Trong tiếng Anh có một thuật ngữ mình rất thích, đó là Polyglot.
Một người được coi là “polyglot” nếu có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. Có thể rất nhiều người đã quen với khái niệm “bilingual – khả năng sử dụng 2 ngôn ngữ”, hay “trilingual – khả năng sử dụng 3 ngôn ngữ”, nhưng cụm từ polyglot này chắc hẳn còn xa lạ với phần lớn. Cụm từ “polyglot” được tạo thành bởi tiền tố “poly-” – mang nghĩa là “nhiều“ – và hậu tố “-glot” mang nghĩa “khả năng nói và viết một ngôn ngữ” bắt nguồn từ một từ tiếng Hy Lạp “glôtta” mang nghĩa “lưỡi”.
Khoảnh khắc mình nhìn thấy từ này như kiểu “Eureka! Tìm ra rồi!”. Xuất thân từ một đứa ban A 3.75 điểm thi tốt nghiệp tiếng Anh thành một đứa yêu ngoại ngữ và muốn trở thành một polyglot là một bước ngoặt mình không lường trước được.
Và một câu nói mình rất thích của Nelson Mandela, chính câu nói này đã tạo động lực cho mình học và mày mò ngoại ngữ mỗi ngày:

“Nếu bạn nói bằng ngôn ngữ mà người nghe được học, anh ta sẽ ghi nhớ bằng não bộ. Nếu bạn nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của anh ý, anh ý sẽ nhớ bằng cả trái tim.”


  1. Động lực của bạn là gì? (What is your motivation?)

Bạn học ngoại ngữ vì đam mê? Vì bắt buộc để có thể tốt nghiệp, xin được một công việc tốt? Không có ngoại ngữ cảm thấy thua kém, “lạc hậu” so với mọi người xung quanh?,...
Có vô vàn lý do để một người bắt đầu học ngoại ngữ, hãy xác định điều gì thôi thúc bạn, từ đó đặt ra mục tiêu và thời gian để đạt được nó. Ước mớ nào cũng cần có deadline, học ngoại ngữ cũng vậy. Hãy học những thứ bạn thấy có ích cho bản thân, giúp bạn có được nhiều cơ hội và trải nghiệm hơn trong cuộc sống.
Ví dụ như việc mình đang học tiếng Hàn, đơn giản là mình quá thích Hàn Quốc, văn hóa, đồ ăn, và đặc biệt phim Hàn, muốn xem phim không cần phải đợi sub chẳng hạn và một ngày nào đó đến đất nước này là điều mong mỏi nhất của mình hiện giờ :)))
Khi động lực đủ lớn nó sẽ thôi thúc bạn hành động và đem lại kết quả.

2. 100 từ thông dụng nhất (100 most common words)

Khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, đừng nhảy rầm cái vào học những từ nghe quá học thuật. Ví dụ như khi bạn bắt đầu học tiếng Anh, thay vì nhảy vào những từ khó như “acrophobia, utterly brainy, assimilate, discriminate,...”, trước hết hãy học cách nói về bản thân mình, những thứ đơn giản xung quanh như các bộ phận trên cơ thể, cách chỉ đường và hướng đi, cách hỏi thăm mọi người xung quanh...
Hãy bắt đầu bằng những từ thông dụng, quen thuộc nhất với bạn.

3. Đắm chìm vào ngôn ngữ (Immersing yourself)

Tạo ra môi trường học và đắm chìm trong đó. Ví dụ như học nghe tiếng Anh (listening), bạn có thể lên hồ Gươm nói chuyện với người nước ngoài, thay vì nghe nhạc Việt bạn dần chuyển sang nhạc tiếng Anh, nghe podcasts, ...
Có 2 cách nghe tiếng Anh là nghe chủ động và nghe thụ động. Nghe thụ động ở đây là bạn tạo môi trường nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, hay còn gọi là “tắm ngôn ngữ”, dù nhiều lúc bạn chẳng hiểu người ta đang nói cái gì nhưng sẽ khiến tai bạn quen với tone giọng và âm vực của người nước ngoài. Mỗi sáng ra dù máu chưa kịp lên não thì mình cũng bật ngay một tin tức nào đó trên youtube hay 1 bài TED lên để tắm ngôn ngữ luôn :)))
Hay việc đọc- reading, hãy chuyển hết ngôn ngữ trên điện thoại, facebook của bạn sang hết tiếng Anh đi nhé ^^.
Mình hay đọc các câu quote- châm ngôn tiếng Anh và thấy cũng rất hữu ích. Thứ nhất, những câu quote này ngắn và ngữ pháp không phức tạp, từ ngữ đơn giản. Thứ hai là chúng đem lại cảm xúc từ đó bạn sẽ dễ nhớ hơn. Mỗi ngày 5 câu quote- chưa đến 2 phút đọc- cũng đã giúp bạn học ngữ pháp và từ vựng tương đối rồi đó :D   
Google hình ảnh luôn bên cạnh bạn :))))

Google Image: Inspirational Quote

4. Xây dựng lâu đài trí nhớ (Building a memory palace)

Hãy chọn một địa điểm nào đó mà bạn biết rõ như công viên bạn hay chạy bộ, con đường bạn hay đi, quán cà phê bạn hay đến,... Sau đó, đơn giản là hãy gắn những từ tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào bạn đang học với địa điểm đó, tưởng tượng những sự vật, con người có ở nơi đó, những thứ đang diễn ra xung quanh... bằng ngôn ngữ bạn học.

5. Đọc mọi thứ bằng ngôn ngữ bạn đang học (Reading in your target languages)

Hãy chuyển dần sang đọc các bài post, bài báo bằng ngôn ngữ bạn đang học hàng ngày , thường xuyên nhất có thể. Ban đầu có thể chỉ là một bài báo ngắn, hay đơn giản hơn là hãy đọc hết các tiêu đề tin trên trang e-news chẳng hạn. Hay như mình nói ở trên, hãy đọc những câu quote bằng ngoại ngữ bạn học.

6. Sử dụng Wikipedia (Use Wikipedia)

Trang web thần thánh- có app trên điện thoại- này là một kho kiến thức khổng lồ được thể hiện bằng nhiều thứ tiếng. Cũng sẽ rất tiện nếu bạn muốn dùng ngoại ngữ 1 của bạn để học ngoại ngữ 2, trau dồi cả hai thứ tiếng và tránh bị quên.
Còn gì tuyệt hơn khi vừa có kiến thức về thế giới, vừa học ngôn ngữ :)))
The best Wikipedia app for iPhone – The Sweet Setup
Wikipedia App

7. Mang theo từ điển mọi lúc mọi nơi (Carry a dictionary)

Thật may mắn vì hiện tại chúng ta có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh dễ dàng hơn trước kia rất nhiều. Thay vì phải mang một cuốn từ điển nặng trịch bên cạnh thì bạn đơn giản chỉ cần cài app từ điển vào điện thoại và... mang chúng đi muôn nơi.
Hiện tại với tiếng Anh mình đang dùng từ điển TFlat, Oxford Learner Dictionary. Tiếng Hàn mình dùng Naver Dict.

8. Luyện đọc ở mức phù hợp với trình độ (Reading at the right level)

Nếu bận bắt đầu học tiếng Anh thì các tờ báo như The Economist hay New York Times nghe có vẻ quá sức với bạn đó. Sao không thử bắt đầu với các trang viết nhẹ nhàng như blog của một nhân vật nào đó hay các trang viết về tips trong cuộc sống, công việc, hàng hành như Lifehack chẳng hạn?

9. Học hát các bài hát bằng ngôn ngữ bạn học (Song lyrics)

Học các bài hát sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn do nó mang đến nhiều cảm xúc, bạn có thể nghe bất cứ khi nào bạn muốn... Và học các bài hát sẽ khiến câu văn (ví dụ như post status thả thính) và cách nói của bạn tự nhiên và mềm mại hơn rất nhiều, tin mình đi :)))
AJ Mitchell - Someone You Loved by Lewis Capaldi Lyrics Chords ...


10. 10 từ mới mỗi ngày (10 new words per day)

Hãy đặt mục tiêu học từ mới mỗi ngày, ví dụ như mỗi ngày 10 từ chẳng hạn. Hãy bắt đầu từ những từ đơn giản, quen thuộc xung quanh bạn trước. Ví dụ như mình đang học tiếng Hàn và đang trong thời gian cách ly toàn xã hội, do vậy mình cố gắng học các từ vựng liên quan đến đồ đạc trong nhà. Mở tủ lạnh ra là đã thấy biết bao từ để học rồi :))) Và để duy trì tiếng Anh thì mình sẽ cố gắng tối đa dùng tiếng Anh để học tiếng Hàn.


11. Đừng quá ám ảnh về ngữ pháp (Don’t be too obsessed about grammar)

Ngữ pháp thì đúng là quan trọng đấy. Không có ngữ pháp, đặc biệt là ngữ pháp căn bản thì sẽ khó để giao tiếp hay ít nhất viết một email trả lời đối tác.
Nhưng bạn cũng đừng nên quá ám ảnh về nó, cố học nhồi nhét các cấu trúc ngữ pháp khó cũng không giúp ích cho bạn nhiều. Thay vì thế, hãy sử dụng những ngữ pháp bạn học được trong các bối cảnh. Qua cách sử dụng, hãy kiểm tra lại thông qua sách, các nguồn online xem liệu mình đã sử dụng đúng hay chưa.

12. Viết nhật kí bằng ngôn ngữ bạn học (keep a journal)

Đôi khi chỉ và viết một chút về bản thân mình, về những điều nho nhỏ đã xảy ra hàng ngày hay thời tiết ngày hôm ấy thế nào. Ban đầu, bạn sẽ thấy có chút khó khăn như không biết dùng từ, cấu trúc nào cho phù hợp, liệu mình đã viết hay chưa, và đôi khi cả sự chán nản. Keep going, sau một tuần, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt.

13. Học với bạn bè (Study with friends)

Học một mình thường sẽ rất nhanh chán và nản. Học với bạn bè thứ nhất là vui hơn, thứ hai là khi có một đứa nản thì đứa còn lại sẽ kéo lên :))) Trong cuộc sống mỗi người đều cần những người bạn đồng hành, học ngoại ngữ cũng vậy.

14. What does that mean?

Khi lần đầu nói chuyện với người nước ngoài, bạn sẽ gặp những từ bạn chưa gặp bao giờ, vậy thì đây chính là cơ hội học cho bạn :))) Đừng ngần ngại hỏi họ “what does that mean?”, thường họ sẽ không phiền mà giải nghĩa cho bạn đâu nên đừng ngại hay lo lắng nhé. Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không biết đó là từ gì, việc bạn lục lại trí nhớ và mò xem đó liệu có khả năng là từ gì sẽ mất thời gian và đôi khi không phải từ người ta muốn nói.
Hãy cứ tích cực hỏi “What does that mean?”

15. Ôn lại những gì đã học mỗi ngày (Daily review)

Vào cuối ngày, hãy xem lại những gì bạn đã học, đó có thể là đọc lại nhật kí bạn viết, ôn lại 10 từ mới, nghe lại một podcast hay video bạn thấy hay, xem lại một cấu trúc bạn gặp trong ngày hôm đó, hay hồi tưởng lại cuộc hội thoại với bạn bè,...
Buổi tối trước khi ngủ, mình thường nằm tưởng tượng lại ngày hôm đó đã xảy ra những gì, có những sự kiện gì và nói thầm trong đầu bằng ngoại ngữ. Đôi khi mình quên từ hay không biết diễn tả thế nào, mình dùng google dịch và từ điển để hỗ trợ, sau đó lại tiếp tục mạch suy nghĩ. 
Chỉ mất khoảng 10-20 phút nhưng nó thực sự quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ của bạn.
---
Stay motivated!
Học ngoại ngữ là một hành trình dài và mình mong bất kì ai học một ngoại ngữ nào đều có thể làm chủ được nó. Mình đang cố gắng trải nghiệm rất nhiều cách khác nhau để làm chủ được một ngôn ngữ, và mục tiêu đó của mình thể hiện ở việc mình có thể giao tiếp được, đọc sách được và có một chứng chỉ ngôn ngữ để xác nhận khả năng của mình. Vậy nên rất vui nếu có thể nhận được bất kì góp ý và chia sẻ nào ;)