đủ với hiện tại). Đồng thời, tổ tiên ta vẫn lẩn trốn nó từ những thởu sơ khai, các vị ấy thật sáng tạo khi tạo ra vô vàn cách thức để giải trí.
Thời tiền sử thì lấy săn bắt làm thú vui, thời phong kiến thì lấy việc đô hộ, tra tấn để tiêu khiển, thời hiện đại hơn chúng ta có game, MXH để giết bớt thời gian, giúp mỗi ngày đều có những trend mới, drama mới để theo dõi.
Và điểm chung là dù ở thời đại nào chúng ta vẫn phải làm gì đó để trốn tránh nó, nhưng cũng không thể thoát khỏi nó dù làm gì thì nó vẫn sẽ quay lại, cứ như một bóng ma quẩn quanh trong tâm trí, từng phút từng giây.
Tưởng tượng như nó là một vòng lặp vô tận, một cái loop chẳng thể thoát ra, khiến loài người bị mắc keht và đau khổ triền miên.
Buồn chán quá cũng dễ gây trầm cảm lắm đấy.
Buồn chán quá cũng dễ gây trầm cảm lắm đấy.
Thêm một câu chuyện nữa, lần này về Đức Phật, chuyện kể là sau khi ngài rời bỏ cung điện với một cuộc sống xa hoa, ngài đã lang thang khắp nơi và ẩn khuất sâu trong rừng, trong suốt 6 năm ròng rã và ngài đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề.
Nhưng mối liên hệ ở đây là gì, đó là Đức Phật chỉ có một mình, cô độc trong ngần ấy năm, từ sáng tới tối với những cánh rừng bất tận, những màn đêm cô độc tận cùng. Thứ ám ảnh và dày vò ngài nhiều nhất, là cơn buồn chán, thứ mà dù có là Đức Phật vẫn phải chịu hành hạ.
Tiếp theo, các bạn hãy liên tưởng tới các sư thầy trong thiền viện, mỗi ngày không có gì vui chơi giải trí, không thức ăn ngon cũng chẳng có điện thoại vì cuộc sống quanh quẩn cứ lặp đi lặp mãi.
Mình cũng đã có dịp thỉnh giáo và được nghe được giải bày thế này, các sư hiển nhiên cũng thấy chán giống chúng ta, cái vị vẫn là con người với những bản năng đặc thù, cơ mà các thầy vẫn lựa chọn đối diện, quăng mình vào môi trường nơi mà muốn trốn chạy cũng không được.
Với ba bữa cơm hệt giống nhau, ăn ngủ sinh hoạt đúng giờ và tụng kinh, ngồi thiền từ năm này sang năm khác, các sư đã ép bản thân đi đến tận cùng của nỗi buồn chán và sống cùng với nó.
Và điều kì diệu xảy ra, điều cũng xảy ra tương tự với Đức Phật, một khi đã chạm đến giới hạn của buồn chán, một khái niệm chắc hẳn các bạn biết đó là sự "giác ngộ".
Đức Phật sau 6 năm thiền hành, ngài chính thức đắc đạo dưới cây Bồ đề và các vị thiền sư tu tập đủ lâu, đủ sâu thì các ngài cũng được giác ngộ.
Tu tập đủ lâu, đủ sâu, sự giác ngộ sẽ xuất hiện.
Tu tập đủ lâu, đủ sâu, sự giác ngộ sẽ xuất hiện.
Tất cả nhờ vào lựa chọn dũng cảm đối mặt với buồn chán, chính sự quyết tâm cao độ ấy mới khiến các ngài lột xác, chạm tới một ngưỡng cửa mới toanh.
Thiền là điều kiện cần giúp các bạn đạt được giác ngộ và sự buồn chán chính là điều kiện đủ còn lại!
Thiền khiến các bạn từ bỏ những thú vui bên lề, đưa bản thân bạn vào trạng thái tĩnh lặng để có thời gian quán sát thân tâm, đồng thời cũng đẩy vào chạm mặt với buồn chán, tâm trí sẽ thôi thúc bạn từ bỏ, cơ thể thì bức rức và khó chịu.
Nhưng bạn vẫn phải tịnh tâm, quyết đi cho tới cùng. Bạn không thể cứ trốn nó mãi vì chỉ có cái chết mới có thể chấm dứt. Chừng nào còn sống thì nó sẽ ám ảnh và chực chờ xuất hiện, vậy nên bạn rất cần phải đối mặt.
Để rồi phần thưởng sẽ vô cùng tương xứng với nỗ lực bỏ ra, món quà là vô cùng đáng giá, sự tỉnh thức sẽ khiến cuộc sống bạn bung nở như một đóa hoa. Loại cảm giác còn hơn cả hạnh phúc, là an nhiên, tự tại sẽ ngự trị trong bạn.
P/S: Tùy vào hoàn cảnh và lựa chọn của mỗi người, không nhất thiết bạn phải vào tu viện như các sư hay bỏ đi biền biệt giống Đức Phật, chỉ đơn giản là đừng quá lạm dụng Internet, MXH,... để chống lại buồn chán, nên hạn chế bớt và dành nhiều thời gian để thiền, để quan sát cuộc sống nhiều hơn.
Cố gắng hạ mức Dopamine xuống thấp, để khi làm công việc nhà, việc công sở hay chỉ đơn giản như đi bộ, đọc sách cũng thấy vui, thì cuộc sống của bạn cũng được cải thiện và hiệu quả hơn đáng kể rồi đó.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe và sáng suốt.