5 cách để vượt qua cuộc khủng hoảng tuổi 20
Khi đọc những dòng này, có thể bạn đang tìm kiếm cách để thoát khỏi cảm giác vô cùng khó chịu của 1 cuộc khủng hoảng, không phải cuộc...
Khi đọc những dòng này, có thể bạn đang tìm kiếm cách để thoát khỏi cảm giác vô cùng khó chịu của 1 cuộc khủng hoảng, không phải cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID 19, mà là cuộc khủng hoảng đến từ độ tuổi 20.
Trước hết mình xin thông báo một tin xấu là cuộc khủng hoảng này có 1 điểm giống với dịch COVID 19 ở chỗ, là bạn không chỉ mắc nó 1 lần duy nhất trong đời, mà còn có nguy cơ tái nhiễm thêm lần nữa hoặc nhiều lần nữa. Thế nên việc học cách đối mặt và vượt qua nó là một điều cần thiết trong cuộc sống. Biết đâu nó cũng sẽ lại là kinh nghiệm cho bạn để vượt qua cuộc khủng hoảng đang chờ sau này “ khủng hoảng tuổi trung niên”.
Được 1 cái cuộc khủng hoảng này, nó không ác ôn như COVID19 ở chỗ, già trẻ lớn bé đều không tha, khủng hoảng tuổi hai mươi thì dĩ nhiên chỉ diễn ra trong độ tuổi khi bạn còn trẻ. Cũng không nhất thiết phải là năm 20 tuổi, bạn có thể gặp nó sớm hơn khi mới 17 tuổi, hoặc cho tới tận khi bạn 30.
Cuộc khủng hoảng này thường đến khi bạn bắt đầu có những nghi ngờ vào các quyết định của bản thân, bắt đầu lo nghĩ về tương lai, nghề nghiệp, những con đường và sự lựa chọn. Quả là rất nhiều sự lo lắng, nghi ngờ và hỗn loạn dành cho độ tuổi đôi mươi, độ tuổi lẽ ra phải nên cảm thấy yêu đời, nhiệt huyết và bùng cháy phải không? Tuy vậy đây là một bước đệm quan trọng để bạn tiến đến một nấc thang mới trong cuộc sống là trở thành “người lớn”. Vậy nên hãy cảm thấy nó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Đọc thêm:
Tuy rất ý nghĩa như vậy, nhưng nó hay khiến bạn khổ sở và mệt mỏi vô cùng. Không phải ai cũng có thể tự mình giải quyết nó một cách êm gọn được, vậy nên sau đây xin được nêu ra 5 cách để bạn có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này:
1. Nhận thức rằng những gì bạn đang trải qua là điều hết sức tự nhiên trong cuộc sống.
Thực tế, việc bạn gặp phải giai đoạn khủng hoảng này cũng giống như việc bạn sẽ mọc răng khôn vậy. Bạn không thể cầu mong nó đừng đến được. Nó đến là điều tất yếu và cũng là một phần cho sự “trưởng thành” của bạn. Ba mẹ của bạn trước khi trở thành “ người lớn” thực thụ cũng đã trải qua những giai đoạn tương tự như vậy. Hãy thử hỏi họ về trải nghiệm này xem, bạn sẽ có một góc nhìn khác hơn những gì bạn đang cảm thấy lúc này.
Bây giờ, hãy chấp nhận việc bạn đang rơi vào cuộc khủng hoảng, chấp nhận tình trạng hiện giờ của mình, dù nó có tệ đến mức nào chăng nửa. Vì khi bạn có thái độ chấp nhận thực tế bạn mớinhận ra, mình không thể thay đổi nó, nhưng mình có thể thay đổi bản thân để thích nghi với nó. Bản chất cuộc khủng hoảng này đến vốn dĩ cũng là một giai đoạn giúp bạn thay đổi bản thân tốt lên hoặc tệ đi mà.
2. Hãy học cách tâm sự. Tình trạng các mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến bạn.
Khi đã nhận thức được tình trạng của mình là hết sức hiển nhiên, hãy học cách để tâm sự những điều trong lòng của mình. Có nhiều bạn thường chọn cách im lặng và chỉ giữ cho riêng mình. Nhưng việc bạn phải chịu nhiều sự áp lực trong thời gian dài mà không thể chia sẻ với ai có thể khiến bạn quá tải và gây ra nhiều hậu quả lớn. Bạn có thể trở lên lầm lì, hay gắt gỏng, buông lời sát thương hoặc có nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Tôi hoàn toàn khuyến khích việc bạn chia sẻ tình trạng của bản thân cho bạn bè. Bạn có thể chọn một người bạn thân mà mình tin tưởng, hoặc một người thân nào đó. Việc này có ý nghĩa vì lúc này bạn bè của bạn cũng đang trong giai đoạn giống như bạn. Hai người có thể trao đổi với nhau về những trải nghiệm hoặc những kinh nghiệm hữu ích cho chuyện này. Và “làm gì cũng phải có anh em” vẫn vui hơn đúng không. Cùng nhau vượt qua giai đoạn khủng hoảng này cũng vậy.
Đọc thêm:
Tuy nhiên hãy chọn người mà bạn có thể tin tưởng để tâm sự. Đừng kể lể bừa bãi cho tất cả những người bạn xem là bạn. Với những người không quá thân thiết, việc tâm sự của bạn đôi khi có thể đem lại sự phiền phức cho người khác. Bản thân bạn cũng không hề thích nghe những lời than vãn phải không. Còn đối với những người có đủ độ thân thiết, việc này lại có thể giúp hai bạn hiểu và tin tưởng nhau hơn. Mối quan hệ của hai người cũng trở nên tốt hơn tuy nhiên hãy giữ nó ở trừng mực vừa đủ, cái gì quá thì cũng không tốt.
3. Dừng việc sống cho mục tiêu của người khác.
Các truyền thông mạng xã hội hiện nay nhan nhản những gương thành công, giàu có từ độ tuổi còn rất trẻ. Đúng là chưa bao giờ tư liệu cho nhân vật “ con nhà người ta” lại nhiều và đa dạng đến thế. Hồi trước thì chỉ biết có thằng bạn hàng xóm hoặc cùng làng thôi.
Rồi lại thêm một vài cuốn sách best seller khai phá con người bạn, bạn có thể nên hoàn mỹ tuyệt vời, bằng cách mua tiếp một cuốn best seller khác.
Những thứ bên trên có thể đem lại cho bạn những mục tiêu ảo tưởng. Mà ảo tưởng là gì, ảo tưởng nghĩa là những thứ không có thật. Không thật cả về khả năng của bạn lúc đó, và không thật cả việc bạn thực sự muốn nó hay không. Bạn đặt mục tiêu “ tôi sẽ kiếm được 1000 đô đầu tiên vào năm 20 tuổi”, trong khi bản thân vẫn đang xin tiền trợ cấp của bố mẹ hàng tháng đều đều, chỉ vì bạn đọc được câu chuyện của một triệu phú 20 tuổi nào đó trên facebook. Cảm giác lúc đó thật tuyệt vời quá nhỉ...
Bạn cũng nên ngừng việc so sánh bản thân với người khác đi, mình là cá thì việc của mình là bơi, không phải leo cây. Sự so sánh sẽ dần giết chết niềm tin và sự tự tin của bạn. Hãy sống cuộc sống của riêng mình, đi con đường của riêng mình đi. Con cá mà học leo cây hoài, dần dần đến một lúc nào đó mà leo cây không học được, mà bơi cũng chẳng bơi nổi nữa.
4. Bắt đầu tìm hướng đi riêng của mình
Sau khi làm 3 bước trên, bạn có thể phần nào thấy bớt nặng nề hơn. Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó. Bạn cần hiểu rằng cuộc khủng hoàng này xảy đến từ việc bạn không chắc chắn cũng như lo sợ về con đường tương lai của mình. Vậy để thích nghi với nó, thời điểm này là lúc bạn cần quay lại tập trung vào điều mình thực sự mong muốn.
Hãy nghĩ về những điều này, những thứ bạn đang làm bây giờ vì bản thân muốn như vậy hay chỉ vì sự kỳ vọng của người khác. Chỉ bạn mới biết câu trả lời nằm ở đâu. Việc phải làm điều mình không thích trong khi không có định hướng cụ thể có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Đọc thêm:
Bạn cần phải đi con đường của riêng mình để phát triển mình thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Bạn có thể bắt đầu từ những sở thích hoặc những điều khiến mình thấy hào hứng, để ý mình hứng thú và dành nhiều thời gian cho thứ gì. Chính những điều bạn hứng thú khiến cho con đường của bạn không giống với bất kỳ con đường nào của ai khác. Và chúng sẽ giúp bạn phát triển trên con đường riêng của mình.
Chúng ta không thể đoán trước tương lai nên hãy cứ trải nghiệm và thử sức với lĩnh vực mà bạn hứng thú.
5. Giữ sức khoẻ
Cuối cùng là giữ một sức khoẻ tốt. Trong cuốn Óc sáng suốt của tác giả Nguyễn Duy Cần cũng có bàn tới vấn đề tương tự:
“Người xưa có nói: một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người.
Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn tới hạnh phúc được.”
Quả thật, tuổi trẻ ta thường dính phải nhiều tật như thức khuya, dậy trễ, ngồi máy tính nhiều, ít vận động, ăn uống thất thường, những điều trên ảnh hưởng không ít đến cả về thể chất lẫn tinh thần ta. Thử nghĩ, một thân thể yếu đuối bệnh tật thì khó mà giữ được tinh thần vững vàng, huống chi lại còn đang lâm vào khủng hoảng, tinh thần đã không được tốt sẵn.
Bản thân tôi cũng không ngoại lệ mà vướng vào các tật trên nhưng cũng phải cố gắng lên lịch vận động thể dục, tham gia hoạt động thể thao để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Từ khi tham gia hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn cũng cảm thấy bản thân loại bỏ được cái chứng lù đù, và thấy việc suy nghĩ cũng rõ ràng và bớt chậm chạp hơn trước. Bạn cũng nên để ý tới sức khoẻ thân thể hơn từ bây giờ, đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc vượt qua cuộc khủng hoảng tuổi 20 này.
Kết luận
Khủng hoảng tuổi 20 là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của bạn. Đừng để bị nó nhấn chìm mà hãy thích nghi và xem nó là một cơ hội giúp mình phát triển. Cũng đừng quên hãy tận hưởng nó. Vì suy cho cùng 20, 30 năm về sau, cuộc khủng hoảng tuổi 20 làm bạn khổ sở bây giờ cũng chỉ còn là quá khứ, là kỉ niệm. Và nó sẽ là một dấu son đáng nhớ để bạn hồi tưởng lại về tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình.
Tài liệu tham khảo:
How to Overcome Your Quarter-Life Crisis
Our societal narrative for figuring out what to do with your life is pretty clear. After high school and potentially college, you enter the workforce. Sure, it might take a few internships or lower-level jobs before you really get going, but by the end of your 20s—and certainly by your 30s—you’re on a pretty clear career path. Great, but that rarely happens. It also overlooks that uncertain period somewhere between your mid twenties and thirties where you take stock of your life, and wonder what the hell you’re going.lifehacker.com
Our societal narrative for figuring out what to do with your life is pretty clear. After high school and potentially college, you enter the workforce. Sure, it might take a few internships or lower-level jobs before you really get going, but by the end of your 20s—and certainly by your 30s—you’re on a pretty clear career path. Great, but that rarely happens. It also overlooks that uncertain period somewhere between your mid twenties and thirties where you take stock of your life, and wonder what the hell you’re going.lifehacker.com
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất