Tôi là chiếc máy thở đời cũ ở một bệnh viện thuộc vào loại vừa ở Ý. Tôi vừa được về hưu sau trận chiến ác liệt trong suốt hơn 5 tháng không ngừng nghỉ, từ bệnh đầu tiên tôi phục vụ đến người cuối cùng khỏi bệnh xuất viện.
Bây giờ, với rất nhiều danh hiệu cùng chiến công tôi được các chỉ huy và đồng đội đưa tiễn đi 'tái sinh'. Nhưng trước khi đi, tôi muốn tranh thủ viết vài dòng tâm sự gửi một người bạn tôi nhờ cậu ấy chia sẻ giúp đến mọi người.
Từ khi tôi được huấn luyện đào tạo và đưa về công tác tại bệnh viện cùng 5 đồng chí khác. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải tham gia 1 trận chiến thảm khốc đến vậy. Trong những ngày tháng 3 mất mát, tôi cùng đồng đội  đã chiến đấu cả ngày lẫn đêm, lúc nào cũng phải nỗ lực 100% khả năng nhỏ bé của mình. Hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác, có người đôi hôm đã khỏi, người thì... Thật đau đớn! 
Cái cảm giác bất lực khi không cứu được một người đã đủ làm nhân vật chính vật lộn cả phim rồi thì chúng tôi đây chứng kiến hằng ngày hằng giờ. 'Phòng lạnh' hết chỗ thì đến cả xe tải đông lạnh cũng được huy động. Ngẫm lại tôi thấy sao mình và đồng đội mạnh mẽ thế. Bởi dù trong lòng cảm thấy thế nào đi nữa chúng tôi vẫn không bỏ cuộc không dừng lại một phút giây nào. Ấy thế mà cái sự đời nó mới thật biết trêu ngươi làm sao!...
Những ngày đỉnh điểm, bệnh viện có quá nhiều người cần chúng tôi, còn anh em chúng tôi chỉ có 5 máy. Không có thuật phân thân, chỉ huy của chúng tôi buộc phải làm điều tàn ác nhất - chọn bệnh nhân sẽ được chúng tôi cứu và số còn lại thì... Có lần tôi đã lén nghe được cuộc đối thoại của ngài tư lệnh với một anh chỉ huy mới về công tác được 1 năm:
-Thưa sếp, em xin lỗi nhưng em không thể làm được. Em đã được huấn luyện hơn 8 năm để cứu người. Em đến đây để cứu người, chứ không phải vì điều ngược lại.
-Chàng trai trẻ, đây là bệnh viện và ta đang ở tiền tuyến, nơi đây không có chỗ cho những chiến sĩ bất tuân mệnh lệnh.
-Nhưng em...
-Nhưng cậu vẫn đang cứu người đó thôi! Chúng ta không phải chúa, chúng ta không thể cứu hết tất cả. Chúng ta càng không phải kể sát nhân, chúng ta không chọn người để giế*t. Chúng là những chiến sĩ cứu người, chúng ta đang cố cứu sống nhiều người nhất có thế, bằng cách cứu những người có cơ hội sống cao hơn....
Các chỉ huy thật giỏi! Trận chiến đang khốc liệt đến thế mà họ vẫn có thể giữ được sự tỉnh táo trước mọi tình huống. Chúng tôi nếu không có sự chỉ huy của họ chắc chẳng cứu được ai mất. (Chiến trường mà, hỗn loạn, mất mát, mùi cồn, mùi thuốc, lắm lúc ta cũng không biết mình là ai). Tuy nhiên, cái lẽ đời chả chừa một ai, cho dù đó có là những anh hùng đang cầm súng giế*t giặc nơi trận địa. 
Cách lý ở nhà, con người rảnh rỗi, yên ổn thì lại bắt đầu đi xoi mói chuyện người khác. Câu chuyện chọn người mà cứu ở bệnh viện tôi lan ra khắp thế giới. Báo chí thi nhau giật tít với tiêu đề nghe nhức cả vi xử lý. Mọi người thi nhau thảo luận bàn tán, nào là triết học, đạo đức, nhân đạo... Ôi cái gì mà 'cứu người này mà bỏ mặt người kia là giế*t người rồi'. Rồi cái gì mà thí nghiệm tâm lý đạo đức học 'blah blah tàu chạy có 5 10 người đứng trên ray xô 1 người chặn tàu để cứu tất cả blah blah...'
Vớ vẩn, vớ vẩn hết sức! Tôi là binh sĩ tôi chỉ biết chiến đấu thôi tôi không hiểu nhiều cái thứ triết học cao siêu kia. Nên chả hiểu nổi ai lại nghĩ ra cái thí nghiệm như thế mà để gì? Cố nghĩ ra đủ mọi lý do để có người đứng trên đường ray để làm gì? Rồi cố nghĩ ra cái cách cứu họ bằng cách giết 1 người khác để làm gì? Rồi bàn về đạo đức của người ra quyết định???
Ủa sao lạ lẫm vậy?! Nếu bàn về đạo đức ta nên bàn về cái người mà gây ra cảnh ấy chứ. Tại đường ray có tàu chạy mà các vị lên trên đó liều cái mạng sống của mình và bao người khác? Rồi trách nhiệm của công ty đường sắt của người lái tàu đâu? Người đi đường thì làm gì nên tội mà đánh giá đạo đức người ta. Dù người đó có lấy thân chèn tàu thì chưa chắc đã dừng con tàu ấy, nhiều khi không làm gì hết bác lái tàu lại tự phanh được, người trên đường ray lại tự né được. Các bác triết gia cứ cố đi tìm cái đạo đức mà lao đầu vào chặn tàu, lắm khi lại chế*t cả tàu vì trật ray.
Trở lại các đồng đội anh hùng của tôi, thay vì đánh giá đạo đức của chúng tôi. Các vị hãy đi đánh giá đạo đức của những ai gây ra cảnh này đi chứ. Đâu có tự nhiên mà chúng tôi có chiến tranh. Đâu có tự nhiên mà có nhiều bệnh nhân đến vậy. Các vị đã làm gì? Có bệnh thì chối, chối không được thì bảo không lây, lây được rồi thì bảo đóng cửa là kỳ thị là bóp cổ kinh tế. Đến khi các vị đóng cửa báo động thì bao nhiêu đồng đội tôi đã phải hy sinh. Đạo đức thế kia mà sao không đi đánh giá. Rồi khi tất cả đã thấy thất thủ ngay trước mắt, mọi người quyết tâm chiến đấu rồi thì lừa dối mưu mẹo lại đến. Bẩy cho vay, hàng viện trợ kém chất, tranh giành cướp đoạt, khiến chiến trận đã khó nay càng thêm khó. Ai cũng xấu, rồi mọi người chửi nhau ầm cả lên để được gì? Thế đây hành xử thế đấy mà tôi chưa nghe ai hỏi họ về đạo đức mà lại đi chiến sĩ chúng tôi về đạo đức.
Mọi người có nghĩ đến cảm nhận của chiến sĩ chúng tôi không? Tại sao ở trên tôi lại dùng từ tàn ác nhất? Tàn ác ở đây là tàn ác với người bác sĩ những chỉ huy của chúng tôi. Bởi tôi biết sâu thẩm trong tim họ, dù họ biết mình đã làm hết sức, những vết thương chiến tranh vẫn sẽ theo họ cả cuộc đời. Để những hôm trái gió trở trời các vết thương ấy lại đau lên day dứt, như nhắc nhớ về 1 một trận chiến đã đi vào lịch sử. Thế giới nợ các đồng chí rất nhiều.
May mắn thay đất nước của người bạn tôi đã không ngồi yên một chỗ và thảo luận về đạo đức mà đã đang và sẽ tiếp tục những hành động thiết thực để chiến thắng trận chiến này. Ở những đất nước như thế người ta mới có thể an toàn và vui vể lên Spiderum để thảo luận nhiều chủ đề hơn nữa trau dồi và phát triển hơn nữa. Xã hội phải văn minh phải tiến bộ phải hòa bình thì con người mới cư xử với nhau có đạo đức được.