ình có góc nhìn về chủ đề này như sau:
1. Việc dự đoán xu hướng ngành nghề cũng có những điều nên quan tâm, bởi khi thị trường lao động-việc làm có sự chuyển dịch sang 1 hướng khác thì sẽ làm 1 hướng nào đó bị giảm bớt. Sẽ không có chuyện chỉ thêm mà không bớt. Do đó khi nhìn nhận, đánh giá, dự đoán ngành nào hot thì cũng phải dự đoán ngành nào sẽ cold. Nếu chỉ nhìn vào mặt hot mà bỏ qua mặt cold sẽ là 1 thiếu sót lớn.
Ví dụ đơn giản: ngành xe ôm công nghệ nổi lên 1 thời, dẫn tới 1 lượng lớn lao động đi làm xe ôm công nghệ, trong đó nam giới chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn. Điều đó đặt áp lực cạnh tranh lên các ngành giao vận và dịch vụ vận tải truyền thống như xe ôm thường, taxi... (cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp là nhiều ngành nghề khó tuyển dụng hơn (vì nhiều lý do, trong đó nổi bật là lý do thu nhập từ xe ôm công nghệ cao hơn cv văn phòng nhiều lần) => các công việc vp sẽ giảm độ hot (như kế toán, nhân sự) hoặc các công việc đòi hỏi phải nhiều kinh nghiệm và lăn lộn nhiều năm mới có vị trí tốt (xây dựng, y tế...)
Mục đích chính của viiệc nhìn nhận xu hướng là cân nhắc được các yếu tố "trong nguy có cơ", "trong lợi có hại" khi biết năng lực của mình phù hợp với hướng chuyển dịch nào.
2. Ngoài dự đoán xu hướng ngành nghề còn cần gắn với yếu tố thời gian.
Mục đích để đánh giá thời gian chuẩn bị (kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm...) có phù hợp với thời điểm ngành nghề đó phát triển ra không. Nếu dự đoán trong 1-2 năm nữa ngành A hot mà bây giờ mới bắt đầu vào đại học thì không còn hợp xu thế nữa, lúc ra trường thì ngành đó hết hot rồi (chưa kể không phải chắc chắn 100% ngành đó sẽ hot trong thực tế, chỉ là dự đoán).
3. Việc dự đoán xu hướng mang tính chất vĩ mô, liên quan nhiều tới các chính sách về giáo dục, kinh tế, tài chính, nhân lực, luật... của cơ quan quản lý chứ với 1 cá nhân ít bị ảnh hưởng. Ngoại trừ những trường hợp thay đổi vì 1 lý do chắc chắn: ví dụ như Samsung đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh => nhu cầu nhân sự về công nhân lắp ráp, về khối văn phòng, về giao vận... sẽ gia tăng mạnh mẽ (hot) => người ở tỉnh đó sẽ có nhiều cơ hội hơn hẳn các tỉnh khác (nhất cự ly).
4. Mục đích chính của việc dự đoán xu hướng ngành nghề này, theo mình là : những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nào sẽ phù hợp cho tương lai để trú trọng phát triển hơn.
Bởi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có vô vàn dạng, rất khó để mà có được hết. Nguồn lực mỗi người có hạn nên chỉ tập trung phát triển được 1 số thứ nhất định, chưa kể đặc điểm bản thân mình phù hợp với kiến thức, kỹ năng gì nữa.
Không thể coi kinh nghiệm làm grapbike cũng giống kinh nghiệm đi làm kế toán dịch vụ được, dù mức thu nhập grapbike có khi tốt hơn và dễ kiếm hơn. Nhưng trong thời gian dài sẽ khác. Có những thứ tiền ko mua được, trong đó thời gian là 1 trong số đó. Ngoài ra việc kiếm tiền như thế nào sẽ hình thành thói quen và tư duy quanh việc đó, dẫn tới dù có tiền rồi cũng khó thay đổi.
Một ví dụ: bản thân mình dự đoán ngành phân tích dữ liệu, Business intelligence sẽ phát triển và hot trong tương lai. Vấn đề là do sự phát triển của internet và công nghệ giúp việc lưu trữ dữ liệu và làm việc với dữ liệu ngày càng nhiều và dần trở nên quan trọng. Nhưng để đáp ứng được điều đó thì:
- kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm giúp phân tích dữ liệu phải được học và rèn luyện
- giao tiếp, sử dụng tiếng anh phải tốt do tài liệu học chủ yếu ở nước ngoài, môi trường làm việc cũng trong các cty nước ngoài nhiều hơn (cty trong nước hiện chưa nhiều)
- phải va chạm nhiều để có thể gắn được thực tế vào ý nghĩa của các con số, tránh lý thuyết suông (cần làm cả những việc khác trong khối ngành kinh tế, kế toán, marketing, bán hàng, kho vận...) nên ngoài việc học còn phải làm, học hỏi từ người khác... cần nhiều thời gian và chi phí. Nên muốn theo ngành này phải có điều kiện tài chính 1 chút.
Vậy nên khi nhìn nhận đánh giá xu hướng, dựa trên những điểm trên thì mình kết nối tới các năng lực bản thân, sở thích bản thân, kinh nghiệm và các mối quan hệ đã có... để có thể đưa ra quyết định có theo đuổi hay không (kết nối cung-cầu, nếu kết nối được thì mới join).
5. Việc đánh giá xu hướng này ko chỉ đơn thuần ở 1 ngành nghề, bởi 1 ngành hot sẽ có nhiều ngành hot theo, và nhiều ngành giảm theo => nên cần 1 cái nhìn vừa rộng về kinh tế-xã hội, vừa có 1 chiều sâu về am hiểu ngành nghề, lại cần hiểu rõ bản thân => 3 yếu tố này rất khó để có được đồng thời => nên đây vẫn là 1 thứ gì đó "ảo, mò, ăn may" nhiều hơn là khả năng đánh giá chính xác.
- Học để hiểu xã hội.
- Học để có thể tận dụng được cơ hội, thời cơ. Khi có 1 cơ hội thay đổi công việc, người có học hành đàng hoàng sẽ dễ nắm bắt hơn so với không được học hành. Việc học hành là 1 quá trình lâu dài, ko phải ngày 1 ngày 2 có thể đáp ứng ngay được. Nên những cơ hội tốt sẽ dành cho người đã chuẩn bị kỹ hơn. Không loại trừ may mắn, nhưng nó chiếm rất ít.
- Học để phong phú đời sống tinh thần. Những ai chỉ biết đời sống vật chất thì không nhìn ra việc này. Đơn giản như việc thích đọc sách, thích viết, thích nghe những bài nói, bài thuyết trình... hay xem phim mà hiểu về phim, thưởng thức 1 bản nhạc mà thấy tâm hồn được lắng đọng... đó là những giá trị không đo đếm bằng tiền được, nhưng lại rất có ý nghĩa trong cuộc sống của 1 số người.
- Học để biết cách dạy lại cho thế hệ sau. 1 người quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn ở 1 hàng bún bò khó lòng dạy con mình làm điều gì khác ngoài bán bún bò (kế nghiệp). Khi con cái họ không muốn kế nghiệp thì họ bất lực. Họ buộc phải giao con cho người khác dạy nó. Lúc con hư hỏng họ lại trách xã hội, làm như họ vô can. Học không chỉ cho mình mà cho cả những người mình yêu thương là ở chỗ này.
Tựu chung lại là người thiếu ý thức, trách nhiệm, sống buông thả và dựa dẫm, lối sống và hành vi (có nguy cơ) gây hại cho người khác thì là bad.
Nhưng tựu chung lại là "nhạt". Nhạt trong tâm hồn (khi không chia sẻ được với nhau về tâm tư, tình cảm), nhạt trong qhe (chủ yếu qhtd thỏa mãn bản thân chứ ko hướng tới điều gì khác), đi chơi với nhau cũng tự tìm niềm vui cho mình chứ ko từ phía người kia. Vậy nên mối qh đó dừng lại rất nhanh và không đọng lại điều gì cả. Bản thân mình ko cảm nhận được điều gì trong và sau mqh ấy, và ko có tín hiệu gì từ phía người kia khi kết thúc mqh, nên cũng không hiểu họ nghĩ gì
Mình nghĩ là: Khi bạn chiến thắng 1 trò chơi, bạn sẽ ko còn coi nó là 1 trò chơi nữa, mà nó giống như 1 trải nghiệm trong cuộc sống. Bạn không còn nghĩ tới việc "chơi game" nữa mà bạn sẽ "thưởng thức" nó, sống cùng với nó. Không còn nghĩ tới việc làm thế nào để thắng nữa, mà chỉ vui thú với những gì bạn đang được làm, có thể làm.
Hay nói 1 cách khác: khi chơi game ko còn mang mục tiêu chiến thắng nữa, mà chỉ đơn giản là thưởng thức trò chơi, thì đó là chiến thắng thực sự.
Anh đồng ý là việc tâm lý "ghét" người khác nằm ở vùng an toàn và cơ hội phát triển bản thân.
Từ 2 yếu tố này tạo ra 1 yếu tố khác nữa là : ghét 1 điều gì đó vì đám đông đều ghét nó. Bởi tâm lý đi ngược với đám đông thì không an toàn (hay giảm cơ hội phát triển, tăng rủi ro khi chịu công kích từ đám đông).
Còn về cách giải quyết vấn đề này theo góc nhìn của anh thì:
- Hiểu rõ vùng an toàn (ranh giới). Thường người ta khá mơ hồ về vùng an toàn nên họ dễ nhìn nhận không đúng về 1 điều gì đó / ai đó có thực sự xâm phạm vùng an toàn không.
Ví như trẻ con ghét người khác nói đùa rằng "bị cho ra rìa khi bố mẹ có thêm em bé". Ở đây đứa trẻ không hiểu rõ về vùng an toàn của nó nên có tâm lý phòng vệ. Khi lớn lên, có nhận thức rõ hơn thì nó sẽ không còn ghét người ta vì câu nói đùa này nữa.
Người lớn cũng vậy thôi. Nếu không hiểu rõ về bản thân, họ dễ ảo tưởng về năng lực, về quyền lợi, dẫn tới vùng an toàn của họ lớn hơn thực tế. Nhiều hành vi chưa tác động tới vùng an toàn thực sự, nhưng tác động tới vùng an toàn ảo tưởng, khiến họ ghét người ta (trong khi họ chưa thực sự bị ảnh hưởng gì).
Vấn đề này thường được giải quyết bằng tri thức. Học hỏi nhiều người ta sẽ hiểu bản thân hơn, hiểu người khác hơn.
- Độ nhạy của vùng an toàn (mức độ). ở đây muốn nói tới việc: cùng 1 hành vi tác động, có người thấy không sao, có người thấy ghét, dù họ hiểu rõ vùng an toàn như nhau. Tức là mức độ nhạy cảm của họ với hành vi xâm phạm vùng an toàn là khác nhau.
Vấn đề này được giải quyết bằng sự tôi luyện. Khi mới va chạm xã hội, ta sẽ thấy mình mong manh, dễ tổn thương, dễ ghét những kẻ làm ta tổn thương. Va chạm nhiều, vẫn tác động đó, nhưng ta ko còn thấy đau nhiều như trước nữa, ta sẽ không còn ghét điều đó nữa.
- Bước ra ngoài vùng an toàn. Đây là việc ta dám gạt bỏ sự an toàn, dám nghe những điều khiến ta khó chịu để điều chỉnh lại vùng an toàn. Dù ta thực sự ghét, thực sự bị tổn thương nhưng ta vẫn đối diện nó để tiếp thu một điều gì đó.
Vấn đề này thuộc về ý chí, là cái có sẵn trong mỗi người nhưng mức độ khác nhau. Mức độ có thể thay đổi thông qua quá trình học hỏi, tôi luyện, nhưng không nhiều (không làm thay đổi bản chất ban đầu, chỉ lúc cao lúc thấp mà thôi, nhưng vẫn trong giới hạn).
Việc thực hành điều này, mong muốn thay đổi vùng an toàn đôi khi gây nguy hiểm (thậm chí dẫn tới tự tử khi vùng an toàn bị xâm phạm nghiêm trọng nếu ý chí không đủ mạnh) nên khó đòi hỏi người khác hãy làm theo. Tự mỗi người tìm hiểu về nó, thử nó nếu có thể (với mức độ từ thấp đến tăng dần).
Em 22 tuổi, học Đh Bách Khoa HCM, đáng ra giờ này em nên tập trung vào làm Luận Văn tốt nghiệp, nhưng KHÔNG. Em đang cảm thấy sợ phải bắt đầu, em không có cảm giác mình muốn làm, và cũng không chắc mình có muốn làm đề tài hiện tại hay không (mặc dù kết quả học tập từ trước vẫn rất tốt). Trong thời gian nghỉ tết vừa rồi, bố mẹ cùng em nói chuyện khá nhiều, nhưng em không dám nói rằng em đang "mệt", em cứ luôn khẳng định rằng mọi việc vẫn ổn, sẽ sớm tốt nghiệp thôi. Em biết bố mẹ rất hi vọng ở em, mong em có cuộc sống tốt. Có lẽ cảm giác trong em là cảm giác sợ thất bại khi mọi người đặt kỳ vọng cao vào bản thân, như anh đề cập ở trên.Tốt nghiệp Đh và làm việc ở SG có lẽ là mong mỏi rất lớn của em từ hồi còn ở quê, thế mà giờ này khi sắp "làm được", bản thân lại thiếu đi ý chí, mất nghị lực.Việc giờ này em đang làm là tập viết hằng ngày, đi dạy thêm kiếm tiền sinh hoạt hàng tháng và chạy bộ (đã chạy được 1 năm). Em vẫn cảm thấy thích và ổn với điều này. Em đang đọc lại mấy quyển sách cũ đã mua trước đây và rất nhiều bài trên spiderum để tìm cách giải quyết cho bản thân, nhưng vẫn chưa được.Em muốn mình có thể được nghỉ ngơi chút để refresh bản thân, nhưng em luôn cảm thấy áy náy vì mình không cố gắng cho LVTN. 
Đó là 1 giai đoạn khủng hoảng mà anh thường gọi là tiến tới gần "bước nhảy". Khi mình sắp đạt tới 1 điều gì đó, thường là đích đến của 1 chặng đường, thì mình có xu hướng "do dự" và để tiến tiếp thì phải đấu tranh nội tâm rất nhiều, bởi vấn đề mình đối mặt là "làm gì sau đó" chứ không phải là mục tiêu hiện tại nữa.
Kiểu trong triết học người ta bảo: tích lũy đủ về lượng thì thay đổi về chất.
Nhưng anh thì vẫn bảo: phải đủ về lượng và phải vượt qua được bước nhảy nữa, nếu không vượt qua được bước nhảy thì có khi còn chết chứ ko sang chất mới đâu.
Giai đoạn đau đớn nhất, nguy hiểm nhất bao giờ cũng là giai đoạn đổi trạng thái này.
Với bài chia sẻ của anh thì anh thấy mình cũng vậy thôi.
---
Về câu chuyện của em thì:
Trước đây anh luôn cố gắng làm 1 học sinh, sinh viên gương mẫu, và anh từng nghĩ mình ko bao giờ thi lại môn nào là điều hoàn toàn trong tầm tay.
Nhưng tới khi viết bài luận hết môn của 1 môn học thì anh gặp khủng hoảng tâm lý, và anh đã ko nộp bài, dẫn tới phải thi lại.
Anh nhận thấy cái giá phải trả cho hành động đó cũng khá đắt. Nhưng so với khủng hoảng khi đó thì nó chưa là gì. Vẫn tiếp tục sống và làm lại được.
Và anh thấy em đang bị giằng xé bởi 2 yếu tố khá rõ ràng, hẳn bản thân e cũng biết điều gì quan trọng hơn với em.
Bây giờ cần nghiêm túc mà đối diện với bản thân thôi:
1. Em định để tình trạng này kéo dài tới khi nào? Nên nhớ nó là giai đoạn đau đớn nhất nên đừng kéo dài.
2. LVTN em muốn đạt bao nhiêu điểm? Em cần có mục tiêu cụ thể cho nó, đồng thời gạt bỏ đi các yếu tố khác để tập trung cho mục tiêu này. Vì em lan man quá nhiều thứ nên bị "tràn, đầy", không thể suy nghĩ và tập trung được. Nên cần giải phóng bộ nhớ và tìm 1 mục tiêu.
Nếu nó ko quan trọng, hãy bỏ nó mà làm cái khác.
Bỏ nó thì cần đánh giá cái giá phải trả cho hành động này. Có đáng không?
3. Việc nghỉ ngơi để refresh bản thân thực chất ko tốn nhiều thời gian. Vấn đề là ở trong đầu mình, luôn suy nghĩ và dằn vặt, không thực sự được nghỉ ngơi. Cần phân biệt sự mệt mỏi trong đầu với mệt mỏi ở cơ bắp. Mệt mỏi cơ bắp mới cần thời gian nghỉ ngơi, còn mệt đầu thì phải biết buông bỏ. Bỏ đi 1 số thứ để giữ lấy thứ quan trọng. Đó là 1 dạng của trưởng thành.
Chính anh cũng đang phải đối diện và làm những điều này để vượt qua khủng hoảng của mình. Em có thể suy nghĩ về điều đó.