ĐÚNG VIỆC - Một góc nhìn về nhận thức bản thân
Trước khi viết bài này tôi có một điều phải nói trước như này. Tôi cũng khá đắn đo khi viết những bài trên Spiderum. Những bài viết...
Trước khi viết bài này tôi có một điều phải nói trước như này. Tôi cũng khá đắn đo khi viết những bài trên Spiderum. Những bài viết trên này hầu như là những gì tôi học được và đang áp dụng, do thấy có ích nên tôi chia sẻ. Bản thân tôi và cũng như nhiều cây viết khác trên này cũng không lỗi lạc gì mà có thể đưa ra những lời khuyên thay đổi người khác được.
Tôi có đọc được một bình luận như này ở một bài viết trước đây.
Tôi chỉ có một câu chuyện này muốn kể.
Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét: "Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!".Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, những "viên đá" đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổiNhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về "nhà" của chúng được? Tôi gọi to: "Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?".
Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: "Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!" Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác...Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng.Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà.Và khi thấy hai chú cháu chúng tôi làm như vậy, rất nhiều những người trên bãi biển cũng nhặt những con sao biển để đưa chúng "về nhà".Chẳng bao lâu sau, hàng vạn con sao biển trên bãi biển hôm đó đã được "về nhà"...
Những điều tích cực chúng ta chia sẻ, có thể không thay đổi được hành động ngay lập tức, nhưng chúng ta đang góp phần dần dần cho cộng đồng. Người này truyền cho người kia một chút tích cực, dần dần tích góp lại rồi sẽ có người LÀM.
Câu chuyện trên cũng là câu chuyện tôi trích ra trong cuốn sách tên là ĐÚNG VIỆC của Giản Tư Trung.
Cuốn sách được chia làm 4 phần: Làm người, làm dân, làm nghề và làm giáo dục. Nhưng trong phạm vi bài viết tôi chỉ chia sẻ về phần làm người, điều mà khiến tôi xúc động rất nhiều khi đọc chương sách này.
Đầu tiên tôi phải nhắc đến đầu tiên là hai loại năng lực: Năng lực khai phóng và năng lực khai tâm.
Khai phóng - khai là khai minh, phóng là sai giải phóng. Khai minh hiểu nôm na, "khai" là mở, "minh" là sáng, "khai minh" có nghĩa là mở toang con người tăm tối, con người vô minh, giáo điều, ấu trĩ của mình để đưa ra ánh sáng của chân lý, sự thật và tự do vào.
Có một định nghĩa khác về "khai minh" của Immananeul Kant như sau: "Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do mình tự chuốc lấy".
Việc không trưởng thành do mình tự chuốc lấy hay việc không chịu trưởng thành khi đến tuổi thì tôi đã đề cập ở bài viết trước. Tại đây
Còn khai tâm là một trái tim "có hồn", một trái tim biết rung động trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại và biết phẫn nộ trước cái ác.
Với cái đầu được khai phóng thì họ có thể minh định được ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai?
Ai là ai - Có khả năng nhìn nhận người này giữa người khác. Đâu là trí thức, đâu là trí ngủ, đâu là trí dỏm, đâu là trí nô. Đâu là nghệ sĩ đâu là thợ hát, đâu là nhà văn đâu là bồi bút,...
Cái gì là cái gì - Có khả năng phân biệt được đâu là phải-trái, đúng-sai, thật-giả, nên-không nên, lẽ sống-lẽ chết,...
Còn vấn đề mình là ai thì tôi xin phép được kể hai câu chuyện sau.
Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên
Alice hỏi con mèo: Tớ đi đường nào bây giờ?Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ?Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến.Con mèo: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình tới thì đi đường nào chả được!
Một câu chuyện khá phổ biến hiện nay là các kỳ tư vấn tuyển sinh ngày càng mọc lên như nấm. Nhưng sau khi được phỏng vấn về việc sao lại chọn trường như vậy thì nhiều sinh viên vẫn lắc đầu không biết, hoặc là chọn đại cho có trường, hoặc là trường này nghe có vẻ "hot".
Các bạn nghĩ rằng chọn trường, rồi trường xếp mình vào ngành nào đó, rồi mình học theo cái nghề đó, rồi mình làm cái nghề đó thật cố gắng rồi mình sẽ tìm ra cuộc đời của mình. Nói ngắn gọn là vậy nhưng đến khi đứng trước ngưỡng cửa ra trường thì chúng ta lại quá mơ hồ về công việc sắp tới mình sẽ làm.
Liệu chúng ta có đang đi ngược thực tế. Có lẽ học sinh cần có hình tượng một con người mình muốn trở thành trước, sau đó mới định hình ra cái nghành mình theo đuổi, rồi sau đó mới tìm tòi xem cái ngành đó có nghề nào nên theo đuổi đầu tiên, sau đó mới tính đến chuyện chọn trường nào sao cho phù hợp với năng lực hiện tại và đúng cái nghề đó.
Câu chuyện đi làm
Ở câu chuyện trước, giả sử bạn đã xong việc đầu tiên là chọn trường rồi, bạn học xong rồi và giờ bạn đang đi làm. Công ty bạn đang làm trả lương cho bạn 5 đồng, trong khi đó thực lực của bạn là 10 đồng thì bạn sẽ làm việc ở mức lương nào.
Bạn thử dừng lại và trả lời thật lòng với mình xem thế nào, và thực tế bạn đang làm việc của mình ở mức lương nào.
Thông thường sẽ có 4 đáp án như này
Đáp án 1: Làm ở mức 5 đồng
Đáp án 2: Làm ở mức 10 đồng
Đáp án 3: Làm ở mức 1 đồng
Đáp án 4: Làm ở mức 15 đồng
Bạn là đáp án nào?
Khi làm ở mức 5 đồng thì ta có cảm giác khá là công bằng, lương trả bao nhiêu thì ta làm vậy. Nhưng nếu như vậy thì có thể mình sẽ "mất mình". Vì khi người ta trả 5 đồng mình làm 5 đồng, trả 7 đồng làm 7 đồng, trả 20 đồng làm 20 đồng, thì con người ta lại bị phụ thuộc vào đồng tiền, như vậy chưa phải là con người khai phóng, con người tự do.
Nếu bạn làm 10 đồng, thì bạn lại không "mất mình", nhưng lại mất tiền vì người ta chỉ trả 5 đồng thôi, và bạn bị mất 5 đồng.
Còn nếu làm theo kiểu 1 đồng là làm kiểu đối phó, làm như vậy sẽ là "mất mình" và có nguy cơ "mất cả việc"
Vậy người làm theo kiểu 15 đồng thì sao. Khi nhìn thấy những người 15 đồng thì những người 1 đồng và 5 đồng sẽ chửi là họ bị điên và không hiểu sao họ làm vậy. Vì một lẽ rằng "chim sẻ sao hiểu được bụng đại bàng". Nhưng những người 15 đồng khi nhìn vào những người 1 đồng và 5 đồng thì không cảm thấy họ điên, vì đơn giản trước đây họ cũng từng như vậy, họ hiểu rằng mình đã từng làm mất mình, có khi mất việc rồi và họ không bao giờ muốn như vậy nữa. Những người làm 15 đồng là những người ngoài làm việc vì tiền (5 đồng) ra thì họ còn muốn đi tìm bản thân mình trong công việc. Họ dấn thân, làm việc và hi sinh mình để tìm ra con người của mình. Người 15 đồng cũng như những người còn lại là đều muốn tìm đam mê cho mình, nhưng hiện tại thì chưa tìm thấy cái mình đam mê, nên họ tập đam mê cái mình làm, họ tập yêu công việc của mình. Vì bởi lẽ chỉ có dấn thân mới tìm được chính bản thân mình.
Tóm lại là những người làm 1 đồng là những người vô trách nhiệm, những người làm 5 đồng là những người làm "nửa mình" vì thực tế họ có khả năng 10 đồng. Những người làm 10 đồng là những người có trách nhiệm, và những người làm 15 đồng là những người làm hết mình.
Nếu ban đầu bạn trả lời là bạn đang làm theo kiểu 15 đồng, và giờ ngồi đọc và thấy sướng sướng vì mình đang làm tốt thì tôi cũng không chắc bạn có nói thật không. Hãy luôn nghi vấn và tự "phản tư" để bản thân mình thành thật nhất với chính mình. Tự phản biện với chính mình cũng là một cách để tìm ra con người mà mình muốn trở thành.
Có người trước mặt mọi người thì giữ mình sạch sẽ, nhưng khi về nhà, lúc chỉ có một mình thì quần áo vứt bừa bãi. Thì họ không được gọi là sạch sẽ được. Hành động đó được công nhận thật sự khi mà lúc không có ai thì người đó vẫn giữ được sự sạch sẽ cho mình. Cũng như việc đi làm, dù có sếp hay không có sếp thì mình vẫn hoàn thành tốt công việc của mình vì mình là người có trách nhiệm.
Chả có gì hạnh phúc hơn là tự mình công nhận chính mình.
Hãy nói những gì mình thực sự nghĩ, rồi làm những gì mình nói.
Nguồn tham khảo:
Sách: ĐÚNG VIỆC - Giản Tư Trung
Bài viết khác:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất