3 cách để thấu hiểu cảm xúc của bạn hơn
Quản lý cảm xúc hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng. Việc gọi tên cho các cảm xúc của chúng ta — hay tâm lý học gọi là dán...
Quản lý cảm xúc hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng. Việc gọi tên cho các cảm xúc của chúng ta — hay tâm lý học gọi là dán nhãn — là một bước quan trọng đầu tiên để xử lý cảm xúc một cách hiệu quả.
"Tức giận" và "căng thẳng" là hai trong số những cảm xúc phổ biến nhất trong môi trường làm việc — hoặc ít nhất, là những thuật ngữ mà chúng ta thường dùng. Tuy nhiên, chúng thường là mặt nạ cho những cảm xúc vi tế hơn ẩn đằng sau.
Cảm xúc của bạn là những người thầy của bạn. Chỉ khi bạn học cách “đọc” cảm xúc, bạn mới học được bài học của mình. Khi bạn tránh né cảm xúc, bạn cũng tránh né cơ hội được chữa lành.
RESENTMENT shows you where you lack boundaries. SHAME teaches you what parts of you need acceptance. FEAR shows you your biggest opportunities for growth. ANXIETY teaches you where you need to ground in the present. ANGER teaches you where you want justice.
Ví dụ, Neena trong một cuộc họp cảm thấy muốn nổi điên vì Jared liên tục ngắt lời cô và lại nhắc lại dự án thất bại của cô.
Vậy cảm xúc lúc này của Neena là gì? Đúng, có thể Neena tức giận, nhưng liệu cô ấy có thể cũng buồn không? Buồn vì dự án của cô ấy thất bại, và có thể cảm thấy lo lắng rằng sự thất bại đó sẽ ám ảnh cô và sự nghiệp của cô. Thêm vào đó, Jared ngắt lời cô liên tục như vậy, cảm giác lo lắng của cô ngày càng trở nên có cơ sở. Tại sao dự án lại không thành công? Sự nghiệp của cô sẽ đi về đâu?
Tất cả những cảm xúc này đều góp phần vào sự tức giận của cô và chúng cũng là những cảm xúc rất riêng biệt.
Lúc này, nếu Neena đơn thuần cố gắng xử lý cơn giận mà không xử lý nguyên nhân gốc rễ là bất an, lo lắng thì cơn giận kia sớm muộn cũng bùng lên vì sự oán giận tích tụ lâu ngày dành cho Jared.
Đó là lý do chúng ta cần những từ vựng tinh tế hơn cho cảm xúc, không chỉ để nhận biết và gọi tên chính xác, mà còn để có cách tiếp cận phù hợp hơn. Cố gắng nguôi cơn giận sẽ khác hoàn toàn với việc cố gắng xử lý sự bất an, lo lắng trong lòng - hoặc thậm chí, chúng ta có thể ngó lơ hoàn toàn những cảm xúc ẩn đó.
Từ vựng về cảm xúc càng phong phú, chúng ta càng có thể bóc tách cảm xúc, nhận ra vấn đề thực sự và xây dựng một lộ trình để giải quyết vấn đề gốc rễ.
Để có một cái nhìn chính xác và chi tiết hơn về cảm xúc của mình, có ba cách sau đây:
1. Mở rộng từ vựng cảm xúc của bạn:
Nếu bạn đang trải qua một cảm xúc mạnh mẽ, hãy dành một khoảnh khắc để suy nghĩ về cách gọi nó. Sau khi bạn đã xác định được, hãy cố gắng tìm ra thêm hai từ khác để mô tả lần nữa. Đôi khi, bạn sẽ ngạc nhiên với sự đa dạng của các cảm xúc của mình — hoặc bạn thậm chí có thể nhận ra những trigger (một sự kiện, một hành động hoặc một điều kiện gây ra một phản ứng hoặc kích thích mạnh mẽ trong bạn) vì những chấn thương tâm lý (trauma) trước kia. Bằng cách nhận diện được những trigger, trauma đó, bạn có thể bắt đầu hiểu mình và có cho mình những ranh giới lành mạnh.2. Xem xét cường độ của cảm xúc
Thay vì chỉ nghĩ đến các thuật ngữ cơ bản như "tức giận" hoặc "căng thẳng", hãy xem xét cường độ của cảm xúc đó, đánh điểm 1 - 10. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra liệu bạn đang tức giận thật sự hay chỉ đơn giản là khó chịu, bức bối hay chỉ là không thoải mái.
3. Viết xuống cảm xúc
Việc viết giúp bạn xử lý cảm xúc một cách hiệu quả hơn. Viết giúp bạn nhận thức được ý nghĩa thực sự của cảm xúc và mối liên hệ của chúng với cuộc sống của bạn.
Tham khảo thêm bài viết: Emotional Intelligence by Susan David | HBR
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất