“Hình Ảnh này có liên kết nội tâm rất mạnh, nó có tính tổng thể của nó và, ngoài ra có một mức độ tự trị tương đối cao đến mức chỉ chịu sự chi phối của tâm thần ý thức trong một phạm vi nhất định, và do đó xử sự như một con người xa lạ đầy sức mạnh khi vượt lên kiểm soát ý thức”. Jung, Toàn Tập, Tập 8, đoạn 201.
Khái niệm "Hình Ảnh" trong tâm lý học phân tích đã được giới thiệu ở phần trước.
Khái niệm "Hình Ảnh" trong tâm lý học phân tích đã được giới thiệu ở phần trước.

Phức cảm thay bản ngã đối xử với cuộc sống khi được kích thích.

Một phức cảm có sự bền vững về tâm thần của nó; nó có tính ổn định và tồn tại trong không gian của riêng mình, không có sự can thiệp của ý thức và bản ngã ý thức. Một phức cảm có xu hướng không biến đổi nhiều. Chúng ta thường bị chi phối một cách lặp đi lặp lại các phản ứng và giải tỏa cảm xúc mà phức cảm bộc phát lên trường ý thức, những lỗi lầm giống nhau, những lựa chọn không may giống nhau trong đời sống của một người.
“Những khảo sát thực nghiệm nhất định dường như chỉ ra rằng biểu đồ cường độ hay hoạt động của phức cảm dạng sóng với một bước sóng là nhiều giờ, nhiều ngày hay nhiều tuần”. Jung, Toàn Tập, Tập 8, đoạn 201.
Kích thích làm cho phức cảm hoạt động có thể nhẹ hay mạnh, trong một thời gian dài hay ngắn, nhưng tác động của nó lên tâm thần có thể tiếp diễn trong một thời gian dài và có thể xuất hiện trong ý thức dưới dạng những đợt sóng xúc cảm hay lo âu.
Collected Works 8, Image:&nbsp;<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/The_Ghost_of_a_Flea">William Blake: “The Ghost of a Flea”</a>.
Collected Works 8, Image: William Blake: “The Ghost of a Flea”.

Một liệu pháp tâm lí có hiệu quả là làm cho những rối loạn gây ra bởi phức cảm tồn tại trong một thời gian ngắn hơn trước.

Bản ngã giành lại được ưu thế sau khoảng thời gian ngày càng ngắn cho thấy sức mạnh của bản ngã tăng lên cũng như sức mạnh trong phức cảm bị suy giảm. Một thời gian tồn tại ngắn hơn cũng có nghĩa là sức mạnh của phức cảm đã bị làm yếu đi. Tuy thế, phải thừa nhận rằng một phức cảm có thể không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn. Những tác động dạng sóng của phức cảm “sau sang chấn” đang cạn kiệt và mất dần.
Theo Murray Stein việc loại bỏ một phức cảm cần sự nỗ lực rất mạnh mẽ của cả tâm thần lẫn thể chất, nhưng bằng các liệu pháp mới, những phức cảm có thể được “chữa lành” theo cách hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều. Chữa lành đứa trẻ bên trong là cách gọi mà mọi người thường biết, có hiệu qủa hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Phức cảm như các Tiểu Nhân Cách.

"Các phức cảm cũng có thể được xem như là những phần nhân cách hay các tiểu nhân cách."
- Murray Stein, Jung's Map of the Soul.

Tất cả mọi người đều có nhiều nhân cách bởi vì tất cả đều có các phức cảm.

Clive Barker - Self Portrait, 1995.
Clive Barker - Self Portrait, 1995.
Nhìn chung, các phức cảm có ít năng lượng hơn bản ngã và có ít ý thức riêng hơn. Trái lại, bản ngã có năng lượng đáng kể, có thể thực hiện được theo ý nó và nó là trung tâm tiên phát của ý thức. Sự khác biệt ở bản ngã ý thức được duy trì khi một phức cảm được hội tụ (bộc phát năng lượng) và khi đó các phức cảm, theo quy luật là phụ thuộc vào một bản ngã thống - hợp (intergrated ego) đó. Nghĩa là ta vẫn hoàn toàn có ký ức và biết mình đang hiện diện khi bị phức cảm chi phối.
“Các phát hiện của tôi về các phức cảm đã cho thấy một bức tranh không yên bình lắm về những khả năng của sự phân rã tâm thần, vì về cơ bản không có sự khác biệt trên nguyên tắc giữa một nhân cách phân chia và một phức cảm. Chúng có tất cả những đặc điểm căn bản chung, cho đến khi chúng ta đi tới vấn đề ý thức bị phân chia. Những phần nhân cách đó có ý thức riêng là điều không còn phải nghi ngờ, nhưng vấn đề là những phần nhân cách tâm thần nhỏ là các phức cảm có thể có một trường ý thức hay không là một vấn đề còn bỏ ngỏ”. Jung, Tổng Tập, Tập 8, đoạn 201.
Từ đây, Jung nêu lên một vấn đề hết sức quan trọng về sự khác nhau giữa sự phân li bình thường, những rối loạn phân li nặng (rối loạn nhân cách) và rối loạn đa nhân cách.

Phần lớn bản ngã có thể hoá giải ảnh hưởng của phức cảm ở mức độ nào đó.

Phần lớn bản ngã của mọi người bình thường đều có thể hoá giải các ảnh hưởng của phức cảm ở một mức độ nào đó. Năng lực này quyết định khả năng thích nghi và thậm chí tồn tại của người đó.
Một người đôi khi có thể ngăn chặn những sự kích thích và loại bỏ sự tụ hội một phức cảm: “những chủ thể với ý chí mạnh mẽ có thể, thông qua khả năng vận động - ngôn ngữ, ngăn chặn một từ kích thích trong một thời gian ngắn đó khiến nó không thể xâm nhập chút nào vào họ, nhưng nỗ lực này thường chỉ diễn ra khi có những bí mật cá nhân thật sự quan trọng cần phải được bảo vệ.”. - Jung, Tổng Tập, Tập 8, đoạn 198.
Có nghĩa là con người có thể kiểm soát được những phản ứng vô thức của mình bằng cách cố ý loại bỏ các kích thích. Những người kiểm soát bản thân tốt có thể do họ không để nhiều phức cảm có tính tiêu cực chiếm năng lượng mà thay vào đó là các phức cảm tích cực hơn, và một bản ngã khoẻ mạnh, thấu biết.
Jung thiết lập một kĩ thuật mà sau này trở thành test phát hiện nói dối. Một sự mở rộng xuất sắc của các thí nghiệm liên tưởng từ. Bằng việc đo tính dẫn điện của da, Jung đưa ra một phương pháp tinh tế hơn để thu được các chỉ báo phức cảm. Bằng việc sử dụng thiết bị này, Jung đã giải quyết được một ca ăn trộm trong bệnh viện tâm thần của ông.
Việc hiểu rõ bản thân bị chi phối bởi phức cảm nào, mạnh nhẹ hay kéo dài bao lâu là yếu tố cần cho việc giảm đi tác động của phức cảm. Chỉ trong thực nghiệm, chính trong quá trình bản ngã giằng co lấy lại vị thế mới là lúc năng lượng của phức cảm được suy giảm, hay có thể gọi là chữa lành. Mặt khác tu hành theo nghĩa thuần tuý là như vậy, không cần phải dùng những từ ngữ đao to búa lớn khác, đây là hành trình của tất cả chúng ta dù chúng ta có chủ định từ đầu hay không.

Rối loạn nhân cách và rối loạn phân li (đa nhân cách).

Mọi người đều có thể và đôi khi thực hiện sự phân li, theo nghĩa trải qua những trạng thái biến đổi nhẹ của ý thức. Bị “chiếm”- kiểm soát bởi phức cảm cũng chính là trạng thái phân li. Bản ngã ý thức rối loạn và tùy thuộc vào mức độ rối loạn, có thể rơi vào trạng thái mất phương hướng và lẫn lộn.

Bởi vì các phức cảm có một ý thức theo ý nó nên khi một người bị “nắm bắt” bởi phức cảm sẽ ở vào trạng thái bị chi phối bởi một nhân cách xa lạ. Ở mức độ mạnh, một người có thể được chuẩn đoán là một trong các bệnh rối loạn nhân cách.

Một Phức Cảm chỉ có thể trở thành bệnh lý khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có nó, để nó có cơ hội “bành trướng” và ngày càng chiếm ưu thế cũng như kiểm soát bản ngã. Việc suy xét xem có đến mức bệnh lý hay không ta cần nhìn nhận bản thân mình có những kìm nén hay trải nghiệm sang chấn nào không, tất nhiên càng rối loạn càng dễ phát hiện vì ta sẽ nhận được những phản hồi tiêu cực từ cuộc sống sau những lần rối loạn. Đây là việc làm cần tinh tế và thẳng thắn vì đây là phản tư về chính mình.

Bệnh đa nhân cách biểu hiện một hình thức cực đoan của phân li nhân cách. Trong bệnh rối loạn đa nhân cách (còn gọi là rối loạn phân li), các trạng thái khác biệt của ý thức này không kết hợp thành một ý thức thống nhất được, mỗi phức cảm khác lại có một bản ngã của chính nó và hoạt động tương đối độc lập. Mỗi phức cảm có đặc điểm cá tính riêng và thậm chí một kiểu kiểm soát những chức năng của cơ thể riêng. Một số nghiên cứu về rối loạn đa nhân cách đã chỉ ra những gắn bó tâm thể đáng ngạc nhiên trong mỗi một nhân cách đến mức mà mỗi nhân cách có những khả năng hay khó khăn sinh học không có ở nhân cách khác. Một nhân cách có thể dị ứng với khói thuốc, còn nhân cách kia lại là một con người nghiện ngập thuốc lá. (Chúng ta sẽ có những khám phá về đa nhân cách ở các bài sau dưới góc độ huyền bí hơn).
“Chính Phức Cảm là nơi mà niềm vui hay nỗi buồn của đời sống cá nhân của một người dựa vào. Chúng là những lares và penates [những vị thần trong gia đình] đợi chúng ta bên những chiếc lò sưởi, và sẽ là nguy hiểm nếu ca tụng sự bình yên này của họ”. - Jung, Tổng Tập, Tập 8.

Bình thường chúng ta vẫn sống với những nhân cách nhỏ và đó là một “lẽ thường”, nó là bản năng khiến ta sinh tồn được trong thế giới.

Việc ý thức về những phức cảm "cực đoan" và tiêu cực là bước đầu của việc "chữa lành" và hoàn thiện con người. Không có đường tắt, nếu không có bóng tối sẽ không có chiều kích để ánh sáng tồn tại; nếu không có những "cái ác", ta sẽ không hiểu được và tăng trưởng cái thiện. Các căn bệnh tâm lý hay trạng thái xấu xa tạm thời là một phần không thể thiếu của hành trình sự sống, quan trọng là chúng ta đừng "hoang phí" chúng quá, thế gian đã đầy rẫy đau khổ rồi. - Chi Hoàng.
Còn tiếp... Chi Hoàng.