Suy nghĩ về “Cốt lõi của đạo Phật”.
Mình đã viết về những lý thuyết thâm sâu của đạo Phật trong khoảng thời gian qua, từ những khái niệm cơ bản như Luân Hồi, Nghiệp, Vô...
Mình đã viết về những lý thuyết thâm sâu của đạo Phật trong khoảng thời gian qua, từ những khái niệm cơ bản như Luân Hồi, Nghiệp, Vô thường,... Giải thoát khỏi sanh tử luân hồi là vấn đề nan giải và ít ai làm được. Chung quy lại mình thấy rằng tất cả những giáo lý này nhằm mục đích dẫn chúng sinh tìm được mục đích sống cao đẹp dựa trên nền tảng trí tuệ và đạo đức trong hiện tại và có thể là tương lai. Hãy khẳng định rằng đạo Phật là 1 tư tưởng triết học và nó thực tiễn hiện đại. Chúng ta không nên coi đạo là 1 lý thuyết, vì vốn dĩ đạo là đường, là phương pháp tháo gỡ, là phương pháp tu học. Mình còn nhớ 1 câu chuyện rằng ngày xửa ngày xưa có 1 vị Triết Gia tìm đến Đức Phật và hỏi Ngài rằng : Có Ngã không ?
Rõ ràng ta có thể lường trước được Đức Phật sẽ không trả lời câu hỏi này vì Phật dùng tuệ giác của mình, qua đó ngầm khẳng định rằng con người ta luôn phải có trí tuệ trước bất cứ lời nói nào, vì nhà triết gia kia đang đi tìm kiến thức, khái niệm chứ không đến vì mục đích tu học. Học đạo là cần thiết và đòi hỏi sự khôn ngoan. Hiểu đạo cần sự thoải mái trong tiếp thu. Áp dụng đạo vào đời là quan trọng nhất.
Khi nhắc đến đạo Phật, chúng ta phải hiểu Phật là 1 người đã tỉnh thức, 1 đấng từ bi, 1 bậc trí tuệ vĩ đại, tâm luôn an lạc. Phật nói rằng chúng sinh đều có hạt giống của sự tỉnh thức, ai cũng có thể thấy được hạnh phúc an lạc trong tâm dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào. Sống và cống hiến hết mình, trau dồi đạo đức tốt đẹp ngay ở hiện tại.
Khi nhắc đến đạo Phật, Luân Hồi là khái niệm thường xuyên được nhắc đến trong các cuốn kinh Phật. Theo quan điểm số đông, khi tim ngừng đập và hồn lìa khỏi xác để chuyển sang 1 thân xác mới ở 1 đời sống mới, đấy là luân hồi. Quan điểm không đúng nhưng cũng không sai. Nếu ta quan sát kĩ hơn thì mỗi khi sống trong từng giây từng phút của cuộc đời này, ta đã và đang luân hồi. Luân hồi là sự tiếp nối của cái này sang cái kia, Thân- Khẩu- ý còn tồn tại thì còn tiếp tục luân hồi. Ai cũng muốn luân hồi tốt đẹp, nói lời hay và sống có tấm lòng ngay lúc ta đang sống. Thế nên, Luân Hồi làm đầu óc ta sáng tỏ, rằng ta luôn phải để ý đến lời nói- hành động- ý nghĩ của mình. Khi tôi phát ra những tư duy, những ngôn ngữ và hành động thì những tư duy, ngôn ngữ và hành động đó đã đi vào trong các bạn của tôi và tôi đã được tiếp nối. Tôi đã được tiếp nối rất xa và những người bạn đó là sự tiếp nối của tôi.
Lời nói, hành động và ý nghĩ đã dẫn ta đến 1 khái niệm, đó là Nghiệp. Nghiệp chỉ đơn giản là những gì ta làm xuất phát từ ý nghĩ trong cuộc sống hằng ngày. Không ai là hoàn hảo do Vô Minh tích tụ trong nhiều kiếp, thế mới nói nghiệp có 2 mặt - Tốt và Xấu. 1 giây tức giận, ta lỡ văng tục, chửi bới, người khác thấy đau khổ. 1 giây sợ thiệt, lỡ nói dối khiến người ta mất niềm tin vào bạn, thế là họ đau khổ và bạn cũng vậy. Ai chắc cũng đã từng nghe qua Bát Chánh Đạo, ta cũng đã biết được những lời căn dặn của Thế Tôn về lời nói của con người qua câu chuyện của La Hầu La - con trai Đức Phật. La Hầu La, Ngài đã từng là 1 cậu nhóc nghịch ngợm, trêu người và hay nói dối. Được vua Tịnh Phạn yêu chiều nên cậu không quan tâm đến tu dưỡng tâm tính. Đức Phật dạy cậu rằng lời nói dối như bát nước bẩn, khi bát nước đã bẩn thì chả ai thèm uống nữa.
Ngoài những lời căn dặn về lối sống có đạo đức, đạo Phật chỉ cho ta thấy bản chất của mọi sự ở đời. Ta có vô thường và vô Ngã. Nếu nói Vô Thường là đại diện cho thời gian thì Vô Ngã đại diện cho không gian. Vô thường đơn giản chỉ là sự biến chuyển không ngừng của vạn vật, ai ai rồi cũng đổi thay dù nhiều hay ít. TA đau khổ trong sự vô thường vì ta không biết đời này là vô thường. Nếu ta biết rõ về Vô Thường, chẳng có lí gì mà ta thấy đau khổ vì những cuộc tình đã trôi xa, biết trân trọng những gì đang còn. Vô Ngã khẳng định rằng vạn vật là một, không có sự tồn tại độc lập. Tuy khác nhau về hình tướng bên ngoài hay giới tính nhưng bản chất là giống nhau, ai cũng có ác quỷ và Phật tính bên mình, ai cũng đang đi tìm sự thật dù già hay trẻ, ai cũng có linh hồn. Hiểu được Vô Ngã nên khó khăn ta mới không ngại, nhìn vào ai ta cũng thấy thương. Vô Ngã đi ngược lại với Ngã, bỏ qua "cái tôi" để đạt được sự an lạc trong hiện tại.
Vạn vật có sinh thì cũng có diệt là từ nhân duyên mà ra. Trong Thiên Chúa giáo, người ta nói là Thượng Đế (Đức Chí Tôn) tạo ra con người. Nhân duyên là thiết yếu của sự sống và mỗi lần ta sống trên quả đất này là một vinh dự, là hiện hữu của Thiên Chúa, sống để thấy được ước mơ, để được trải nghiệm, buồn vui lẫn lộn, chung quy đều đẹp cả. Nhắc đến Khổ là người ta muốn chạy trốn rồi. Nhưng sẽ thật dũng cảm nếu ta học cách đối diện với nó. Đã là sống thì làm sao tránh được khổ. Nhiều người nghĩ rằng Thoả Mãn hay dục vọng là hết khổ. Thực ra ta không biết được rằng bên trong sự thoả mãn cũng có niềm đau, vì đời là vô thường. Thoả mãn rồi cũng thành 0 thoả mãn theo thời gian, ngẫm nghĩ xem chúng ta đã sống thực sự sâu sắc hay chưa ? Ý nghĩa sống nó nằm ở đâu ? Hạnh phúc chân thực hay tiêu thụ ? Hãy kiên nhẫn để thấy được những màu nhiệm của sự sống, để thấy cuộc đời này đáng giá và ta sẽ bớt thù ghét cuộc đời này. Điều duy nhất mình sợ là mình sống hết cuộc đời này mà không tìm ra được ý nghĩa của nó, cũng là điều đáng tiếc nhất. Và mình cam đoan rằng ai cũng sẽ nghĩ như vậy. Sinh ra là vì 1 mục đích nào đó.
Nhìn chung thì đạo là đời, anh chị em ạ. Đời còn nhiều thứ dang dở, nó có nỗi buồn nhưng cũng là nơi đẹp đẽ nhất. Nó đẹp là khi ta chạy đến vương quốc của Chúa ở hiện tại dù khó khăn của hoàn cảnh có can thiệp, vương quốc này không nằm ở nơi nào xa xăm, mà nó nằm ở TÂM ta, và đời này đẹp cũng nằm ở những khoảnh khắc ta chân quý nhất. Đời và đạo rất quý giá vì ta có cơ hội được trải nghiệm. Trong đời ta khởi đầu thật thanh khiết, rồi cũng mắc phải những sai lầm, rồi tìm đến đạo rồi ra đi trong niềm kiêu hãnh. Đạo Bụt giúp mình thấu hiểu hơn về đời và thật đội ơn đạo, đội ơn đời. Dù làm việc hay nghỉ ngơi cũng có thể áp dụng những gì Phật đã dạy, học Phật là học trong bất kì 1 thời điểm nào trong cuộc sống, thời điểm thăng hay thời điểm trầm. Đức Phật không ghét cuộc đời và mình cũng vậy, chỉ đang nói ra sự thật mà thôi.
Chúc các ace nhiều may mắn. Mình xin kết thúc series Phật Học ở đây.
Kết bài bằng 1 câu rất hay trong bài Biết Rõ Vẫn Khó Đi của DSK :
"Tao Sống vì một giấc mơ lớn, vì 1 cuộc đời tao nợ ơn"
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất