3 nguyên lý để có một cuộc sống tốt hơn
Một bài blog của Mark Manson nói về kĩ năng sống thời hiện đại link gốc: https://markmanson.net/3-principles-for-a-better-life
Nhiều năm trước tôi đã bắt đầu bài viết này với một tựa đề câu khách hơn, “3 điều sẽ khiến cho cuộc sống bạn thay đổi”. Nhưng gần đây, tôi dùng quá nhiều cái kiểu đấy khi viết email rồi, kiểu như: ba điều – điều một, điều hai, điều ba – cảm ơn đọc giả vì đã đọc, và cứ thế tiếp tục.
Bởi vậy hãy xem bài viết này như một kiểu email mà tôi hay dùng, ngoại trừ việc thay vì là ba điều sẽ khiến cuộc sống bạn thay đổi, thì giờ đây nó là ba nguyên lý để có một cuộc sống tốt hơn.
Tôi thích những nguyên lý hơn bởi vì không như luật lệ hay đặc biệt là các ý tưởng, nguyên lý được tạo ra để áp dụng trên diện rộng và đại khái. Nguyên lý là những thứ thường đúng, nhưng đôi khi lại không được áp dụng – thường hữu ích, tuy vậy thỉnh thoảng chúng cũng rất dở người.
Và không như luật lệ hay những lời khuyên mang tính thực nghiệm, nguyên lý thường chỉ ở đằng sau mọi chuyện, ảnh hưởng lên cách bạn ra quyết định và nhìn nhận mọi thứ. Theo nghĩa đó, những nguyên lý ấy, nếu tốt, có thể ảnh hưởng nhiều đến ta hơn so với những lời áp đặt “phải làm thế này, phải làm thế kia”. Dưới đây là ba nguyên lý hữu ích nhất mà tôi từng trải qua để định hướng đời mình. Hy vọng nó cũng sẽ giúp ích được cho các bạn.
Và không cần phải nói nhiều thêm nữa…
Nguyên lý #1: Bạn hoàn hảo chỉ vì bạn là bạn… nhưng bạn luôn có thể tốt hơn
Lần đầu tôi nghe điều này là khi nghe thấy một thiền sư lẩm bẩm nó trong khóa tu thiền vào những năm đầu hai mươi của tôi và nó đã đi theo tôi kể từ dạo ấy. Thực ra thì càng lớn tuổi, tôi càng thấy nó thâm sâu. Bạn đã đủ tốt khi bạn là bạn rồi… nhưng bạn cũng luôn có thể tốt hơn.
Luôn có một sự căng thẳng cố hữu giữa hai chuyện chấp nhận bản thân (self-acceptance) và tự cải thiện mình (self-improvement). Sự căng thẳng này có ở trong mỗi chúng ta. Một mặt, chúng ta muốn cảm thấy bình an với bản thân, để hiểu được rằng chúng ta tốt đẹp, có giá trị, có ý nghĩa sống và chúng ta xứng đáng được yêu, được tôn trọng và thỉnh thoảng thì ngược lại.
Mặt khác, trừ khi bạn đang bất tỉnh, nếu không thì rõ ràng chúng ta cũng chả nhận thấy nốt một dấu hiệu chết tiệt nào về những chuyện chúng ta đang làm trong đời. Chúng ta luôn thấy mình lúc nào cũng rối tung cả lên. Và vì vậy có quá nhiều cách để ta trở nên tốt hơn – rằng ta có thể học hỏi nhiều hơn, đặt được nhiều thành tựu hơn, phát triển hơn nữa bla bla…
Tôi thích nguyên lý này vì nó thẳng thắng thừa nhận sự căng thẳng nội tại nói trên sẽ không bao giờ đi mất. Tức nghĩa không quan trọng bạn làm việc năng nổ bao nhiêu, năng lực bạn thế nào hay bạn đẹp trai ra sao, sẽ luôn có gì đó làm bạn thấy bị mắc kẹt. Cảm giác hụt hẫng ấy cứ âm ỉ mà không bao giờ bị khuất phục. Vì thế mà không có sự hoàn hảo, chỉ có sự tiến bộ mà thôi.
Nhưng cũng ngay lúc đó, bạn vẫn là một người có giá trị và có ý nghĩa bất kể cho bạn nguyền rủa bản thân như thế nào, bất kể cho biết bao nhiêu là lỗi lầm bạn đã mắc phải, và bất kể bạn có ít cơ hội phát triển đến đâu chăng nữa.
Cái hay của nguyên lý này ở chỗ nó cho chúng ta nhận thấy rằng, chấp nhận bản thân và tự cải thiện, hai thứ này cần có nhau – rằng nếu có cái này mà không có cái kia thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu bạn chỉ chấp nhận bản thân mà không lo tự cải thiện thì bạn sẽ lười biếng, buông thả và ích kỉ. Nếu bạn chỉ tự cải thiện mình mà không đi kèm chấp nhận bản thân thì bạn sẽ trở thành một người luôn phát điên lên với mình, chỉ trích bản thân quá mức và cực kì lo lắng.
Chấp nhận bản thân sẽ không hiệu quả nếu không có tự cải thiện. Cũng vậy, tự cải thiện không hiệu quả nếu không đi chung với việc chấp nhận bản thân. Bạn hoàn hảo vì bạn là bạn… nhưng bạn luôn có thể trở nên tốt hơn.
Nguyên lý #2: Đa số mọi người không phải quái vật, họ chỉ ngốc thôi. Bao gồm luôn tôi và bạn.
Đã có rất nhiều vấn đề được bàn tới về mạng xã hội và cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và nền chính trị của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng sự ảnh hưởng đang được bàn đến nhiều nhất về cách mà mạng xã hội đã dắt mũi cả thế giới là cách nó khuyến dụ người dùng một cách tinh vi về mặt đạo đức (moralizing). Sự trỗi dậy hàng loạt về mặt đạo đức này đã lớn mạnh đến mức khiến tôi đã tin vào điều mà tôi không nghĩ rằng mình có thể tưởng tượng ra được vào mười năm trước: đó là chúng ta cần tỏ ra đạo đức ít hơn, thay vì nhiều hơn như ta vẫn thường nghĩ.
Việc đạo đức hóa này trở thành vấn đề bởi vì đa số chúng ta hầu như chẳng biết gì và chẳng hiểu chút gì về hầu hết mọi chủ đề. Và khi có một bài đăng được tối ưu hóa để làm bạn tức giận nhất có thể, kết hợp việc giờ đây bạn có thể dễ dàng trở thành anh hùng bàn phím và đánh giá người nào đó bên kia màn hình và thêm việc dễ dàng đăng tải những lời phát xét và quấy rối khắc nghiệt, kết quả là sự hình thành của một nhóm người tự cho mình là đúng và một đám chết tiệt coi thường đạo đức biết sử dụng Twitter.
Nếu cuộc đại dịch vừa qua đã dạy chúng ta được điều gì, thì đó là tất cả mọi người, tại một thời điểm nào đó trong đời mình, đều sẽ mắc sai lầm một cái gì đó cực kì nghiêm trọng. Không cần biết bạn thuộc đảng phái chính trị nào, bạn đến từ đâu, niềm tin của bạn là gì hay khả năng chấp nhận rủi ro của bạn bao nhiêu – tại thời điểm nào đó trong ba năm trở lại đây, bạn và tôi có lẽ đã phạm sai lầm về điều gì đó. Và có khi nó sai vãi loz luôn. Bởi vậy, chuyện chúng ta sẽ lại làm sai chuyện gì đó cực kì nghiêm trọng trong tương lai tới là điều bình thường.
Bạn nghĩ điều này sẽ làm cho con người ta trở nên khiêm tốn hơn và khiến cho họ thận trọng hơn với những lời phán xét về mọi thứ. Nhưng đáng tiếc là nó lại xảy ra theo chiều ngược lại.
Nguyên lý số hai tương tự như một khái niệm triết học được nhiều người biết đến là Triết học dao cạo hay Quy tắc loại trừ (Hanlon’s Razor): “Đừng bao giờ đánh giá một điều là độc ác nếu nó có thể bắt nguồn từ sự vô tri,”
Nhưng tôi muốn thêm vào Triết học dao cạo này một thứ nữa gọi là Mục lục của Manson, rằng: “… và phần lớn mấy thứ bạn đọc được đều ngu ngốc ở mức độ nào đấy.”
Mười năm trước, tôi đã viết rất nhiều về chủ đề quản lí sự chú ý (manage our attention). Đối với tôi đó có lẽ là kĩ năng quan trọng nhất mà mọi người cần có để sinh tồn trong một thế giới trực tuyến.
Nhưng trước một thế giới ngày càng có mức độ phân cực cao, ngày càng tức giận hơn và thông tin sai lạc triền miên, tôi nghĩ khả năng chậm lại một nhịp trước khi đưa ra lời phán xét về mặt đúng-sai hay việc cẩn thận kết luận mọi thứ nên trở thành kĩ năng khẩn thiết tiếp theo để sinh tồn được trong thế giới do mạng xã hội vận hành.
Nguyên lý #3: Những mảnh vụn của Sự thật tồn tại trong mọi thứ, nhưng toàn bộ Sự thật thì chẳng có gì cả
Tôi khám phá được nguyên lý này khi đọc Ken Wilber lúc còn trẻ và những thứ ấy đem lại cho tôi nhiều lợi ích về mặt trí tuệ. Wilber đã mỉa mai rằng: “Chẳng có ai đủ khôn để sai lầm về mọi thứ”. Vì vậy, cho dù chúng ta không tán thành với đứa điên nào đấy thì luôn luôn có ít nhất một cái gì đó đúng hoặc hữu ích để ta học hỏi được từ góc nhìn của họ.
Ví dụ, tôi cho rằng thiên văn học gần như chắc chắn không đúng. Nhưng dù sao nó cũng dựa trên một số giả định có thể đúng. Có thể kể đến như những tính cách bẩm sinh của con người có sự khác biệt và chúng phần lớn đều có thể đo lường được và dự đoán trước. Và thậm chí có nghiên cứu chỉ ra rằng tính cách có thể khác biệt đôi chút dựa trên các mùa mà người ta được sinh trong năm.
Đấy, nghĩ như vậy khác xa so với việc tin hoàn toàn vào việc ngày tháng năm sinh của bạn ảnh hưởng đến cuộc đời của bạn ra sao.
Khả năng tìm kiếm những mảnh sự thật nho nhỏ như vậy từ một tổng thể sai lầm khổng lồ là một kĩ năng quan trọng mà bạn cần phát triển. Một mặt nó giúp bạn học nhanh hơn nhưng đồng thời cũng giúp bạn cảm thông hơn với những kẻ khác mang niềm tin khác với mình. Quan trọng hơn hết, nó là một kĩ năng giúp bạn phát triển kỹ năng nhìn nhận đa chiều (the ability to change your mind), khi mà điều này ngày nay đang bị đánh giá rất thấp.
Mặt trái của nguyên lý này là dù không có điều gì hoàn toàn sai, ngược lại cũng chẳng có gì hoàn toàn đúng. Chẳng có tôn giáo nào, ý thức hệ nào hay hệ thống tín ngưỡng nào có được sự độc quyền đối với sự thật cả. Một lần nữa, việc hiểu biết điều ấy là rất cần thiết để giữ cho chúng ta luôn học hỏi, biết cảm thông, luôn luôn sẵn sàng thích nghi và trưởng thành.
Con người ta thường hay cảm thấy dễ chịu mỗi khi họ cảm thấy như thể mình đã tìm ra chân lý hay câu trả lời cuối cùng của đời mình. Nhưng hãy nhớ rằng chả có thứ nào gọi là câu trả lời cuối cùng cho cuộc đời cả – cuộc sống chỉ đơn thuần là một tiến trình vô tận của việc tìm ra các câu trả lời ít sai hơn một chút của mỗi người mà thôi – việc ấy không chỉ giúp cho ta có được một tâm trí vững vàng, mà chính nó cũng là là một sự thật chưa hoàn thiện nữa.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất