Truyền thống truyền miệng là những truyền thống và tư liệu văn hóa được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo cách này, trong một xã hội có thể lưu truyền lịch sử truyền miệng, văn học truyền miệng, luật truyền miệng và các tri thức khác qua các thế hệ mà không cần một hệ thống chữ viết (trích wiki). Chính vì vậy, truyền miệng là một phương thức đắc lực trong nhiều vấn đề như chữa trị dân gian, lưu truyền ca dao tục ngữ,... Tuy nhiên có phải truyền miệng có còn tính hợp lí trong xã hội hiện nay không. Mình sẽ đề cập 2 lợi bất cập hại lớn nhất của tính "truyền miệng" trong bài viết này.

1.Nhiều câu, bài truyền miệng mang tính bao hàm, không khái quát và khiến mọi người không hiểu được bản chất.

Để mình lấy ví dụ rất điển hình 1 câu truyền miệng mọi người vẫn thường khuyên nhau: "đừng tắm vào ban đêm, dễ bị đột quỵ". Những người thân xung quanh mình vẫn thường khuyên mình điều này nhưng khi mình hỏi lại tại sao tắm vào ban đêm bị đột quỵ thì chẳng ai trong nhà mình trả lời được câu hỏi này. Thậm trí nhiều người còn không biết đột quỵ là bệnh gì, chỉ biết là theo "truyền miệng" tắm đêm sẽ bị cái bệnh này, và nên tránh.
Bản chất của những bài truyền miệng xa xưa chính là phương pháp loại trừ tình huống xấu xảy ra. Là hệ quả của những lỗi sai các ông bà, các cụ đã mắc phải và rút kinh nghiệm từ những lỗi sai thường gặp đó Chính vì vậy, đúng là áp dụng nhưng phương pháp truyền miệng từ xưa không sai, nhưng đôi khi chúng quá mơ hồ, không rõ nguyên do. Bây giờ thì phương pháp này không còn tối ưu trong thời đại công nghệ về các lĩnh vực trở nên chính xác và đảm bảo hơn.
Mình sẽ giải thích cách câu truyền miệng mình vừa nên trên là đúng nhưng chỉ trong 1 số trường hợp. Đột quỵ là tình trạng chết đột ngột của các tế bào não do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não. Các cụ ngày xưa không có bình nóng lạnh, về đêm đặc biệt vào mùa đông, trời rất rét buốt, nếu tắm vào buổi đêm rất dễ bị tình trạng sốc nhiệt, khi đó máu sẽ không lưu thông được lên não gây đột quỵ. Nhưng hiện tại khi nhà ai cũng có bình nóng lạnh, việc có nước nóng để tắm vào buổi đêm và nhiều cách đảm bảo trong lúc tắm và sau khi tắm không bị sốc nhiệt giúp tỉ lệ đột quỵ giảm đi rất nhiều. Do đó câu nói tắm đêm bị đột quỵ không còn phù hợp với hiện tại nữa.
Còn rất nhiều câu truyền miệng thiếu tính xác thực khoa học mà mọi người vẫn tin sái cổ như: "ăn nhiều rau, salad, ăn ít thịt đi người sẽ đẹp, giảm cân"; "tập thể dục vã mồ hôi nhiều chứng tỏ tập hiệu quả còn không thì ngược lại",... Khi chúng ta thử nghĩ lại, xác thực bằng các kiến thức chuyên môn sẽ thấy rất nhiều câu truyền miệng chỉ đúng một phần, thậm trí là sai lè lè.
Có thể nói nếu không có truyền miệng thì sẽ không thể có nền văn minh như hiện tại. Nhưng ở thời đại khoa học phát triển vượt bậc bây giờ, tư duy phản biện, báo cáo, lưu bút khoa học có dẫn chứng,... dần có thể thay thế phương pháp truyền miệng xưa.

2. Từ một sự thật, hay điều không có thật, hay không đúng sự thật bị "Tam sao thất bản".

"Hiệu ứng lan truyền" là minh chứng rõ ràng nhất trong luận điểm này. Một câu chuyện tuy đúng sự thật hay thậm trí không đúng nhưng qua tai người này, lời nói người kia, mà con người thường hay có thói nói quá, drama sự việc, thêm nếm, từ đó khiến lâu chuyện càng trở nên sai lệch, thiếu độ chính xác.
Đặc biệt là trên mạng xã hội, khi những người nắm các page thường đăng về drama đời sống rất biết cách thêm nếm chữ, bẻ cong, nói 1 nửa sự thật để dắt mũi người đọc. Mà nhiều người thì lại rất đói khát drama, có drama cái là nhào vô cmt, chia sẻ, dù không biết là đã đúng sự thật chưa, đã được những người trong cuộc lên tiếng chính xác chưa. Nhiều người thiếu tư duy phản biện, hoặc còn không biết tư duy phản biện là gì, hay nhiều người không có việc gì để làm, như những con hổ đói khát, và khi đó thì các trang page, trang báo rác lên ngôi để dắt mũi dư luận. Thực sự là vấn đề to lớn bây giờ.
Ngoài ra mọi người có thể đọc thêm bài viết theo link dưới đây:
Tóm lại, hãy là người sáng suốt khi "truyền miệng" không còn là con bài tẩy trong cuộc sống hiện tại !