Như chúng ta đã biết, nếu có thể nói mâu thuẫn chính là tiền đề để tạo ra những cải cách mới thì quá trình tranh luận khi có mâu thuẫn chính là con đường để dẫn tới những sáng tạo mang tính đột phá.
Nhưng không phải khi nào các cuộc tranh luận cũng đưa ra được những kết quả tốt đẹp, bởi người ta thường nhầm lẫn tranh luận với tranh cãi. Mục đích của tranh luận là để rút ra những bài học mang tính đóng góp và cải thiện tình hình thậm chí là giải quyết mâu thuẫn, còn tranh cãi thì thường gây ra hậu quả ngược lại.
Vì vậy, hôm nay chúng mình hãy cùng tìm hiểu 4 bước để sẵn sàng tham gia vào một cuộc tranh luận trong hòa bình và có thể đạt hiệu quả đối đa nhé.
Let's go!

👉 Bước 1: Đặt mình vào đôi giày của đối phương!
Yeah, đúng là như vậy, hay nói một cách dể hiểu hơn là đầu tiên chúng ta phải biết cách đặt mình vào vị trí của người đang tranh luận để hiểu được lí do tại sao, nguyên nhân hoàn cảnh nào để họ đưa ra những quan điểm như vậy, để đảm bảo rằng bạn đang hiểu một cách đúng đắn và khách quan nhất những lập luận của họ. Sau đó hãy cố gắng nhắc lại những quan điểm trên một cách rõ ràng, mạch lạc nhất có thể. Bằng cách đặt câu và sử dụng những từ đồng nghĩa, sắp xếp lại các ý theo một thứ tự hợp lý. Luôn tỏ thái độ hợp tác và muốn chia sẻ như " Theo tôi hiểu thì ý của bạn là..." "Nếu tôi không nhầm thì có phải bạn đang muốn nói..."
Trong bước này, bạn đang thực hiện được cả 2 mục đích quan trọng. Một là chính bạn đang tự nhìn lại những quan điểm của đối phương một cách logic nhất có thể, để có thêm cái nhìn khách quan và sáng suốt hơn. Đồng thời đang kích thích đối phương buộc phải tư duy, vì đây như quá trình tổng hợp lại và bộc lộ ra những điểm mạnh và yếu trong lập luận của đối phương, khiến họ cần bổ sung hoặc làm sáng tỏ ý kiến của mình.
👉 Bước 2: Chúng ta có rất nhiều điểm chung.
Vâng, nghe thì có vẻ hơi nghịch lý, rõ ràng là chúng ta đang trong một cuộc tranh luận gay gắt với những khác biệt to lớn cơ mà. Nhưng mình xin khẳng định với bạn rằng nghệ thuật giao tiếp này không bao giờ làm bạn thất vọng. Bằng cách khẳng định sự đồng tình với những quan điểm của đối phương qua cách đặt câu :" Tôi có thể hiểu tại sao bạn lại cho rằng..." hay là" Tôi hoàn toàn đồng tình với bạn về tầm quan trọng của...", chúng ta đang tạo một cái nhìn cởi mở và thiện chí hơn cho cả hai. Thậm chí chúng ta có thể đưa ra những ý kiến bổ sung để khẳng định thêm tính đúng đắn trong một số lập luận của đối phương. Điều này khiến cho cuộc tranh luận trở nên dễ chịu hơn và đối phương cảm thấy được tôn trọng, rằng bạn cũng là một người có lý lẽ và dễ dàng chấp nhận những quan điểm sau này của bạn hơn, dễ đưa đến những kết quả tích cực hơn.

👉 Bước 3: Và tôi học hỏi được rất nhiều từ bạn!
Bước này có thể nói là ngắn gọn nhất, khi chúng ta đưa ra được một vài điểm mới lạ và sáng tạo trong những lập luận của đối phương. Sau đó đưa ra thiện chí rằng mình sẽ lưu tâm học hỏi/nghiên cứu về nó.
"Tôi cảm thấy điểm này rất mới lạ cần được lưu tâm hơn..." hoặc " Tôi đặc biệt cảm thấy ý này của anh rất đáng học hỏi và phát huy..." Nhỏ nhưng có võ, bước này cũng chính là đòn bẩy dẫn chúng ta đi đến phần quan trọng nhất của cuộc tranh luận.

👉 Bước 4: Nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều điều cần giải quyết.
Yeah, sau 3 bước tương đối "gian nan" chỉ để tạo ra một không khí tranh luận tích cực, đặt người đối diện và cả chính mình vào một tâm thế dễ chịu, bớt đối đầu và đề phòng nhằm tìm cách hạ bệ lẫn nhau, chúng ta có thể mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình, chỉ ra những bất đồng, những mâu thuẫn trong suy luận và sự phản đối trong tư duy. "Vấn đề của chúng ta nằm ở chỗ...", "Tôi thấy điều này chưa thực sự thỏa đáng..." hay "Tôi muốn bổ sung thêm rằng..." "Tôi không chắc có đúng hay không nhưng..." Tới đây, cả bạn và người tranh luận đều ý thức được rằng giá trị của cuộc tranh luận, tôn trọng đối phương và có cái nhìn bao quát hơn, dễ dàng đi đến thống nhất hơn. Cuộc tranh luận sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng hợp tác cùng phát triển nhất có thể.
Giá trị của một cuộc tranh luận nằm ở những bài học và kết quả tích cực mà nó mang lại cho nhóm cộng đồng. Và giá trị của người tranh luận được thể hiện qua tri thức cũng như cách mà họ tham thoại. Một cuộc tranh luận đúng nghĩa dù có gay gắt và mang tầm vĩ mô đến đâu cũng sẽ tạo ra những kết luận mang tính đóng góp, phát triển cho xã hội và người tranh luận sau đó vẫn có thể thoải mái, vui vẻ làm việc cùng nhau. Vì vậy, hãy học cách để trở thành một người có nghệ thuật phê phán thiện chí và thông mimh. Dù quá trình rèn luyện để bảo vệ những quan điểm cá nhân và tìm ra những điểm yếu của người khác một cách sáng suốt không hề dễ dàng, nhưng mình tin bạn có thể làm được.

Đọc thêm: