(Đây là đoạn tóm lược các sự kiện nho nhỏ về "vụ Harvey", nếu bạn đã theo dõi "vụ Harvey" như mình, bạn không cần đọc đoạn này và hãy kéo xuống đây)
Gần cuối năm 2017 vừa qua Harvey Weinstein bị hàng chục sao nữ lên tiếng tố cáo lạm dụng tình dục. Nhà sản xuất phim bị vạch trần và bóc mẽ với gần 3 thập kỷ lạm dụng quyền lực và quan hệ tại Hollywood để "săn mồi" một cách không đơn độc. Con domino Harvey đã kéo theo vụ bê bối tình dục lớn nhất từ trước tới giờ ở Hollywood. Các sao nữ thì bắt đầu tố cáo, khởi kiện. Các sao nam một mực khẳng định mình vô tội, thể hiện sự đau lòng và thất vọng đối với vụ Harvey, và lo sợ mình sẽ bị tố cáo. Cánh nhà báo thì săn tin. Các luật sư lại cực kỳ bận rộn với các cuộc gọi của thân chủ mình, dù là để tố cáo một vụ quấy rối tình dục hay là thể hiện sự lo lắng bất an. Các công ty quản lý thì đã gần như quá quen với "chuyện Harvey" và im lặng, có công ty còn hành xử như ma cô "chỉ đường" cho các sao nữ đến gặp con ác thú tại những phòng khách sạn. Nhưng trên hết, dù không dính líu tới cuộc sống Hollywood, không trực tiếp chịu những ám ảnh tâm lý như những nạn nhân của vụ bê bối tình dục này, khán giả là những người bắt đầu mất dần niềm tin vào phim ảnh, là những người cảm thấy khó chịu khi nhận ra bộ phim mình yêu thích lại do tên trùm quấy rối tình dục sản xuất, cảm thấy thất vọng khi biết rằng diễn viên yêu thích của mình lại lợi dụng sự nổi tiếng đó để buông những lời suồng sã và thể hiện hành vi đồi trụy với những đồng nghiệp của mình.
Harvey và Rosr McGowan"Chuyện Harvey" kéo theo vụ bê bối, và vụ bê bối để lại hậu quả khi vạch trần ra những diễn viên có "thói quen" quấy rối tình dục như Kevin Spacey, Dustin Hoffman,... Trang Rotten Tomatoes tạo một trang web mới là Rotten Apples, những quả "táo thối" dành cho những bộ phim có cáo buộc lạm dụng hoặc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất. Câu cửa miệng của mọi người bây giờ là "bộ phim đó coi như hỏng đối với tôi". Các giải thưởng danh giá mất dần sự trong sáng khi các phim của Harvey sản xuất nhận được gần 300 đề cử Oscar.
Harvey Weinstein...
Hiện giờ Harvey đã bị đuổi khỏi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh AMPAS, đang "điều trị cai nghiện" tại một resort và vẫn còn có thể bị tố cáo "thêm" bởi các sao nữ. Kevin Spacey sau những cáo buộc về quấy rối tình dục tại nhà hát Old Vic tại London suốt gần 11 năm và những cáo buộc khác như vụ Anthony Rapp đã bị chấm dứt hợp đồng với bộ phim All The Money In The World, series đình đám House Of Cards do chính ông thủ vai chính đã phải bị tạm hoãn lại bởi Netflix sau 5 mùa thành công vang dội. Nếu tìm kiếm thêm bạn sẽ tìm thấy những cáo buộc lạm dụng và hiếp dâm của Tăng Chí Vỹ, câu chuyện đau đớn của Lam Khiết Anh, hay hoa hậu Vũ Thu Phương cũng chia sẻ rằng cô từng bị Harvey quấy rối. Điều này chứng tỏ góc tối của điện ảnh không chỉ xuất hiện ở kinh đô Hollywood mà còn rất có thể ở cả Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và các nước khác. Chỉ có điều, chúng ta chưa biết.
...chỉ là con domino
Trên Guardian, Léa Seydoux nói cô bị Harvey Weinstein sàm sỡ sau một bữa tiệc. Ông Harvey lao về phía cô và cưỡng hôn, nhưng nữ diễn viên Pháp chạy thoát khỏi phòng. "Sau hôm đó, tôi thấy ông ấy làm điều tương tự trong nhiều dịp khác. Tôi hiểu cách ông ấy hành động, cách tìm lời bắt chuyện, cách thăm dò phụ nữ để xem lợi dụng được gì. Ông ấy dùng quyền lực để có tình dục", cô chia sẻ.Và điều đáng buồn là chúng ta "chưa" biết. Nó dấy nên một bầu không khí mơ hồ không rõ ràng, khi niềm tin dần dần bị phai mờ. Những bất công đối với diễn viên nữ như việc lương của họ thường thấp hơn các đồng nghiệp nam nhiều lần, tuổi nghề của họ cũng thấp hơn khi phụ nữ gần 40 đã bị coi là cuối mùa nhan sắc nhưng với nam giới thì vẫn còn trong giai đoạn thuận lợi với máy quay đã dẫn đến những hệ lụy đáng buồn như "casting couch"- một từ lóng chỉ việc "đổi tình lấy vai" và việc "vụ Harvey" chính là một "open secret"- ai cũng biết nhưng không ai biết. Điều đáng nói là Harvey ngã ngựa sâu xa do ông đã không còn trong thời hoàng kim của mình, khi mà khán giả đã bớt yêu mến ông và các nạn nhân có thể hợp sức cùng với truyền thông để "bêu xấu" ông nhằm hỗ trợ việc điều tra. Đã có rất nhiều nạn nhân kể lại cho công ty đại diện của mình về việc mình bị lạm dụng nhưng những gì họ nhận được là cái phủi tay.
Trên New York Times, Tomi-Ann Roberts nói vào năm 1984, khi còn nuôi mộng trở thành diễn viên chuyên nghiệp, cô được ông Harvey mời đến trao đổi về bộ phim sắp tham gia. Ông khỏa thân và yêu cầu cô cũng làm vậy. Tomi-Ann Roberts cáo lui và bỏ sự nghiệp diễn xuất từ đó. Hiện tại, cô là giáo sư tâm thần ở Đại học Colorado (Mỹ), nghiên cứu về tình dục. Theo Tomi-Ann Roberts, chính cuộc gặp gỡ Harvey đã khiến cô suy nghĩ và theo đuổi chủ đề này. Tomi-Ann cũng cho biết từ sau sự cố, cô luôn khó chịu khi xem các phim do Harvey Weinstein sản xuất hay phát hànhCông chúng phản đối việc lạm dụng và quấy rối tình dục bằng cách gây sức ép, sử dụng hashtag #metoo cũng như chia sẻ, cảm thông với các nạn nhân. Những thông tin của bài viết này mình thu thập từ các nguồn báo mạng, rất nhiều nhưng không đủ sâu. Tất cả những kẻ quấy rối bị cáo buộc thì chỉ bị cáo buộc thôi, chúng chưa hề thú nhận tội lỗi của mình và chưa kể đến tính xác thực của những cáo buộc. Với những tờ báo như Sinh Viên và Tuổi Trẻ Cuối Tuần, mình gặp được những ý kiến rất hay và sâu sắc đã tạo động lực cho mình viết bài này. Cám ơn tờ báo.
(mình không kiếm được bài báo online của bài mình đã đọc, mình chỉ nhớ là báo ra trong khoảng tháng 12/2017)
đây
Khi mình biết về "vụ Harvey", mình tưởng tượng đến những hậu quả nó để lại. Đối với diễn viên là nạn nhân, đó là lúc họ có thể đối diện bản thân và cáo buộc kẻ thủ ác. Đối với diễn viên biết nhưng phải giữ im lặng, đó là lúc họ bắt đầu lo lắng và suy nghĩ về sự im lặng của mình. Và đối với mình đó là lúc mình thấy khó chịu và mất niềm tin. Harvey sản xuất những phim như Shakespeare In Love- một bộ phim mình chưa xem, The King's Speech- bộ phim mình cực kỳ đồng cảm vì mình đã từng gặp khó khăn khi nói liền mạch trước đám đông và Silver Lining Playbook- một trong những bộ phim tình cảm mình yêu thích nhất. Nó khiến mình khó có thể nghĩ về những bộ phim này một cách trọn vẹn như xưa khi mình nghĩ rằng trong quá trình làm phim, Harvey đã lạm dụng cô nhân viên trang điểm cho Jenifer hay kể cả nhân viên hậu kỳ. Tệ hơn nữa, mình có cảm giác rằng chính những khán giả, như mình, yêu mến những bộ phim này đã góp phần làm tăng thêm quyền lực cho Harvey.
Sự ảnh hưởng và bành trướng của Harvey mới đáng kinh tởm. Meryl Streep và Ben Afflect, những người đã hợp tác với Harvey và từng nhận những sự giúp đỡ của hắn trả lời nước đôi trước báo chí: "tôi thất vọng về Harvey nhưng tôi bất ngờ khi biết điều đó". Thôi nào, "open secret" mà. Cassey Afflect, mình không hoàn toàn ấn tượng bởi vai Lee trong Manchester By The Sea nhưng mình lại ấn tượng với bộ phim, dính phải cáo buộc quấy rối tình dục nhưng vẫn đang yên ổn nhờ dàn xếp với nạn nhân. Làm sao mình có thể nghĩ về Silver Lining Playbook hay Manchester By The Sea như trước.
Và điều đó khiến mình buồn. Buồn ở chỗ vì những cá nhân như vậy mà công sức của cả đoàn làm phim đã trôi sông trôi bể, cái niềm tin của khán giả đã không còn. Mình tin rằng điện ảnh đại diện cho những ý niệm với giá trị đẹp đẽ mà các nhà làm phim, các diễn viên muốn truyền tải nhưng không thể gói gọn nó trong ngôn từ hay âm nhạc. Giờ đây mình thấy sợ khi nghĩ rằng điện ảnh đang bị lạm dụng cho những mục đích cá nhân.
Điều đó khiến mình suy nghĩ tới mối liên kết giữa nghệ sỹ và nghệ thuật. Liệu mình có thể phân tách hai khái niệm này với nhau để có thể yêu mến Kevin Spacey trở lại như khi mình yêu mên vai diễn của ông trong Se7en và The Usual Suspects không?
Một trong những diễn viên độc đáo mà mình yêu thích là Jack Nicholson. Ông chuyên trị những vai điên rồ, ưa chuộng bạo lực và rất ghê sợ. Sẽ thế nào nếu mình đọc được cáo buộc rằng ông đã lạm dụng bạo lực và thể hiện những hành động điên rồ trong trường quay, liệu mình có thể coi đó là sự hết lòng vì vai diễn hay đơn thuần đó chỉ là bản chất con người của ông?
Theo mình, để quyết định có nên coi nghệ sỹ và nghệ thuật là một hay không, trước hết chúng ta cần xác định rõ mục đích sống và mục đích nghệ thuật của nghệ sỹ. Một thứ cần được phân biệt rạch ròi và một thứ không thể xem xét nếu không đối chiếu với nghệ thuật của họ. Chúng ta, với tư cách là khán giả, không thể nào vì mục đích sống của nghệ sỹ mà có thái độ và cách nhìn khác đi với nghệ thuật của họ. Alan Turing, cha đẻ của máy tính hiện đại đã gặp rất nhiều khó khăn và buồn tủi trong cuộc sống vì xã hội lúc ấy không chấp nhận giới tính thật của ông. Chính phủ lúc ấy không những làm ngơ trước những đóng góp to lớn của ông mà còn thi hành những sự ép buộc kinh khủng lên con người ấy. Giống như Mike Shiner (Edward Norton trong Birdman) chỉ thực sự sống khi đứng trên sân khấu và hoàn toàn mất định hướng ngoài đời thực, chúng ta có nên vì lý do ấy mà quay lưng với tài năng của anh. Hoặc một cách nghĩ ngược lại trong truyện ngắn Chuyện Vui Điện Ảnh (tập truyện ngắn Giao Thừa- Nguyễn Ngọc Tư) kể về một bác bảo vệ hiền hậu bị cả khu xóm hắt hủi chỉ vì đóng quá nhập tâm vào vai tên tướng Mỹ bạo tàn đã khơi lại những vết thương lòng chiến tranh của khán giả, khi mà chính vai diễn đã thay đổi cách mọi người nhìn nhận về diễn viên, cũng như diễn viên có thể thay đổi cách mọi người nhìn nhận về vai diễn. Nếu một diễn viên thể hiện sự bạo lực trong cuộc sống hằng ngày nhưng lại hết lòng và nghiêm túc vì vai diễn, chúng ta không nên tẩy chay họ, mà hãy phê phán. Phê phán, lên án diễn viên nhưng hãy để cho vai diễn của họ được yên.
Mike Shiner trong Birdman
Điều đó cho thấy ta cần quan tâm tới mục đích nghệ thuật của nghệ sỹ nếu muốn nhìn nhận họ và tác phẩm của họ là một. Tùng Dương với phát ngôn "Già trẻ lớn bé đắm đuối Bolero là sự thụt lùi" thể hiện rõ con đường âm nhạc mà anh chọn. Các bạn bất đồng với ý kiến này của Tùng Dương, đừng nghe anh hát, đừng nghe nhạc của anh, các bạn có quyền đó. Không cần phải lao vào câu xé anh vì một phát ngôn như vậy, người nghệ sỹ có quyền được khác biệt. Chi Pu với những siêu phẩm âm nhạc màu mè chói tai, theo mình đã thể hiện rõ cô sẽ không đi theo con đường âm nhạc hàn lâm nghiêm túc hoặc đau buồn đầy chất pop. Cô muốn dùng âm nhạc để nổi tiếng, để vì mục đích cá nhân. Vậy thì hãy đánh đồng cô với âm nhạc của cô, không thích phong cách cô theo đuổi, thì đừng nghe và đừng xem. Nhưng đó là những ví dụ cho những nghệ sỹ với mục đích âm nhạc rõ ràng và vô hại. Nếu Bolero đủ mạnh, nó không sợ một ca sỹ với một phát ngôn. Nếu khán giả Việt đông đảo và tỉnh táo, chả ai cần phải kêu gọi Chi Pu gác mic. Đối với mình, không có một chuẩn mực nhất định cho nghệ thuật, nhưng có nghệ thuật thuần túy và nghệ thuật nhúng chàm. Như với "vụ Harvey". Hắn dùng sức mạnh và quyền lực của mình trong giới Hollywood để bao che cho hành động của mình. Hắn dùng chính cái nghệ thuật mà hắn tài trợ để đạt được những mong muốn đáng khinh của hắn. Kevin Spacey cũng gần như vậy, và có thể đã như vậy trong suốt quá trình 11 năm làm đạo diễn nghệ thuật tại Old Vic. Mình từng xem được một chia sẻ của một phụ nữ trên Youtube từng làm việc với Kevin và miêu tả ông là "total asshole". https://www.youtube.com/watch?v=pUjRFoUvDc4 (7:32)
Mình tin rằng nghệ thuật tồn tại cho những thứ như thế này:Đúng, vấn đề là truyền tải thông điệp
Với những vụ bê bối, những cáo buộc, khán giả đã bị "tổn thương" về mặt niềm tin sâu sắc. Những bộ phim họ yêu thích, mặc dù muốn, mặc dù công sức của cả đoàn làm phim đều khiến họ muốn nghĩ lại, vẫn không còn trong trắng như xưa. Khán giả mất niềm tin. Khi mình đọc, xem những đoạn trả lời phỏng vấn của các diễn viên về "vụ Harvey", mình không thể cưỡng được cái ý nghĩ "họ đang diễn hay họ nói thật". "Vụ Harvey" đủ lớn để trở thành một "open secret", vậy tại sao họ lại tỏ ra ngây ngô và im lặng lâu đến vậy. Có lẽ quay đi quay lại cũng là về đồng tiền, về cán cân quyền lực khi những kẻ yếu thế không thể nào chống chọi lại những ông trùm, những tượng đài.
Nhưng, điều đó đang thay đổi. Nhìn vào mặt tích cực của "vụ Harvey", nhiều và càng nhiều các nạn nhân bắt đầu lên tiếng, các cáo buộc bắt đầu được xác minh. Điều đó cho thấy với sụ giúp sức của giới truyền thông và công chúng, sẽ có những con ác thú chùn bước khi săn mồi và có thêm những con mồi trở thành kẻ đi săn (theo nghĩa tốt nhé). Đó là lời cảnh tỉnh với tất cả những nền công nghiệp ngoài nền công nghiệp điện ảnh, từ dệt may tới sản xuất thuốc, từ thực phẩm tới đồ gia dụng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh với những môi trường lao động ngoài ánh hào quang, từ nhà trường tới công sở, đâu đó vẫn còn những con ác thú cần được bắt giữ.
Chúng ta với tư cách là khán giả, là những người đón nhận trực tiếp sản phẩm sáng tạo của các nghệ sỹ, cần tỉnh táo và biết sử dụng lợi thế số đông của mình. Các giải thưởng danh giá bắt đầu thay đổi cách xét giải (không biết có triệt để không). Các nhà sản xuất bắt đầu cẩn thận hơn trong việc chọn lựa diễn viên. Nếu có thể an ủi phần nào, thì bây giờ chính thái độ của công chúng đã bắt đầu mang đến những hậu quả thực sự cho các kẻ thủ ác, khi chúng mất dần uy tín và việc làm của mình. Mình đề nghị khi xem phim hãy có cái nhìn rõ hơn và tỉnh táo hơn, hãy nhìn thêm vào tên diễn viên và nhà sản xuất bên cạnh trailer và nội dung. Hãy nhìn phim ảnh bằng sự tỉnh táo, không khoan dung nhung không khắt khe. Nếu mục đích sống, cách ứng xử của diễn viên là sai trái, hãy phê bình họ, biết đâu họ sẽ tốt hơn, nhưng hãy để cho sản phẩm của họ được yên. Nếu họ dùng chính sản phẩm của mình vì những mục đích sai trái, quay lưng với họ và quay lưng với sản phẩm của họ, thể hiện quyền của khán giả: quyền chọn lựa và yêu cầu họ phải tôn trọng sản phẩm của mình. Mình biết điều này hơi cứng nhắc nhưng đó là những suy nghĩ cơ bản của mình, và mình biết chúng ta sẽ có cách ứng xử phù hợp với các vấn đề ấy. Đây cũng là một lời cảnh báo, rằng chúng ta cần quan tâm hơn tới việc nghệ sỹ có đủ điều kiện để sáng tạo nghệ thuật hay không (như Kép Tư Bền phải gắng gượng diễn cho ra vai hề) chứ không phải họ sẽ sống với ai và kết hôn khi nào. Nhờ vậy sẽ có thêm những nạn nhân được cảm thông và sẽ có thêm nhiều người nhận thức rõ về sự nguy hiểm đằng sau bức màn.
Rob Schneider trong chương trình Larry King Now kể rằng mình đã bị quấy rối tình dục. Khi được hỏi lý do tại sao bây giờ anh lại công khai chuyện này, anh bảo rằng anh cảm thông với các diễn viên nữ. Lúc đó khi anh kể lại câu chuyện với người khác, đã có người nói rằng anh không đủ hấp dẫn để bị lạm dụng. Schneider là một diễn viên hay đóng những vai hài khá dễ dãi và không mấy ấn tượng, nhưng thực sự, khâm phục anh đấy.
Cám ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc suy nghĩ của mình, mình xin trích một đoạn trong phần giới thiệu (vì mình chưa đọc cuốn này) về Suối Nguồn của Ayn Rand nhân dịp cuốn sách của bà được in suốt 25 năm qua.
Tôi không có ý nói rằng vào lúc tôi đang viết Suối Nguồn, tôi đã biết cuốn sách sẽ còn được tái bản trong 25 năm tới. Tôi không hề nghĩ tới một khoảng thời gian cụ thể nào. Tôi chỉ biết cuốn sách này phải sống. Và nó đã sống."- Ayn Rand
Tác phẩm phải sống.
Một bộ phim hay sẽ trở thành kinh điển.
Nhưng một bộ phim hay khi đã "nhúng chàm" sớm muộn gì cũng sẽ chết. Đó là lời cảnh báo dành cho những con ác thú. Không như chúng ta, con người với một quá khứ sai lầm có thể có cơ hội thứ hai, nghệ thuật thì không. Một khi đã đóng máy thì số phận bộ phim đã được định đoạt, và những kẻ chơi đùa với niềm tin của khán giả sẽ phải trả giá.
(bài viết sử dụng thông tin của những trang web sau: