5 dấu hiệu Forex lừa đảo
Sàn Forex bị bắt và lừa đảo tại Việt Nam Tính tới hiện tại, forex ( ngoại hối ) là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với khối...
Sàn Forex bị bắt và lừa đảo tại Việt Nam
Tính tới hiện tại, forex ( ngoại hối ) là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với khối lượng giao dịch tới nghìn tỷ Đô La mỗi ngày. Sức hấp dẫn của thị trường vô cùng lớn. Và chính vì điều đó ngày một nhiều người muốn gia nhập giao dịch Forex với hi vọng có thể kiếm thêm thu nhập từ thị trường. Song với đó là sự ra đời của hàng loạt broker cạnh tranh nhau về chất lượng và điều kiện giao dịch nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có nhiều broker dởm, lợi dụng lòng tham và thiếu hiểu biết của các trader để lừa gạt tiền, lấy đi cho thị trường forex nhận nhiều về tiếng xấu
Mặc dù ngày nay nhiều nhà đầu tư đã dè chừng và sáng suốt hơn trong vấn đề lựa chọn sàn, đồng thời các Broker lừa đảo đã bị tố cáo, nhưng ở trên thị trường vẫn tồn tại nhiều nhà môi giới lừa đảo khác. Họ vẫn hoạt động và chiếm đoạt không ít tiền của nhà đầu tư.
Các sàn Forex bị bắt lừa đảo thì có chung những dấu hiệu nào?
Mỗi sàn Forex sẽ có chiêu thức khác nhau để dụ dỗ nhà đầu tư mở tài khoản và đầu tư tiền giao dịch. Dưới đây là một vài điểm chung của sàn Forex bị bắt vì lừa đảo
Không được cấp phép hoặc giả mạo giấy phép của cơ quan quản lý uy tín
Giấy phép từ các cơ quan quản lý Forex như FCA, CySEC hay ASIC là bằng chứng xác thực về độ tin cậy của sàn. Broker không được phép cấp bởi những cơ quan này đồng nghĩa với việc hoạt động môi giới không được kiểm soát chặt chẽ, dễ dàng có những hành vi gian lận với nhà đầu tư. Broker giả mạo giấy phép của bất kỳ cơ quan nào thì cũng chắc chắn rằng broker đó đang lừa nhà đầu tư. Để phân biệt Broker có đang giả mạo giấy phép hay không thì dựa vào website của cơ quan quản lý để kiểm chứng, không nên vội vàng tin vào những hình ảnh hay link giấy phép mà broker cung cấp
Cung cấp thông tin không đầy đủ rõ rang
Các broker uy tín đều muốn đưa ra những giá trị tốt nhất của mình đến với khách hàng bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các công ty, đội ngũ quản lý, giới thiệu sản phẩm và các loại tài khoản giao dịch, nền tảng và điều kiện giao dịch để trader tham khảo và đưa ra quyết định. Nhưng trái lại thì các broker lừa đảo thường cung cấp thông tin rất sơ sài trên website, nhà đầu tư sẽ không biết được điều kiện giao dịch cụ thể, số tiền nạp bao nhiêu, giao dịch mặt hàng nào,..
Dấu hiệu này vô cùng dễ dàng thấy, các bạn chỉ cần truy cập website của sàn và bắt đầu tìm hiểu tất cả thông tin có trên website đó. Cảm giác các broker lừa đảo thường đem lại là sự khó chịu vì bạn sẽ không thể nào biết được thông tin đến việc trading mà quanh đi chỉ là giới thiệu.
Cam kết lợi nhuận hấp dẫn
Các sàn uy tín thường rất ít khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch ủy thác, tín hiệu giao dịch hay Robot giao dịch mà họ sẽ tập trung cung cấp cho trader những kiến thức chuẩn về Forex, trading để trader có thể tự giao dịch một cách tốt nhất. Các broker bị bắt lừa đảo thường sẽ PR dịch vụ giao dịch hộ, tín hiệu giao dịch và robot giao dịch tự động cam kết lợi nhuận cao ngất ngưởng
Ai đã từng giao dịch Forex cũng đều hiểu thị trường Forex sẽ có rất nhiều rủi ro, và đi kèm với đó là lợi nhuận cao. Nếu sàn cam kết lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp thì chắc chắn là lừa. Một trong những chiêu trò của các sàn bị bắt lừa đảo chính là một người nào đó và bắt đầu xây dựng hình ảnh người đó thành một trader chuyên nghiệp, với vẻ bề ngoài hào nhoáng đi xe xịn, dùng đồ cá nhân xịn và thường xuyên post những đạo lý làm giàu… để tạo nên lòng tin , tạo sự uy tín để kêu gọi vào nhóm mình. Hình thức lừa đảo kiểu này xảy ra nhiều và thường xuyên.
Gọi điện để mời mở tài khoản giao dịch tại sàn
Đột nhiên sẽ có một người gọi điện giới thiệu về chương trình ủy thác, tư vấn đặt lệnh hay mời bạn mở tài khoản giao dịch, đơn giản thôi vì thông tin cá nhân của bạn đã được mua bởi tổ chức nào đó. Các Broker uy tín không cần phải cực khổ tìm bạn mà họ sẽ làm bạn tự tìm đến họ.
Bị nhiều trader phàn nàn, thậm chí có tố cáo lừa đảo
Việc các sàn cạnh tranh với nhau là một diều hết sức bình thường và đương nhiên sẽ có cả trường hợp Broker thuê người tố cáo bên kia nhưng đối với những sàn uy tín thì sẽ không có một đối thủ nào muốn làm điều đó vì một bài viết tố cáo không có căn cứ sẽ làm hỏng đi độ tin cậy đối với broker uy tín này
Với một sàn giao dịch bị bắt sẽ bị dính nhiều phốt từ các nhà đầu tư, trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội,
Đó là một số dấu hiệu giúp các bạn nhận biết được các sàn giao dịch bị bắt, lừa đảo khi bạn bắt đầu tìm hiểu một broker. Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp các broker tinh vi hơn trong khâu quảng bá thương hiệu, trader khó lòng phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo, để đến khi nạp tiền vào mới xảy ra việc đáng ngờ.
Các chiêu trò chiếm đoạt tiền của Forex lừa đảo
• Phí giao dich quá cao
Thiếu thông tin là một vấn đề nguy hiểm. Như đã nói các broker lừa đảo thường không công khai thông tin về điều kiện giao dịch và khi các bạn lỡ sa bẫy thì một trong những chiêu trò broker ăn chặn tiền chính là tính phí giao dịch rát cao hoặc tăng phí hoa hồng mỗi lệnh, báo giá chênh lệch spread cực cao, hoặc tăng phí giao dịch qua đêm.
• Nền tảng giao dịch có vấn đề
Trì hoãn, báo giá lại, nền tảng co giật, gặp trục trặc bất thường,.. chính là những chiêu trò mà broker can thiệp lên nền tảng giao dịch để tác động đến các lệnh của trader, tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng lệnh không thấy đâu, hoặc tự động báo lỗ cho trader…
• Hệ thống thanh toán có vấn dề
Một trong những dấu hiệu lừa đảo rõ rệt nhất ở các sàn giao dịch chính là việc gây khó dễ cho trader trong khâu rút tiền và thời gian rút tiền. Tiền nạp vào thì rất nhanh nhưng rút ra lại khó, kéo dài 5,6 ngày, có khi là vài chục ngày. Có một số sàn còn đưa ra lí do bảo trì hệ thống thanh toán hay nghi ngờ có kẻ khác xâm nhập vào tài khoản để không cho rút tiền
Danh sách các sàn Forex bị bắt, lừa đảo
FX Trading Markets
- Giả mạo FXTM và bị broker uy tín này đưa ra cảnh báo lừa đảo
- Lấy lý do nâng cấp sàn để giữ tiền nhà đầu tư
- Là một forex broker nhưng mô hình lại giống một sàn BO
- Huy động vốn thông qua hệ thống đa cấp
Liber Forex
- Giả mạo giấy phép của IFSC
- Cam kết lợi nhuận 16%/tháng
- Xây dựng mô hình lừa đảo đa cấp Ponzi
- Bị cảnh báo bởi Bộ Công Thương Việt Nam
GGTrade
- Giả mạo giấy phép của FMA New Zealand và bị cơ quan quản lý này cảnh báo
- Ủy thác giao dịch với cam kết lợi nhuận cao, rủi ro thấp
OT Capital
- Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín ASIC
- Không cho nhà đầu tư rút tiền
EU Capital
- Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín FCA
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng giãn spread
- Không cho nhà đầu tư rút tiền vì giao dịch với khối lượng “không đủ lớn”
- Đưa ra nhiều lý do, đổ lỗi cho trader để họ không thể rút tiền nhưng lại làm mọi cách để trader “bắt buộc” phải nạp tiền nếu muốn rút được tiền.
ECN Captial
- Bị cảnh báo bởi các cơ quan quản lý forex uy tín thế giới như FINMA, CySEC, FMA New Zealand
- Nhà đầu tư không thể rút được tiền, hoặc yêu cầu trả thêm phí nếu muốn rút tiền
Ngoài ra còn có hàng trăm sàn forex bị bắt, lừa đảo hoặc có dấu hiệu lừa đảo khác nữa, các bạn cũng không thể nhớ được hết tất cả những broker đó, mà điều quan trọng là cần phải thật sáng suốt, tìm hiểu thật kỹ về sàn và xem đánh giá từ các trader có kinh nghiệm khi bạn được ai đó giới thiệu một broker bất kỳ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất