Mục đích của bài viết này hướng tới đối tượng người muốn hiểu tìm hiểu về sức khỏe, người muốn học tiếng anh, người muốn cả 2.
Nào! bắt đầu thôi.
Nôi dung của bài viết này dựa trên các tài liệu tham khảo ở phần đính kèm phía bên dưới.

Những thứ bạn nên biết về bệnh tiểu đường (diabetes) Everything you need to know about diabetes

I.Phân loại diabetes: Đái tháo đường (diabetes mellitus), commonly known as tiểu đường, là một bệnh chuyển hóa mà nó gây ra sự tăng cao lượng đường trong máu (high blood sugar). Hormone insullin vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào để được dự trữ (stored) hoặc để sử dụng để tạo năng lượng (energy). Khi mà bạn bị tiểu đường, cơ thể của bạn không tạo đủ insullin hoặc không thể sử dụng insullin 1 cách hiệu quả Đường huyết cao không được điều trị (untreated) ở người bị đái tháo đường, điều này có thể gây hại cho thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác
Có 1 vài loại đái tháo đường như sau: + Đái tháo đường loại 1: là 1 bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào của tuyến tụy, tuyến tụy là nơi insullin được tạo nên. Không rõ nguyên nhân do đâu gây ra sự tấn công và phá hủy tế bào của tuyến tụy. Khoảng 10% người bị đái tháo đường loại 1. + Đái tháo đường loại 2: xảy ra khi cơ thể của bạn bắt đầu chống lại insullin và dẫn đến đường tích tụ trong máu của bạn thay vì di chuyển vào bên trong tế bào + Tiền đái tháo đường (prediabetes) xảy ra khi đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường nhưng không đủ để chẩn đoán đái tháo đường loại 2. Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes) là tình trạng đường trong máu tăng cao trong suốt quá trình mang thái. Hormone khóa insullin (IBH) được sản xuất bởi nhau thai (placenta), do đó gây nên tình trạng đái tháo đường thai kỳ + Một tình trạng hiếm gặp hơn được gọi là đái tháo nhạt (diabetes insipidus), đái tháo nhạt thì không liên quan đến đái tháo đường, mặc dù 2 cái tên tương tự nhau. Đái tháo nhạt là 1 tình trạng mà thận thải quá nhiều nước từ cơ thể của bạn. => Mỗi loại đái tháo đường có các triệu chứng, nguyên nhân, điều trị riêng biệt.
II. Các triệu chứng (symptoms) của đái tháo đường: Triệu chứng của đái tháo đường gây ra bởi sự tăng đường trong máu. Các triệu chứng chung (general symptoms) Các triệu chứng chung của đái tháo đường bao gồm: + Ăn nhiều (increased hunger) + Khát nhiều (increased thirst) + Sụt cân (weight loss) + Tiểu nhiều (frequent urination) + Nhìn mờ (frequent urination) + Cực kỳ mệt mỏi (extreme fatigue) + Loét không lành (sores that don't heal)
Các triệu chứng đối với phái nam: Ngoài các triệu chứng chung của đái tháo đường, phái nam bị đái tháo đường có thể giảm ham muốn tình dục (decreased sex drive), rối loạn cương dương (erectile dysfunction) (ED) và sức bền cơ kém (poor muscle strength).
Các triệu chứng đối với phái nữ: Phái nữ bị đái tháo đường có thể cũng có các triệu chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (urinary trast infections), nhiễm nấm (yeast infections), da khô (dry skin), ngứa da (itchy skin).
Đái tháo đường loại 1: Các triệu chứng của đái tháo đường loại 1 + Ăn nhiều (extreme hunger) + Khát nhiều (increased thirst) + Sụt cân không chủ ý (unintentional weight loss) + Tiểu nhiều (frequent urination) + Nhìn mờ (blurry vision) + Mệt mỏi (tiredness)
Đái tháo đường loại 2: Các triệu chứng của đái tháo đường loại 2: + Ăn nhiều + Khát nhiều + Tiểu nhiều + Nhìn mờ + Mệt mỏi + Các vết loét chậm lành (sores that are slow to heal)
Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes) Hầu hết phụ nữ với đái tháo đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này thường được phát hiện (detected) khi làm các xét nghiệm định kỳ hoặc xét nghiệm dung nạp đường uống (oral glucose tolerance test) thường được thực hiện vào tuần thứ 24 và tuần thứ 28 của thai kỳ. Trong những trường hợp hiếm (in rare cases), phụ nữ với đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ có khát nhiều, tiểu nhiều.
II. Điểm máu chốt (the bottom line) Triệu chứng của đái tháo đường có thể rất nhẹ nên ban đầu khó có thể phát hiện.
Học đến đây thôi nhé!