6 điều cần biết trước khi học lập trình cơ bản
Khi bắt đầu học lập trình, hẳn bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian quý báu của mình vào những thứ không cần thiết. Tuy nhiên, những...
Khi bắt đầu học lập trình, hẳn bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian quý báu của mình vào những thứ không cần thiết. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu thường hay bị bối rối trước hai câu hỏi: “Mình cần học những gì?” và “Mình nên bắt đầu như thế nào?”
1. Con đường lập trình sẽ không dễ dàng!
Bất kể lý do bạn chọn lập trình là gì, thì con đường phía trước sẽ không dễ dàng!
Cũng giống như khi học một thứ gì mới, bạn sẽ bắt đầu từ con số 0. Sẽ mất đến hàng tháng, hàng năm làm việc chăm chỉ để bạn có thể bắt đầu nhìn thấy thành quả. Trong quá trình đó, ở một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc, bởi học lập trình là một hành trình dài và đầy thử thách.
Vậy lúc đó, ta nên làm gì?
HÃY TÌM RA NGUỒN ĐỘNG LỰC CỦA BẠN!
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng có một điều gì đó có thể tạo động lực cho bạn từ ngày này qua ngày khác.
Ngoài ra, hãy tìm một cách học phù hợp:
- Nếu bạn thích một mình, hãy học qua sách và các khóa học trực tuyến.
- Nếu bạn thích học với những người khác, hãy tìm một nhóm làm việc gần bạn, hoặc hợp tác với những người cùng chí hướng.
Chỉ cần tìm ra cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình theo đuổi mục tiêu của mình. Còn nếu chưa rõ mình thích cái gì, hãy thử từng phương pháp để tìm ra đáp án.
2. Học kiến thức cơ bản trước tiên
Khi bắt đầu học lập trình, bạn sẽ rất dễ bị choáng giữa một rừng định nghĩa, công nghệ, thuật ngữ mới. Bạn bối rối trước quá nhiều kiến thức mới, dù bạn chỉ đơn giản là muốn lập trình một trang web mà thôi!
Hãy bình tĩnh, và bước từng bước một. Để xây một căn nhà đẹp, trước tiên bạn cần có một nền móng vững chắc. Để trở thành một lập trình viên giỏi, trước tiên cần hiểu từ những nguyên tắc cơ bản nhất về cách máy tính đang hoạt động.
Khi bạn chưa biết bắt đầu từ đâu,
HÃY HỌC KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Chúng bao gồm 6 nội dung chính:
- Cấu trúc dữ liệu và Thuật toán (Data Structure & Algorithms)
- Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming)
- Mẫu thiết kế (Design Patterns)
- Cơ sở dữ liệu (Databases)
- Lập trình mạng (Networking)
- Hệ điều hành (Operating Systems)
Bạn không cần phải là một học sinh hạng A trong tất cả các môn học trên, mà hoàn toàn có thể vừa làm, vừa học. Quan trọng là bạn dành thời gian tìm hiểu nó, dành thời gian xây dựng nền tảng cho kiến thức về lập trình. Chỉ như vậy, bạn mới có cơ hội tiến xa, có khả năng giải những bài toán khó, xử lí những dự án phức tạp trong tương lai.
3. Đặt kỳ vọng thực tế
Những lĩnh vực hot như Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên, AI, Machine Learning… đang được rất nhiều lập trình viên hướng đến. Nhưng thực sự thì không phải ai cũng có thể làm những dự án này, và chưa chắc những cơ hội đó đã là hướng đi tốt nhất cho bạn.
Bạn vẫn có thể ôm giấc mơ trở thành một Mark Zuckerberg, một Steve Jobs tiếp theo, nhưng cũng đừng quên vạch ra cho mình những kỳ vọng thực tế, những điều mà bạn nghĩ rằng mình có thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Bạn thực sự có thể đạt được gì với việc lập trình?
- Bạn có thể tạo ra thành quả gì trong 1 năm? Trong 5 năm tiếp theo?
Như tôi đã đề cập ở trên, học lập trình là cả một hành trình dài. Bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng, có thời gian biểu cụ thể, KPI cụ thể mà bạn có thể đạt được.
Bởi nếu không, khi gặp khó khăn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng mình không đủ giỏi, có lẽ mình nên bỏ cuộc, có lẽ đây không phải là con đường dành cho mình…
4. Làm những dự án có ý nghĩa
Trước khi bắt tay vào một dự án, hãy dành vài phút để nghĩ về… lý tưởng của bạn.
- Bạn muốn một công việc như thế nào?
- Bạn muốn làm việc ở đâu?
Khi đã trả lời những câu hỏi đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về những điều mà nhà tuyển dụng tương lai cần ở bạn:
- Bạn, với kỹ năng lập trình của mình, có thể đem lại lợi ích cho công ty như thế nào?
- Bạn có thể giải quyết những vấn đề gì cho họ?
Kỹ năng của bạn có thể đem lại những giá trị gì?
Chính nỗi thất vọng đó sẽ khiến bạn thất bại. Hãy tránh điều đó bằng mọi giá. Hãy đảm bảo rằng kỳ vọng của bạn đủ thực tế và gắn với một kế hoạch rõ ràng.
5. Hãy quyết tâm và kiên nhẫn
Sẽ có cả trăm phẩm chất mà một developer giỏi cần có. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu học lập trình cơ bản, thì đây là hai thứ không thể thiếu:
- Sự quyết tâm
- Kiên nhẫn
Quyết tâm sẽ giúp bạn điều gì?
Mọi thứ. Nó đi đôi với tham vọng và sự kiên trì. Nó giúp bạn tiếp tục ngay cả khi bạn gặp khó khăn trong việc học. Sự quyết tâm thắp lên ngọn lửa trong bạn hết lần này đến lần khác, nó sẽ giúp bạn đứng vững trở lại sau mỗi khó khăn.
Còn kiên nhẫn là thứ cân bằng giữa tham vọng và sự quyết tâm của bạn. Có những ước mơ lớn và đầy tham vọng là điều tuyệt vời, nhưng nếu không có sự kiên nhẫn, chúng sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Bí quyết thực ra vô cùng đơn giản: tập trung vào mục tiêu đến mức bạn không thể từ bỏ nó. Bạn phải “get shit done” bất kê có chuyện gì xảy ra. Đó sẽ là tiền đề của sự quyết tâm và kiên nhẫn.
6. Bắt đầu học lập trình ngay bây giờ
Nếu bạn chưa biết bắt đầu lúc nào, thì câu trả lời chính là: NGAY BÂY GIỜ.
Nhiều người thường bị cuốn vào đủ loại suy nghĩ như:
- Viết code rất khó
- Phải giỏi toán thì mới code được
- Mình không biết bắt đầu từ đâu…
Đừng lo lắng về những gì người khác đang nói hoặc những gì bạn đã nghe về lập trình. Nếu đó là thứ bạn thực sự muốn, bạn chỉ cần thực hiện nó mà thôi!
Để có góc nhìn đa chiều hơn, hãy xem 7 quan niệm sai lầm phổ biến về lập trình mà bạn nên bỏ qua ngay lập tức.
Tóm lại: nếu bạn muốn học lập trình, chỉ cần bắt đầu học lập trình. Đơn giản như thế!
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất