BẠN CÙNG PHÒNG -
Lên đây kể chuyển bạn cùng phòng có thể coi là là một sự lắm mồm ẩn danh. Nhưng mình muốn kể và xin các bạn ý kiến về việc này. Mình...
Lên đây kể chuyển bạn cùng phòng có thể coi là là một sự lắm mồm ẩn danh. Nhưng mình muốn kể và xin các bạn ý kiến về việc này.
Mình ở với một cô bạn nhà ở ngoại ô Hà Nội, bọn mình vừa mới tốt nghiệp đại học. Ở cái tuổi này rồi mình nghĩ rằng việc một người cần có sự tự lập và những kiến thức căn bản để sống là cần thiết. Còn bạn mình thì,...
Sống với nhau được một tháng mình mới thắc mắc ơ sao con bé này chẳng chịu tự giác dọn phòng gì nhỉ, cũng chẳng chịu đổ rác với đánh nhà tắm và nhà vệ sinh. Việc dọn phòng duy nhất là lau nhà, bạn í cũng lau dọn sạch sẽ. Xong một hôm, hỏi ra mới biết bạn thấy đổ rác kinh kinh, với lại số lần bạn đổ rác ở nhà đếm trên đầu ngón tay. Bạn cũng không thích rửa bát hay đánh nhà vệ sinh, vì thấy nó ghê ghê. Hiuhiu, thực sự thì nghe đến đây bỗng mình thấy khó chịu và ôi trời " một con mụ tiểu thư trước mặt mình đây".
Hôm trước, bạn cứ kêu chiếu bẩn sao mình không đi giặt chiếu, ờ thì, mình bảo bạn cứ giặt trước đi, phòng tắm nhỏ, bạn cứ đúng đẩy bảo là giặt cùng nhau cho vui chứ ai làm một mình, mình mới hỏi bạn " Có phải chưa giặt chiếu bao giờ không ?"- Nó gật đâu. Mình chán ngắc ngứ * chép miệng một cái" ra bảo "bây giờ muốn giặt chiếu thì trải cái chiếu ra, làm ướt trước xong mới dùng bàn chải đánh, sau đó đánh lại với nước sạch".
Lại tiếp, đến chuyện đồ ăn, bữa nọ mình bảo là ăn đỗ khế thì nó sẽ trơn khớp, bữa nay bạn đi mua "đỗ khế" về để nấu món canh hầm ấm ấm, mua hẳn một đống đỗ Cove, xong mình mới hỏi " có ai cho đỗ cove vào xương hầm không nhỉ ?". Haizz. Về chuyện đồ ăn thì thực sự bất lực, mình là rất khó chịu mấy con, mấy đứa không phân biệt được bầu với bí, và giờ mình ở với một đứa như vậy đây. Nhưng mà giờ chịu hết sẩy khi bạn không phân biết được mùng tơi già và mùng tơi non, và bạn cũng chẳng biết ngắt mùng tơi luôn.
Có lẽ vì bạn được bao bọc quá từ bé, giờ 22 tuổi bể bơi cách nhà 300m, bố mẹ vẫn lấy xe đến đón, nên mình phát hiện bạn bị động đến phát điên. Mà mình thì là đứa quá take risk, cái gì cũng mày mò, vậy nên có hiện lên cái suy nghĩ chắc mình không khớp với đứa này ? Ôi tại sao nó có thể sống cuộc đời đó 20 năm nay ?
Ờ nhiều thứ phán xét ghê gớm ý, xong chỉ cảm thấy khó chịu. Kiểu " Sao có thể sống cuộc đời như này à ? Xong mày sẽ làm gì với phần đời tiếp theo đây"
Khi mình có những suy nghĩ này, bỗng nhiên trong mình có suy nghĩ phản ánh lại, kiểu như những suy nghĩ này từ đâu mà đến. Khi đặt câu hỏi này, mình gợi nhớ lại mình ngày xưa. Tại sao ?
Mình từng là một đứa cực kì ghét làm việc nhà y như bạn này bây giờ, ngày bé cực kì ghét làm việc nhà, cực kì ghét rửa bát vì thấy ghê, cũng chỉ thích mỗi lau nhà như bạn này thôi. Ôi chẳng biết ngày xưa mẹ mình có bực mình giống như mình đang khó chịu với bạn ấy không nữa ?
Mình vì không làm việc nhà nên cũng hay bị so sánh, chủ yếu chỉ bị so sánh về việc làm việc nhà, còn lại chả có vấn đề gì khác. Bản chất của mọi sự so sánh giữa người với người vốn dĩ không công bằng rồi, nên mình thường ghét những đứa được đưa ra để làm tiêu chuẩn cho mình. Mình ghét lắm. Kiểu bằng mặt không bằng lòng, và kiểu sẽ cố gắng tất cả để được hơn nó hoặc là nếu nó cố hơn mình một khía cạnh nào đó thì mình cũng sẽ tốt hơn nó ở khía cạnh mà được xã hội công nhận. Điển hình như, ngày xưa hay bị so sánh con T nhà bác L đấy nó rất là tự lập, không cần ngủ với bố mẹ, tự nấu cơm, tụ giặt giũ từ hồi tiểu học ( mình phải ngủ chung với mẹ mình tới tận năm lớp 9, không dám ngủ một mình vì sợ), xong rồi nói chung dù là bạn thân đến tận bây giờ, bản thân mình vẫn luôn ngầm so sánh với con bé, kiểu như mọi người có thể buông thả câu nói rằng con T thì hiền lành hiểu chuyện, còn mình là đứa kiểu vẫn còn trẻ con rất bốc đồng chưa biết suy nghĩ. Mỗi lần nghĩ ra mình mới hóa ra à, mình đến bây giờ vẫn còn cái suy nghĩ bốc đồng và luôn là một đứa thích đi ngược lại sự chỉ bảo của người khác vì một đứa trẻ ngỗ ngược có thể sẽ được coi là cool ngầu, và có được sự chú tâm.
T là một đứa rất vâng lời và nó bắt đầu yêu đương từ hồi năm lớp 8, và một đứa trẻ như mình sẽ không bao giờ thích phiên bản nó bị so sánh, thế là mình tuyên bố mấy con yêu đương hồi năm cấp hai, cấp 3 là hết sức vớ vẩn. Mình thậm chí kì thị và không thèm chơi với mấy đứa đó cơ. Nói chung vì kì thị tình yêu mà đến giờ chưa có người yêu.
T nó hay tham gia hoạt động đoàn đội, xong được các thầy cô yêu mến, dù học hành làng nhàng điểm cũng cao nhưng chẳng cao bằng mình, nên mình cũng có cái suy nghĩ và hay có lời bóng gió kiểu đại ý mấy đứa hoạt động tốt mà không học giỏi chẳng có gì đáng phục. Gà. Bây giờ kể lại vẫn cảm thấy bực tức. Nhất là khi con bé được bầu làm liên đội trưởng, ôi đéo hiểu sao mọi người bầu nó, đéo hiểu sao mình phải tức trong khi mình đâu có muốn làm. Điều mình mong muốn là mình mong bố mẹ công nhận mình chứ không phải nó. Giá như mọi người dừng nói cái việc nó tốt hơn mình.
Mình nhớ đâu đó Tết năm ngoái hay Tết năm kia mình đã khóc và nói với bố mẹ rằng mình ghét bị đem ra so sánh với T, bố mẹ không nói qua nhiều kiểu lâu lâu nói vô tình không nghĩ mình buồn, kiểu như mình là một đứa mập mạp, xong bố mẹ bảo như T thì xinh gái, thon gọn, còn m thì thấp và lùn.
Chẳng ai trên đời thích bị chê bai, chẳng ai trên đời vui khi cảm thấy giá trị mình chẳng được trân trọng. Mình bảo mình chẳng thích nghe như vậy, và bố mẹ nói mình nhạy cảm quá, nhưng điều đó chính đáng chứ. Dù sao thì không biết không có lỗi, và họ nếu biết những lời nói họ sẽ làm mình tổn thương vậy, họ sẽ chẳng nói ra.
Cá nhận mình ngày xưa rất hay đi nói xấu sau lưng và hay kiểu đưa chuyện, vì mình sẽ bị so sánh, vì đưa chuyện xấu người khác thì họ sẽ bớt yêu người đó đi, nhưng trong lòng mình thì mình tự ghét bản thân mình hơn bất kì ai khác, và mình trong mắt bọn họ cũng thật đáng ghét. Mình còn ghét mình và trong lòng rất nhiều mâu thuẫn.
Cho đến giờ, khi câu chuyện được bung bét ra và mình hiểu những cảm xúc như vậy, mình nghĩ là mình cần phải an ủi đứa bé ngày xưa là mình hơn bất kì ai khác.
Mình bắt đầu sống xa nhà từ hồi cấp 3, và dù đến lớp 9 vẫn ngủ với mẹ thì lúc học cấp 3 lại bao hết sức, tự ngủ một mình, thậm chí mình bạo đến cái mức 2h đêm vẫn ngồi dưới lớp học bài lên phòng không biết sợ, có hôm cả kí túc xá về nghỉ hè gần hết, lác đác còn lại trường 3-4 người, mình vẫn ngủ ở phòng một mình, trong khi mấy đứa kia rủ rê ngủ chung. Mình không tham gia.
Mình có một cơ chế tự bảo vệ, đó là cơ chế cô lập, rằng tôi không được như vậy nên tôi không được yêu thương, vậy nên tôi phải tự thương tôi trước. Mình đã học cách độc lập bằng cảm giác không xứng đáng nhận được tình yêu. Tình yêu của mọi người luôn có tiêu chuẩn. Người lớn thích những đứa trẻ học giỏi, ngoan ngoãn, hiền lành và hiểu chuyện, những đứa trẻ xinh và đáng yêu. Ừm vậy nên mình vẫn luôn học giỏi, vẫn luôn cố gắng học giỏi, và là một đứa rất rất cầu toàn. Nếu bị so sánh với các bạn thì mình luôn muốn là số 1, và vì thế mẹ bảo mình hiếu thắng, mẹ bảo mình thích làm trung tâm của vũ trụ rằng mình lúc nào cũng muốn sự chú ý của người khác. Mình rất buồn. Ngay thậm chí đến lúc chơi game mà bạn mình nói là mình học giỏi nhưng chơi gì cũng kém, mình thực sự tức và rồi phải cố chơi cho thật siêu thì thôi. Mình đã tin rằng phải luôn nổi bật, để thu hút mọi người chơi với mình. Vì vậy trong nhóm bạn mình sẽ cảm thấy có vai trò lớn lao, nhưng cũng chính bản thân không cảm thấy hoàn toàn kết nối.
Nhận được một câu khen của người khác có thể làm mình vui, nhưng mình cũng rất sợ, kiểu như nếu mình không được như vậy thì họ còn yêu quý mình không. Như hồi năm cấp 3, mình được cô giáo dạy Hóa và cô giáo dạy Toán rất quý vậy nên mình lúc nào học các môn học này cũng ở trong trạng thái gồng mình, mặc dù điểm rất cao, rất vui, và dù có cố gắng chối bỏ thì bên tít trong mình rất sợ nếu mình điểm thấp.
Giờ thì mình đã hiểu tại sao chuyển từ cấp 2 lên cấp 3 mình từ một đứa nổi loạn trở nên trầm tính, ngoan ngoãn hiền lành, và mình thì chẳng thích hình tượng đó. Ừm vì hồi cấp 2, à không phải nói từ hồi mấu giáo chứ mọi người bảo mình hay lắm mồm, hay hóng hớt, rồi ương bướng và không nghe lời, và so sánh mình với những người bạn ngoan hiền, kiểu như " giá như mà mình bớt nói chuyện thì tốt, nếu mà mình ngoan hơn thì tốt", thực sự hồi cấp 2 mình ghét mấy con hiền lành lắm, cảm thấy mấy con đấy chẳng được hưởng thụ cuộc vui gì cả, cuộc sống chán ngòm.
Lên cấp 3, thì mình đúng kiểu cuộc sống chán ngòm của mấy con hiền lành, nhưng mình chưa bao giờ ngừng nỗ lực che giấu bản thân, vì hồi cấp 2 mình cực kì ghét những đứa hiền lành và lên đến lúc cấp 3 mình chẳng thể chấp nhận bản thân cũng chính giống như vậy, vậy nên mình luôn tìm cách tỏ ra cool ngầu, cứ tưởng thế là hay, như hay chơi với mấy bạn kiểu nổi nổi, cả khối ai cũng biết, thích thể hiện, hay nói bậy, uống rượu bia đi quẩy cùng lũ nghịch ngợm, vì mình tin rằng và mọi người cũng thích rằng vừa học được vừa chơi được cũng hay. Bảo sao gần đây khi đọc lại lưu bút các bạn viết mình mình thấy sáo rỗng và đầy nghi ngờ về bản thân mình cơ. Vì luôn sống trong chính lớp vỏ đó và có lẽ mình chưa bbao giờ được là chính mình và luôn khao khát tự do và đó là lí do mình đã bật khóc nhiều lần trong những năm học đại học.
Mình luôn cho rằng bố mẹ là người tâm lý, nhưng giờ nghĩ lại thì đúng là một lời so sánh vô tình có sức nặng quá nhiều với một đứa trẻ. Mình luôn lấy người khác làm tiêu chuẩn, hoặc luôn tìm một người để mình tự so sánh, mình rất khó chịu với việc mình hay so sánh với người khác nhưng thực sự mình không biết làm như thế nào để dừng lại việc đó. Giờ viết những dòng này, mình chợt nghĩ về má, hồi mẹ lấy bố, bà ngoại đã từng so sánh mẹ với những người con gái khác, bên nội có lẽ so sánh mẹ mình với tình cũ của bố, mẹ cũng luôn gồng mình, như cách mẹ làm đến tận bây giờ, vẫn chưa thể thả lỏng hoàn toàn là mẹ. Mẹ thực sự là người rất hy sinh đấy. Và mình thấy thương mẹ dã man. Tại sao mọi thứ lại tuôn trào nhiều đến vậy ? Mình thật sự có nên viết tiếp hay không ?
Đúng rồi, vì bị so sánh nên mình đã luôn tìm một người để mình so sánh với dù khi vừa cố gắng thoát khỏi sự không bị so sánh. Như hồi cáp
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất