YÊU THƯƠNG BẢN THÂN HƠN NHƯ THẾ NÀO?
“Peer pressure” - áp lực từ những người bạn đồng trang lứa là có thật, nó hiện diện và từ sâu trong tiềm thức, khiến cho bản thân chúng...
“Peer pressure” - áp lực từ những người bạn đồng trang lứa là có thật, nó hiện diện và từ sâu trong tiềm thức, khiến cho bản thân chúng ta làm những phép so sánh hết sức thiếu căn cứ giữa bản thân và những người xung quanh. Từ đó làm nảy sinh những áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có.
Đầu năm, các bạn hẳn đang trong giai đoạn lên kế hoạch cho năm sau, và mình muốn chia sẻ cho các bạn một số cách mình đã dùng để vượt qua cảm giác “Peer pressure”, và cùng lúc đó có thái độ tích cực hơn, và yêu thương bản thân hơn ở năm 2020.
BƯỚC 1: NGỪNG SO SÁNH MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC
“Tại sao mình không được như họ?”
Khi bạn càng tự hỏi bản thân như vậy thì càng thấy mệt mỏi, bế tắc. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ “như “ họ, và họ cũng sẽ chẳng bao giờ "như" bạn cả vì mỗi người mỗi bản thể khác nhau. Vì vậy về cơ bản, nếu bạn cứ tiếp tục dùng hình tượng “con nhà người ta” làm đích đến của mình để phấn đấu, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được.
Thay vào đó, hãy đặt cho bản thân một câu hỏi khác:
“Tôi là ai trong 1 năm, 5 năm, 10 năm nữa?”
"Điều gì tôi đã từng mong muốn trong vài năm trước, mà giờ này tôi đã đạt được rồi?"
Đây là cách đặt mục tiêu cho bản thân từ phương pháp OKR (Objective - Key Results). Khi có được chân dung bản thân trong những năm tới và đặt làm Objective - Mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu cụ thể hóa mục tiêu đó thành những Key Results - Kết quả then chốt có thể đo lường được.
Khi đó bạn biết mình muốn gì, thì việc cần làm để đạt được điều đó là tập trung vào bản thân, không so sánh mình với những người xung quanh.
BƯỚC 2: VẠCH RA MỘT MỤC TIÊU VỪA TẦM VỚI
Những post trên mạng về việc" mỗi người có khung thời gian riêng, mỗi người có một tốc độ riêng", hay "đừng vì thấy ai đó sớm có thành tựu mà tự ti về bản thân" thì mình đọc suốt rồi. Nhưng cũng không thấm lắm, vì báo chí, mạng xã hội, gia đình, v.v dội ào ào những tấm gương, những tâng bốc các bạn đồng trang lứa. Nên càng đọc thì bạn sẽ càng cảm thấy bản thân chẳng có thành tựu gì để lấy đó nâng cao sự tự tin cả.
Chỉ có cách duy nhất để vượt qua và bước lên tiếp đó là :
- Vạch ra chặng đường để biết mình đã tiến được bao xa
- Nhận ra chính mình thấy chính mình đã bất công với bản thân như thế nào khi so sánh bản thân với người khác.
Không có định nghĩa cụ thể nào về “thành tựu” , không nhận ra mình đã tiến được bao xa, bạn không thể vui vẻ hạnh phúc được. Vì vậy, sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần nhanh chóng xác định con đường để đạt được kết quả.
Ví dụ: Bạn muốn có điểm GPA cao, thì bạn cần có kế hoạch học bổ túc Toán (học thêm hay tự học, nếu học thêm thì học thầy cô nào, xin vào lớp thầy cô đó như thế nào)
Thay vì quan tâm đến những thứ bề nổi về thành tích, hãy tò mò về cách họ học được những gì sau từng trải nghiệm, hay trải nghiệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với hành trình của riêng họ. Hãy nhìn lại và áp dụng cho bản thân nếu phù hợp. Mình cứ về cần mẫn nối từng dấu chấm trên bản đồ phát triển của mình, bước một cách cẩn thận ở từng chặng nhỏ: học tiếng Anh tốt - hoạt động ngoại khóa - kiến thức chuyển môn -... Và cứ thế từng Key Results được hoàn thành, lúc đó mình hạnh phúc và thầm cảm ơn bản thân vì đã kiên định với lối đi riêng.
BƯỚC 3: GO WITH YOUR OWN PACE
Nhanh - chậm, nhất là trong trường hợp con đường đến thành công là một khái niệm mang tính tương đối. Rất khó để bảo rằng ai đang đi nhanh, ai đang tiến chậm trong khi cả 2 có những đặc điểm vô cùng khác nhau và ở từng trường hợp định nghĩa nhanh chậm là rất khác nhau.
Đối với mình, tốc độ và định nghĩa nhanh chậm là do bản thân quyết định. Khi mình đặt ra mục tiêu và kết quả cụ mình muốn, mình có kèm rất rõ khung thời gian. Nếu mình đạt được kết quả muộn so với OKR quy định, khi đó mình biết là mình đã đi chậm và mình sẽ cố gắng tăng tốc. Tốc độ trở thành dấu hiệu báo hiệu cho mình biết về tình trạng và next step của mình, không phải một cảm giác mơ hồ đầy áp lực như trước nữa.
Kết luận: OKR (Objective - Key Results) là một trong những phương pháp hiệu quả để giúp mọi người bớt gánh nặng về “peer pressure”.
Bản chất phương pháp của mình, hay bất cứ cách làm nào khác là việc các bạn cần trả lời được câu hỏi “Tôi muốn gì” và “Tôi sẽ làm gì để đạt được điều đó”. Những câu hỏi đó rất khó, và vượt qua “peer pressure” cũng cực kì khó. Những một khi bắt tay vào làm, vào việc vượt qua cảm giác đó, bạn sẽ tìm ra hướng đi riêng cho bản thân.
Khi bắt đầu làm người lớn, khi bạn bắt đầu nhận thức được giá trị của bản thân mình một chút, bạn sẽ nhận rằng bạn sẽ là chính mình trong một thế giới mà chỉ có một số kiểu người được đem ra làm chuẩn mực. Và khi mình không giống như những chuẩn mực đó, mình bắt đầu áp lực vô cùng. Thế giới đã như vậy rồi, thì bản thân chúng ta không nên đối xử như vậy với chính mình.
Năm mới tới rồi, hãy kết thúc những cảm xúc tiêu cực khi không giống được như người khác, và tập trung hơn vào điều chúng ta luôn nên tập trung: bản thân.
Chúc các bạn sớm tìm thấy sự hạnh phúc trong công việc của mình.
Yêu thương,
Phương
Phương
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất