Auditory Learner Có Phải Là Bạn Không ?
Từ nhỏ tới giờ, mình chỉ biết một phương pháp học truyền thống là học trong sách. Nhỏ thì đọc sách giáo khoa, lớn lên thì đọc tài liệu....
Từ nhỏ tới giờ, mình chỉ biết một phương pháp học truyền thống là học trong sách. Nhỏ thì đọc sách giáo khoa, lớn lên thì đọc tài liệu. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, mình chẳng tiếp thu được gì nhiều. Và đằng đẵng một thời gian dài như vậy mình tin mình bất tài sau khi đã thử qua hàng tá phương pháp như mind-mapping, note xanh note đỏ, flashcard, memrise. Sợ hãi các thứ !
Nhưng gần đây, mình phát hiện ra có nhiều phương pháp dung nạp kiến thức khác nhau. Điển hình có 4 loại chính:
1. Visual Learning (học thị giác): Nghe tên chắc hiểu rồi khỏi cần giải thích nhiều ha. Các bạn thuộc dạng này có xu hướng học bằng mind-mapping, flashcard,... rất tốt.
2. Auditory Learning (học thính giác): Đây, chính là bầu trời của thị Dép nên thị sẽ viết thiệt dài ở mục này.
Trong quá trình học ngoại ngữ, mình phát hiện ra mình có khả năng truy xuất chính xác cụm từ mình đang dùng là lấy ở clip nào, ai nói, ở đoạn nào của video, ngược lại mình hoàn toàn quên hẳn cụm chủ đề lớn mình đã từng học trong sách (chẳng hạn như mình hoàn toàn không nhớ là có học qua chủ đề Sport trong một cuốn Cambridge thì nói gì tới việc nhớ từng từ trong bài đó nữa haha). Nhưng chừng đó cũng chưa đủ để mình nhận ra mình thuộc dạng người học bằng âm thanh bởi vì mình chưa hề định hình được khái niệm này và chưa từng gặp ai nói về vấn đề này cả.
Tips học cho dạng này: nghe video, thảo luận bằng miệng với bạn bè, voice memo, đọc to note,...
Nhìn chung là cũng không nên quá tách bạch từng loại đâu. Mình học hành được nhất bằng cách coi video, nhưng 'coi' thì cũng dính dáng tới 'visual' rồi. Nhưng để mà ngồi đọc sách không thôi thì không vào một chữ. Ngoài ra, mình còn cảm thấy 30% bản thân thuộc dạng 3 nữa.
3. Tactile Learning / Kinesthetic Learning (học thông qua hành động / thực nghiệm)
Mô tả sơ về dạng này ha. Các bạn thuộc dạng này thì kiểu thích động đậy, khả năng tập trung trong một thời gian dài là không cao. Lại là thị. Một chút background về chiếc não xinh của mình: mình không thể tập trung liền tù tì trong vòng 2-3h. Nhưng lại phù hợp với kiểu break ra từng 30-40', nghỉ ~10' chẳng hạn (cái này tùy vào mỗi người). Và mình có thể lặp lại như vậy cả ngày trời, trong nhiều ngày liền. Mình không thích đi xem phim, vì mình không tập trung được, mà sểnh ra 5' là đã không hiểu gì rồi, nên chỉ thích nằm nhà coi netflix vì có thể tua lại và dừng được. Ngoài ra, theo như mình đọc được, dạng này còn thích lao vào hành động hơn là đọc lí thuyết, thường sẽ tiếp thu kiến thức thông qua việc 'làm' là chính.
Tips học cho dạng này: vừa học vừa đi loanh quanh, tay chân làm gì đó bận rộn như thẩy quả banh ha chắp sau đí* cho thêm phần thi vị,...
4. Reading - Writing Learning (Học qua đọc - viết): Có thể thấy đây là cách học truyền thống, phổ biến nhất vì tính dễ thực thi của nó, sách giấy bao giờ cũng nhiều hơn sách nói mà. Viết ra rồi đem đi in thì chủ quan mình nghĩ là sẽ dễ hơn lên kịch bản, chọn người quay, quay, edit clip và phát hành thôi. Và cũng có thể có nhiều người thuộc dạng học này nên nó phổ biến và chiếm ưu thế đến mức mình cho tới giờ mới được nghe về những dạng còn lại.
Nhiều khi thấy mình kiểu gái đứa lựu đạn, không phù hợp với những thứ truyền thống chính chuyên...Giáo viên giảng thì không nghe, sách vứt cho thì không học haha.
Note: Bài viết này có thể sẽ hơi lạc hậu đối với những bạn nào đã biết rồi, nhưng biết đâu chừng nó có thể giúp ai đó bớt u mê lạc lối như mình đã từng. Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các dạng này trên mạng để tìm ra những tips phù hợp nhất nhé. Mình chỉ brief sơ qua ở bài viết này thôi vì cái chính là mình muốn giới thiệu các khái niệm này tới các bạn, còn tìm hiểu và đào sâu mình dành lại cho các bạn nhé.
Đây là lần đầu tiên mình viết bài nên có thể còn nhiều sai sót, mong các bạn góp ý và thảo luận thêm nhé.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất