2 sai lầm nghiêm trọng trong đầu tư & quản trị tài chính cá nhân
Phân tích hai sai lầm nghiêm trọng khi đầu tư và quản trị tài chính cá nhân
Cách đây không lâu, khi thị trường tài chính bị sập trên toàn cầu, tôi có vô tình thấy bài viết này trên Facebook. Vì là bài viết công khai nên tôi giữ nguyên hình ảnh ở đây.
Bạn này gặp phải hai sai lầm cực kì nghiêm trọng trong đầu tư, vì thấy thật sự cần thiết, nên tôi viết một bài chia sẻ ngắn chia sẻ thêm về vấn đề này.
Hai sai lầm tôi muốn nói đến ở đây là, thứ nhất bỏ hết trứng vào một rổ, thứ hai là chưa xây dựng những tài sản bảo vệ trước khi nhảy vào các tài sản rủi ro như crypto.
Để tôi giải thích thêm về hai sai lầm này.
Dù bạn là ai, khả năng tài chính thế nào, luôn luôn có một nguyên tắc sống còn khi bỏ tiền vào thị trường tài chính, đó là không bao giờ bỏ hết tiền vào một chỗ, cho dù đó là kênh nào đi chăng nữa.
Ngay cả một kênh an toàn như ngân hàng, bạn cũng không nên để hết tiền vào một tài khoản ở một ngân hàng, nếu có nhiều tiền, nhất là khi số tiền nhiều hơn 250 triệu. Tại sao? Nếu có chuyện gì xảy ra, thì bảo hiểm ngân hàng chỉ đền tối đa 250 triệu cho bạn thôi. Chưa kể, bây giờ lừa đảo qua mạng đầy rẫy như rơm rạ ngoài đồng, không cẩn thận là bị lừa như chơi. Nếu không may bạn bị lừa hoặc bị hack thông tin cá nhân thì coi như bạn bay sạch cái tài khoản đấy trong một nốt nhạc. Ngân hàng có giải quyết không hay pháp luật can thiệp không thì đó là một câu chuyện khác.
Ngân hàng được xem là một kênh khá an toàn để bỏ tiền vào, nhưng vẫn có rủi ro mất tiền, huống gì một kênh như crypto. Chưa kể Crypto còn chưa được luật pháp bảo vệ, ai chơi rồi gặp xui xẻo, lừa đảo thì tự chịu. Cho nên sai lầm của bạn này cực kì nghiêm trọng. Bạn bỏ hết số tiền rất quan trọng với mình (và cả người bạn sắp cưới của mình) vào crypto mà không hết có một biện pháp phòng ngừa rủi ro nào cả.
Thành ra, khi mất tiền thì bạn này mất tất cả, không còn một chút gì để ứng phó trong trường hợp này cả.
Sai lầm thứ hai bạn này gặp phải đó là chưa có lớp tài sản bảo vệ, lớp tài sản tạo thu nhập, lớp tài sản tăng trưởng mà đã nhảy vào đỉnh của tháp tài sản: Lớp rủi ro nhất, cũng như là lớp có khả năng mất tiền cao nhất - Crypto.
Ở vai trò là một nhà đầu tư cá nhân, bao giờ bạn cũng nên xây dựng một tài chính khá ổn, ít nhất là có đủ tiền ở mức tối thiểu để xài trong khác trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp. Bạn chỉ nên đầu tư khi bạn có một phần tiền nhàn rỗi không làm gì. Mà nếu có tiền nhàn rỗi thì cần phải cân nhắc nhiều yếu tố rồi mới xuống tiền. Ví dụ như khả năng chịu đựng rủi ro khi mất tiền đến đâu, bạn đầu tư tiền với mục đích gì, hiện tại có ai phụ thuộc tài chính không…
Đằng này bạn ấy có bao nhiêu tiền là lấy hết quăng vào crypto. Giờ khỏe mạnh, không có chuyện gì thì không sao, mất tiền vẫn kiếm lại được. Nhưng lỡ không may đau ốm, bệnh tật, tai nạn hoặc một chuyện gì đấy không may xảy đến thì sẽ xoay sở tiền bằng cách nào? Mượn bạn bè, người thân? Họ cũng cho mượn ở mức giới hạn thôi chứ!
Trên đây là 2 lỗi đầu tư kinh điển mà mình thấy rất nhiều người mắc phải khi đầu tư, cũng như là quản trị tài chính cá nhân. Một phần vì ở trường không ai dạy về tài chính cá nhân (financial literacy),nên nhiều người bị hụt phần kiến thức quan trọng này, một phần vì tài chính nói chung và tài chính cá nhân nói riêng khá là rộng, nhiều người bắt đầu có thể bị choáng ngợp và không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng nếu được học về tài chính dù ở mức cơ bản thôi, các bạn cũng đã tránh được những sai lầm này và không phải rơi vào những trường hợp đáng buồn kia.
Có một chuyện tôi thấy khá là ngộ, là khi nhắc đến tài chính cá nhân, nhiều người lại có những hiểu lầm rất khó hiểu. Ví dụ như học tài chính cá nhân là đi học về đầu tư, kiếm tiền, làm giàu,... Không, không phải thế các bạn ạ. Học tài chính cá nhân là để các bạn xác định được các mục tiêu tài chính cá nhân quan trọng trong đời, từ đó thiết lập các kế hoạch tài chính (kiếm tiền, chi tiêu, tiết kiệm, bảo vệ tiền, đầu tư, vay tiền) sao cho tối ưu, nhằm đạt được mục tiêu tài chính trong khoảng thời gian đề ra.
Bài viết sách báo về chủ đề này cũng đầy rẫy trên mạng, nhưng rất phân mảnh và thiếu tính liên kết nếu tự tìm hiểu. Vì thế cuối năm ngoái, tôi cùng mấy người bạn đã xây dựng một khóa học tài chính cá nhân dành cho cộng đồng với mục tiêu là cung cấp cho mọi người kiến thức tài chính căn bản để tự họ chăm lo cho đời sống tài chính của mình được hiệu quả và có chất lượng.
Vì là khóa học cộng đồng nên bọn tôi đã hỗ trợ hầu hết các chi phí vận hành chương trình, nhằm giúp cho những bạn chưa có tài chính vẫn có thể tham gia được. Tuy nhiên sau 4 khóa học đã tổ chức, tôi thấy những bạn nào được hỗ trợ 100% học phí thì phần lớn bị out giữa chừng (lớp bọn tôi có những nội quy riêng để tăng sự cam kết trong học tập, ai không theo được thì mời ra, lúc nào thấy phù hợp thì đăng ký học lại, đương nhiên lúc này khó duyệt vào hơn) do thiếu cam kết, hoặc có thể do miễn phí nên thiếu cam kết; còn những ai đóng học phí một phần thì sự cam kết lại nhiều hơn, đi được hết khóa, và thu được những kiến thức hữu ích cho họ.
Bạn nào quan tâm đến khóa học có thể tìm hiểu tại đây
Còn đây là link đăng ký cho đợt này, nếu không tham gia được có thể các bạn sẽ phải đợi đến cuối năm mới tham gia được khóa tiếp theo:
https://www.facebook.com/moneyiq.moneyeq/photos/a.220692563277409/395925752420755/
Deadline đăng ký là 25/5 nha các bạn!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất