Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Tuần này mình thực sự bất lực … với cháu mình.
Giờ thì mình mới thực sự hiểu được việc dạy trẻ con khó đến thế nào. Dùng đủ mọi cách, từ dụ dỗ ngon ngọt (viết xong được ăn cheese nhé), cùng làm với nó, rồi làm gương cho nó (tự lấy giấy bút ra viết trước rồi mới bảo nó viết), rồi đến đe nẹt, rồi đến cả đánh đ ýt, mà vẫn không ăn thua. Cảm giác bất lực thực sự. Nó sẽ viết khi … nó thích. Còn không thì bố bảo nó cũng không làm. Và đánh nó thì nó chuyển sang phát xít, không yêu cậu nữa, xong dỗi, xong đủ mọi thứ bà là lằng nhằng. Nghĩ mà vừa cáu vừa buồn cười.
Xong có 1 thứ mà mình không ngờ, đó là chính mình đã mở mồm nói với nó: “MA mà hư, mà không chịu viết, thì làm sao cậu yêu MA được”. Nói xong tự dưng từ đâu những lời của chị An Nguy trong HAS hiện lên rõ mồn một trong đầu: “Sẽ cố để cho nó thấy là tình yêu thương là vô điều kiện, nó có thế nào cũng sẽ vẫn yêu thương nó”. Haizzz!
Anw, có lẽ điểm mình không ngờ nhất là tự tâm trí có thể gợi lại những thứ mà mình thấy hay, thấy đúng đắn ấy, ở thời điểm cần thiết (dù thực ra vẫn chưa chuẩn, vì nó nên hiện ra trước khi mình nói). Nhưng có lẽ nó cho thấy việc cứ cố gắng đều đặn duy trì việc học, việc tích lũy thêm những thứ đúng đắn ấy, bằng việc nghe podcast, đọc thêm sách, rồi ghi chép lại, thực sự có thể có hiệu quả đến mức nào.
Vậy nên, cứ tiếp tục nhé, dù có đôi lúc bạn sẽ không thể thấy được hiệu quả ngay tức thì đâu.
Về đọc, tuần này mình cày gần xong "Anh em Karamazov" rồi. Tựu chung lại thì: Kinh điển vẫn cứ là kinh điển. Có những thứ rất sâu trong tình cảm, suy nghĩ của con người mà có lẽ bạn sẽ khó có thể nhận thấy được trong bất cứ một cách tiếp cận nào khác ngoài đọc những cuốn sách đồ sộ như thế này.
Nhưng có lẽ một vấn đề rất lớn với mọi người bây giờ là ngại, là không đủ kiên nhẫn để nhấc mấy "tảng đá" ấy lên. Vì kiên nhẫn, có lẽ chính là một trong những thứ hiếm nhất ở thời đại short-form content này.
Với Karamazov, bạn sẽ phải vượt qua một loạt những thứ cực kỳ … lỗi thời, như những đoạn văn dài cả mấy trang giấy (trớ trêu lại là những đoạn rất quan trọng), những cách nói không hợp thời, và đặc biệt là những xúc cảm sẽ khiến bạn khó lòng mà đọc tiếp, nếu không gập sách lại và thử đặt mình vào vị trí của nhân vật, để cái xúc cảm ấy nó đi qua chính cơ thể, tâm trí bạn.
Nhưng khi đọc xong, thì chắc sẽ chỉ biết gật gù mà lẩm bẩm: "bảo sao Nietzsche nói Dostoevsky là cha đẻ của tâm lý học" mà thôi.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Về non-fiction, tuần này mình bắt đầu với 590-trang “Tribe of mentors” của Tim Ferriss. Có một đoạn nói về nghề bếp núc khá hay ở ngay mấy trang đầu tiên:
The wonderful thing about cooking is that it’s pretty quick process, really, and it doesn’t allow for much time to get attached to the results. So whether the dish stinks or turns out beautifully, you have to start over from scratch again the next day. You don’t get a chance to sit around and wallow (or toot your own horn). The important thing is to learn from each failure and try not to repeat it
Về nghe, tuần này mình nghe được số podcast khá hay của Tim Ferriss với Shane Parrish, người đứng sau Farnam Street huyền thoại. Quá nhiều thứ có thể thu được từ số này, nhưng ở đây chắc chỉ tóm gọn lại 3 thứ mà Shane chốt là cần nhất cho quá trình ra quyết định một cách thông minh: (1) tỉnh thức ở thời điểm đó, nhận ra sự quan trọng của quyết định mà mình đưa ra; (2) hướng tới kết quả, thay vì chứng minh mình đúng, bảo vệ cái tôi; và (3) biết chắc rằng mình ra quyết định với suy nghĩ độc lập, chứ không phải là bị ảnh hưởng bên ngoài.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
P.s. Và một bài nhạc tình, chẳng hiểu sao lại thấy hay đến vậy. Chúc các Nhện tối chủ nhật thư thả thảnh thơi nhé!
A Dreamer