Bài cũ: Tổng quan về giáp thời Minh mạt được khắc họa trong bức tranh 行军图 Hành quân đồ (2022)
Phân tích giáp trụ nhà Minh trong bức tranh Hành quân đồ 行军图.
Khoảng vài tháng trước, ảnh chụp của bức tranh Hành quân đồ 行军图 thuộc một bộ sưu tập tư nhân đã được đăng tải lên Weibo. Niên đại của bức tranh được xác định là vào khoảng năm 1643. Qua bức tranh này, chúng ta có thể thấy hình dáng của giáp trụ Trung Quốc thời Minh mạt, cũng như phân tích được sự khác nhau giữa giáp thời Minh mạt/Thanh sơ và giáp thời nhà Thanh vào giai đoạn trung – hậu kỳ.
Các nhân vật trong tranh đều mặc loại bố diện giáp (brigandine) có hai phần khác màu: phần thứ nhất dài từ cổ cho tới quá thắt lưng, phần thứ hai dài từ thắt lưng đến quá đầu gối. Kiểu giáp này khác với dạng trực thân – toàn giáp là một phần, dài từ cổ đến quá đầu gối – thường được nhắc tới khi nói về giáp thời Minh mạt. Về hình dạng của dạng trực thân này, chúng ta có thể tham khảo bức tranh Bình phiên đắc thắng đồ 平番得胜图, được vẽ vào khoảng năm 1580.
Phần giáp bảo vệ nách (có tên riêng là hộ dịch 护腋) cũng là một điều đáng chú ý. Mỗi quân sĩ đều có hai mảnh giáp nách dài, rộng, hình dáng tựa như chiếc lưỡi; khác với đa số những hiện vật giáp nách có hình đám mây của các bộ giáp thời nhà Thanh và cả những bộ giáp Minh mạt được phỏng tạo trước đây.
Theo như một nguồn, các bộ giáp thời nhà Thanh ở Mông Cổ vẫn còn giữ dạng giáp nách như này.
Ngoài ra, phần giáp nách này còn đủ dài để phủ lên vỏ đựng cung tên.
Mũ của các quân sĩ cũng có hình dáng y như các hiện vật mũ trụ Triều Tiên thời Nhâm Thìn Oa loạn (1592 – 1598). Phần giáp che gáy của mũ có hình chữ nhật, không có hình mây như mũ thời nhà Thanh.
Cho tới hiện tại, nhiều người vẫn đang thử nghiệm phỏng tạo kiểu giáp này.
Link tranh.
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất