Hóa ra Nhật Bản đã từng trả "bồi thường chiến tranh" cho Việt Nam vì thời gian chiếm đóng 1940-45, qua thương lượng và trả tiền cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.Nhật ký Hiệp định Hòa bình tại San Fracisco tháng 9/1951, trong đó có với chính phủ Quốc gia Việt Nam do Pháp bảo trợ.Lúc này Thủ tướng Trần Văn Hữu nói Nhật phải trả 2 tỉ USD cho Việt Nam.Việc bồi thường chả đi tới đâu, cho mãi đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được thành lập năm 1955.Bắt đầu từ 1956, Việt Nam Cộng Hòa đòi Tokyo bồi thường 250 triệu USD.Phản ứng lại, tháng Tám 1956, Đại sứ Nhật ở Sài Gòn Konagaya Yutaka đề nghị chỉ trả 25 triệu USD.Cuối năm 1957, Nhật cử phái đoàn tới Sài Gòn đề nghị xây nhà máy thủy điện Đa Nhim, với giá 30 triệu USD.Sài Gòn không chịu.Nhưng rốt cuộc một thỏa thuận bồi thường đã hoàn tất và ký giữa Sài Gòn và Toyo tháng Năm 1959.Theo thỏa thuận này, Nhật sẽ trả 39 triệu USD tiền bồi thường qua các hình thức như dịch vụ, hàng hóa…Thời gian trả hết trong 5 năm, cụ thể, trong ba năm đầu, mỗi năm trả 10 triệu, còn hai năm cuối, mỗi năm trả 4,5 triệu.Ngoài ra, thêm 16,6 triệu USD giá trị cho vay dành cho Sài Gòn được đưa vào thỏa thuận.Trên thực tế, hầu hết tiền bồi thường theo thỏa thuận này sau đó là dành để xây đập Đa Nhim.Nhật có thỏa thuận với Việt Nam Cộng Hòa về bồi thường chiến tranh, dựa theo quan điểm khi đó rằng Sài Gòn là chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam.Nhật nói sau khi trả xong cho Sài Gòn, có nghĩa là trong tương lai, Nhật hoàn tất nghĩa vụ, không còn nợ nần gì Việt Nam về bồi thường chiến tranh nữa.Sau khi có Hiệp định Hòa bình Paris tháng Giêng 1973, Nhật Bản tuyên bố này có hai chính phủ riêng biệt tại Việt Nam.Tháng Tư 1973, Miyake Wasuke, một viên chức ngoại giao Nhật phụ trách vùng Đông Nam Á, đến Hà Nội.Tại cuộc gặp ở Hà Nội, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề cập vấn đề bồi thường.Tuy vậy, đến tháng Chín 1973, một thỏa thuận khung có được giữa Hà Nội và Tokyo về thành lập quan hệ ngoại giao.Theo đó, vấn đề bồi thường được giải qyết bằng cách nói rằng Nhật sẽ cung cấp viện trợ cho Bắc Việt.Vấn đề bồi thường rốt cuộc được giải quyết với việc trao đổi thư giữa Nhật và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/9/1976 về khôi phục kinh tế tại Việt Nam.Nhưng từ 1979 tới 1992, Nhật Bản ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam do sự kiện Campuchia.Việc nối lại viện trợ ODA tái tục từ 1992.Tổng vốn viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạn năm 1992 - 2011 lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên\
vài nét về đập đa nhim : Nhà máy thủy điện Đa Nhim là công trình thủy điện xây dựng trên sông Đa Nhim tại vùng đất thị trấn D'Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và xã Lâm Sơn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam
Công trình được khởi công xây dựng ngày 1/4/1961, gồm 4 tổ máy, công suất lên tới 600MW, sản xuất lượng điện trung bình khoảng 1 tỷ kWh. Thủy điện Đa Nhim được hoàn thành có sự đóng góp rất lớn từ các kỹ sư người và chính phủ Nhật Bản. Kinh phí xây dựng phần lớn đến từ nguồn vốn vay Nhật Bản. Ngoài việc hỗ trợ về tài chính Nhật Bản còn hỗ trợ cả nhân lực.
Không thể nói hết những nỗi vất vả của các kỹ sư người Việt Nam và Nhật Bản đã vượt qua để tiến hành khảo sát, thiết lập thiết kế kỹ thuật để có số liệu thủy văn chính xác. Cuộc khảo sát kéo dài từ những năm 1934 đến 1955.

Thủy điện Đa Nhim ở đâu

Thủy điện Đa Nhim nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận. Đây là công trình thủy điện đưuọc xây dựng trên sông Đa Nhim tại vùng đất thị trấn D’Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng và xã Lâm Sơn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận. Công trình mang đậm kiến trúc của người Nhật Bản từ những tiêu chuẩn về chất lượng thiết bị và thiết kế vận hành nhà máy.
Để Đa Nhim được đưa vào vận hành là mồ hôi, máu thậm chí là tính mạng để dồn lực xây dựng nhà máy. Giai đoạn cao điểm trên công trường có tới 440 nhân sự người Nhật Bản và 3.700 nhân sự người Việt Nam cùng nỗ lực làm việc. 16 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng thủy điện, trong đó có 4 người Nhật Bản và 12 người Việt Nam.
Khó khăn, gian khổ là thế nhưng các tiền nhân không nản lòng, đoàn kết tạo nên một sức mạnh tổng hợp để tạo nên một thủy điện Đa Nhim vững chắc với thời gian. Thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ và biết ơn những người đặt nền móng xây dựng nhà máy. Bởi vậy, thủy điện Đa Nhim là một biểu tượng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Vai trò của Thủy điện Đa Nhim

Trong suốt quá trình vận hành nhà máy thủy điện Đa Nhim đã và đang làm rất tốt các vai trò của mình. Góp phần cung cấp lưới điện quốc gia lên đến hàng tỷ kWh, ngoài ra công trình còn cung cấp nước sinh hoạt và thâm canh nông nghiệp cho tỉnh Ninh Thuận với diện tích lên đến 16.000ha. Thủy điện Đa Nhim còn góp phần cải thiện hệ sinh thái hồ, điều tiết nguồn nước phù hợp với các mùa để phục vụ đời sống cho người dân.
Đến năm 2004, hệ thống thiết bị thủy điện Đa Nhim đã hoàn thành một vòng đời sau 40 năm được đưa vào vận hành và khai thác. Trải qua thời gian thiết bị đã xuống cấp, suy giảm chức năng cần phải cải thiện và phục hồi để phù hợp với quá trình phát triển đất nước. Dự án thủy điện Đa Nhim được đưa vào phục hồi giai đoạn năm 2004 – 2006 nhằm nâng cấp hệ thống tua-bin, máy phát, hệ thống điều khiển và thiết kế lắp đặt mới hệ thống thu thập số liệu thủy văn phù hợp với tình hình sản xuất mới.
Năm 2015 Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (ĐHĐ) đã triển khai xây Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất 80MW. Tổ máy H5 đã được hoàn thành và đưa vào vận hành, nâng tổng công suất lên đến 240MW. Việc hoàn thành mở rộng nhà máy Đa Nhim giai đoạn 1 đã góp phần bổ sung công suất nguồn lưới điện quốc gia. Hiện nay thủy điện Đa Nhim tiếp tục được đưa vào mở rộng giai đoạn 2, nhằm khai thác tối đa thủy năng của hồ Đơn Dương. Dự kiến năm 2006 sẽ đưa vào vận hành tổ máy H6 với công suất 80MW.
Nguồn vốn thì là chiến phí nhật bồi thường cho cái chết của 2 triệu người miền bắc trong nạn đói ất dậu năm 1945 do nhật gây ra là chính. chính quyền ngô đình diệm yêu cầu nhật bồi thường cho 2 triệu người chết ấy. Nên do vậy sau 1973 khi mà ký hiệp định paris nhật bản đã không trả bồi thường cho phía việt nam dân chủ cộng hòa mà thay vào đó là các gói vay vốn không hoàn lại dành cho cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam nhằm giúp việt nam tái thiết đất nước. Còn về đúng hay sai thì để lịch sử quyết định nhưng có lẽ người dân miền bắc ( đã không bao giờ có cơ hội nhận được số tiền bồi thường này đâu )