Trí nhớ tạm thời là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc của các phiên dịch viên, nhất là dịch nối tiếp. Việc lắng nghe và ghi nhớ nội dung thông tin của cả một đoạn hội thoại, đoạn phát biểu dài của diễn giả/khách hàng và dịch lại chính xác, đầy đủ ngay sau đó là điều không dễ dàng. Vậy làm thế nào để tăng cường trí nhớ tạm thời cho phiên dịch viên?
Kể từ thế kỷ 19, trí nhớ đã được phân loại thành 2 dạng, gồm trí nhớ dài hạn hoặc ngắn hạn. Sự khác biệt này đã được Atkinson và Shiffrin khám phá kĩ hơn với mô hình trí nhớ Atkinson-Shiffrin vào năm 1968, mô hình đã cho thấy trí nhớ của con người bao gồm một chuỗi ba giai đoạn:

  Trí nhớ tạm thời

Các giác quan có khả năng hạn chế khi lưu trữ thông tin về thế giới nếu không xử lý những thông tin đó trong vòng chưa đầy một giây. Ví dụ, thị giác có “ghi nhớ tượng hình” đối với các kích thích thị giác như hình dạng, kích thước, màu sắc và vị trí, nhưng không giữ lại những ý nghĩa này.

  Trí nhớ ngắn hạn

Bộ nhớ ngắn hạn của chúng ta là nơi diễn ra hầu hết các quá trình xử lý thông tin. Đó là nơi chúng ta cố gắng cung cấp ý nghĩa cho những gì chúng ta nhìn thấy và những gì chúng ta nghe thấy, chuyển đổi những thông tin này thành một thứ gì đó quan trọng, lấp đầy khoảng trống bằng các yếu tố từ trí nhớ dài hạn. Ở giai đoạn này, thông tin được giữ trong 15 đến 30 giây.

Đọc thêm:

  Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn cho phép lưu giữ thông tin, không chỉ trong vài giây mà là suốt đời. Bộ nhớ này dường như có dung lượng không giới hạn để lưu trữ thông tin.
Vai trò của trí nhớ ngắn hạn trong khi phiên dịch đã được một số nhà nghiên cứu thảo luận. Daniel Gile, tác giả quyển sách “Basic Concepts and Models for Interpreter and Translator Training” coi việc phiên dịch như một quá trình với ba nỗ lực, mỗi nỗ lực có vai trò riêng trong việc cung cấp năng lực xử lý hạn chế:
  Nỗ lực nghe và phân tích: Liên quan đến tất cả các hoạt động hiểu (nhận thức), chẳng hạn như phân tích các đặc tính âm học của âm thanh, nhận dạng các chuỗi âm thanh nhất định và giải thích ý nghĩa của từ và câu.
Nỗ lực trình bày (sản xuất): Phần trình bày nội dung phiên dịch liên quan đến cả quá trình, từ thể hiện tinh thần của thông điệp đến việc truyền tải thông điệp.
Nỗ lực ghi nhớ ngắn hạn: Trí nhớ ngắn hạn cũng đóng một vai trò nhất định giữa thời điểm bài phát biểu được phân tích và chuyển đổi thành ý tưởng và thời điểm bài phát biểu được tạo ra. Nỗ lực này có thể được tăng cường do các vấn đề tình huống hoặc các yếu tố ngôn ngữ cụ thể (ví dụ: giọng của người nói có thể khó hiểu, giọng nói có thể không rõ ràng hoặc thông tin được trình bày có thể dày đặc). Việc truy xuất thông tin cũng khó hơn nếu ngôn ngữ gốc khác về mặt cú pháp, có cấu trúc khác lạ, buộc người thông dịch phải định dạng lại các phân đoạn của bài phát biểu sớm hơn bình thường.

Đọc thêm:

Bản chất của các mô hình nỗ lực ngụ trên ý rằng, thay vì khả năng ghi nhớ lớn, thông dịch viên nên duy trì và quản lý thông tin một cách hiệu quả góp phần vào thành công của họ.
Trí nhớ giữ một vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn của quá trình phiên dịch. Chức năng đầy đủ của trí nhớ ngắn hạn bao gồm:
  1.Xử lý hiệu quả âm thanh nghe được, thành các từ đã biết và sau đó, thành các khối thông tin, với sự trợ giúp của trí nhớ dài hạn để hoàn tất nội dung dịch;    
 2. Lưu trữ hiệu quả các phần thông tin;     
3. Phục hồi thông tin vào những lúc thích hợp.

Những hậu quả rõ ràng của trí nhớ ngắn hạn kém trong phiên dịch thường là:

  -Bỏ sót một từ hạn định (nói “mạnh mẽ” thay vì “cực kỳ mạnh mẽ”);     
 -Bỏ quên mệnh đề phụ (nói “tên trộm đã bị nhân viên bảo vệ của cửa hàng bắt giữ” thay vì “kẻ trộm đã bị bắt quả tang, và bị nhân viên bảo vệ của cửa hàng giam giữ”);    
 -Bỏ sót các câu.
Một hậu quả rõ ràng khác của trí nhớ ngắn hạn kém là cái mà chúng ta có thể gọi là “phiên dịch gần đúng”, nói cách khác, người phiên dịch có thể nhớ những gì đã nói, nhưng không nhớ rõ về cường độ của những thông tin được nói. Ví dụ: thông dịch viên có thể sử dụng thuật ngữ “khá mạnh mẽ” khi người nói thực sự muốn nói “cực kỳ mạnh mẽ” hoặc sử dụng một cách liên kết thông tin trung lập (cách này thật vô nghĩa) khi người phiên dịch không thể nhớ liệu quan hệ liên kết giữa các ý tưởng là bổ sung, đối lập hay hệ quả.

5 bài tập rèn luyện trí nhớ ngắn hạn cho phiên dịch

Khi điều kiện trí nhớ cần lớn hơn dung lượng trí nhớ thực và cuối cùng xuất hiện tình trạng bão hòa. Điều này có thể xảy ra với các ngôn ngữ rất khác nhau, buộc người thông dịch phải lưu trữ một lượng lớn thông tin trước khi có thể diễn đạt lại. Nội dung của thông tin ngôn ngữ ban đầu càng dày đặc, người thông dịch càng khó nhớ tất cả các dữ liệu thông tin.
Dưới đây là một vài bài tập giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn cho phiên dịch viên
1.Ghi chép xuống giấy. Tên, số và ngày tháng nên được viết ra, vì chúng rất khó nhớ, đặc biệt là khi một số yếu tố ấy được nhóm lại với nhau. Điều tương tự cũng áp dụng đối với các thuật ngữ chuyên môn phức tạp, và đối với tất cả các thông tin mới, khi viết ra, người thông dịch có thể phân tích và nắm được các thông tin.
2.Thực hành bài tập bắt chước  bao gồm việc lặp lại những gì người nói nói, từng từ, trong cùng một ngôn ngữ. Thông thường, thông dịch viên sẽ sau người nói một hoặc hai từ khi người đó lặp lại những gì đã nói. Bài tập này thường được sử dụng để chuẩn bị cho việc thông dịch đồng thời, vì nó dạy cho người phiên dịch nghe và nói cùng một lúc. Nó cũng rất tốt cho sự phát triển trí nhớ, vì nó buộc người phiên dịch phải lưu trữ và nhớ lại các nhóm âm thanh, từ ngữ và các khối thông tin trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. 
Đối với bài tập này, các văn bản được sử dụng ban đầu nên ở lượng ít ít sau đó tăng dần. Nếu bạn thực hành một mình, hãy sử dụng bài phát biểu từ tivi hoặc youtube dài khoảng 80 đến 100 từ. Sau đó bạn dùng chức năng ghi âm của điện thoại hoặc máy ghi âm, ghi âm lại giọng đọc của mình xem phát âm, ngữ điệu có chính xác không. Nếu bạn thực hành theo nhóm, một người có thể đọc văn bản trong khi người kia lặp lại văn bản đó.
3.Rèn luyện khả năng nhớ lại
Trí nhớ tốt phải được phát triển dần dần.Hãy bắt đầu một bài phát biểu dài 50 đến 60 từ bao gồm việc nhớ lại những ý chính đầu tiên và sau đó, trong lần thứ hai hoặc thứ ba, bạn cố gắng nhớ lại dần dần các chi tiết.
Cụ thể bạn nghe văn bản một lần và xác định các ý chính. Nghe văn bản lần thứ hai, có thể bổ sung thêm chi tiết cho các ý chính. Đến lượt cuối cùng, bạn cố gắng nhớ lại tất cả các chi tiết.
Hãy nhớ rằng khi thực hành bài tập này, bạn không cần thiết phải nhớ lại tất cả các chi tiết ngay từ đầu. Đến khi nghe nhiều lần, số lần văn bản được nghe có thể giảm xuống và độ dài của văn bản có thể tăng lên. Mục tiêu cuối cùng của bài tập này là có thể giúp bạn tái tạo tất cả các chi tiết trong một bài phát biểu khoảng 50 đến 60 từ, sau khi nghe nó chỉ một lần.
4.Hình dung
Hầu hết mọi người là những người học trực quan, điều này có nghĩa là, chúng nhớ những thứ nhìn thấy tốt hơn những thứ họ được kể hoặc đọc trên giấy. Hình ảnh lưu lại trong tâm trí chúng ta lâu hơn nhiều so với thông tin trừu tượng. Vì lý do này, các nhà ghi nhớ gợi ý rằng con người tận dụng các biện pháp trực quan để lưu giữ các loại thông tin khác nhau bằng cách tạo ra các hình ảnh trong não bộ. Việc này cũng giúp não phải, nơi lưu giữ hình ảnh được sử dụng và phát triển hơn não trái, nơi lưu giữ và xử lý các con số, thông tin…
Trong vài trường hợp, có những bài phát biểu yêu cầu sự hình dung một cách tự nhiên và người phiên dịch phải có thể xác định chúng và sử dụng hình ảnh để lưu giữ và nhớ lại thông tin. Ví dụ, phiên dịch viên của tòa án thường phải giải thích các mô tả của một nhân chứng (địa điểm, nghi phạm, v.v.). Những mô tả này rất lý tưởng cho việc sử dụng trực quan để cải thiện trí nhớ. Hình ảnh nên được hình dung theo từng bước và theo thứ tự tuần tự, giúp thông dịch viên tái tạo toàn bộ cảnh tượng.
5.Phân đoạn nội dung dịch
Bài tập này dựa trên quan niệm: dễ dàng hơn để giữ lại một số phần giới hạn với thông tin chỉ là một hoặc hai phần lớn hơn dày đặc hơn. Phân đoạn bao gồm việc chia nhỏ một lượng lớn thông tin thành hai hoặc nhiều thông tin nhỏ hơn.
 Bài tập này có thể được thực hiện bằng cả văn nói và văn viết và phân đoạn cũng có thể được thực hiện bằng cả lời nói và văn bản. Khi biên dịch việc chia nhỏ một đoạn lớn thành những đoạn nhỏ giúp bạn đỡ áp lực và rối mắt hơn. 
Khi phiên dịch, bạn có thể thông nhất với khách hàng/ dịch giả tạm ngưng việc nói khi đã diễn đạt được 2~3 câu, thậm chí là 4~5 câu nếu khả năng ghi nhớ của bạn tốt. Việc này đảm bảo việc chuyển ngữ của bạn sẽ suôn sẻ trong một thời gian dài (vài tiếng thậm chí suốt cả ngày) và nội dung được truyền tải cũng chính xác hơn.
Bài viết tham khảo từ http:// 9 exercises to improve short-term memory while interpreting