Có một câu hỏi hằng làm cho tất cả chúng ta trăn trở mỗi đêm: Ta sống để làm gì? Một câu hỏi khiến tâm trí mỏng manh của ta nhiều cung bậc cảm xúc, từ tò mò đến hoài nghi. Tại sao tôi ở đây? Mục đích của tất thảy những việc này là gì? Tôi sống để làm gì?
Thật may mắn làm sao, tôi đã tìm ra câu trả lời khi đang hì hục tập thể dục buổi sáng. Tôi khá chắc rằng ý nghĩa cuộc sống này giống như ổ bánh mì kẹp thịt vậy. Tôi nói thế không phải vì bụng mình đang sôi lên đâu. Nếu tôi không giải thích gì thêm hẳn bạn sẽ chửi tôi vì dám để tiêu đề clickbait như thế. Đằng nào cũng lỡ nhấn vào rồi, cho tôi xin thêm 8 phút quý báu của bạn nhé.   
Để bắt đầu, hãy cùng tôi tìm câu trả lời cho một câu hỏi còn quan trọng hơn “Ý nghĩa cuộc sống là gì?”, đó chính là: “Ý nghĩa là gì?”

1. Ý Nghĩa Là Gì?

“Câu này sao mà deep thế nhờ, nghe cứ như đang học triết học Mác Lê-nin ấy”. Nếu bạn đang tự nhủ như thế, thử nghĩ đến một ổ bánh mì kẹp thịt một xíu nào. Tôi sẽ giải thích tại sao lại là bánh mì kẹp thịt. Sẽ nhanh thôi, thật đấy 😉.
Khi nào thì một việc được cho là có ý nghĩa? Với cương vị là giống loài thống trị trái đất, con người chúng ta thường có nhu cầu gán một ý nghĩa nào đó cho những sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra.
Cu này leo lên đây hẳn phải có mục đích gì đây!
Cu này leo lên đây hẳn phải có mục đích gì đây!
Hẳn là mẹ phải yêu tôi lắm thì bà mới ôm tôi chặt như thế chứ. Sáng nay sếp mới khen tôi, hẳn là tôi đã hoàn thành tốt công việc được giao rồi. Ngày mai hẳn là tôi có thể diện tank top ngầu lòi đi học rồi vì anh phát thanh viên dự báo thời tiết nói trời sẽ nắng thế kia cơ mà.
Bằng cách liên kết các sự kiện hoặc kinh nghiệm lại với nhau, tâm trí ta tạo ra khái niệm ý nghĩa. Sự việc X xảy ra và sự việc Y xảy ra sau đó. Điều đó có nghĩa X là nguyên nhân gây ra Y. Hoặc một điều Z xảy ra, sau đó ta buồn bã và bực bội, thế là ta cho rằng Z tệ vãi cứt.
Trên thực tế, ý nghĩa được bộ não phát minh ra giống y như cách chú cún của bạn phóng uế ra nhà - nó coi đó là thú tiêu khiển và chả buồn quan tâm đến việc bạn phải mua thảm mới. Bằng cách tạo ra ý nghĩa cho thế giới xung quanh, não bộ giúp ta giái hiểu được cái quái gì đang diễn ra ngoài kia. Nhờ có cơ chế này, chúng ta có thể dự đoán và kiểm soát cuộc sống của mình.  
Nhưng có một sự thật: Ý nghĩa là một khái niệm mang tính chủ quan.
Giả sử có 50 người cùng trải nghiệm một sự kiện, chắc hẳn ta sẽ có 50 ý nghĩa khác nhau cho cùng sự kiện đó. Điều đó giải thích tại sao có nhiều ý kiến trái chiều trong giới chính trị. Cũng vì thế mà toà án không hoàn toàn tin vào lời khai của các nhân chứng. Đôi khi bạn cảm thấy con bạn thân mình là đứa óc chó nhất quả đất vì joke mình vừa kể hay thế mà nó chả cười gì cả.

2. Phân Loại Ý Nghĩa

Về cơ bản, não bộ hình thành hai loại ý nghĩa sau:
1. Loại Nguyên nhân – Kết quả: Bạn đá trái bóng, nó văng ra xa. Bạn chê quả đầu mới của thằng bạn nhìn như đầu b** và nó tát bạn sưng cả mỏ. Bạn làm điều X, và bạn tin chắc rằng kết quả hẳn là Y.
Loại ý nghĩa này giúp ta có khả năng dự đoán trước tương lai và học hỏi từ quá khứ. Ý nghĩa nguyên nhân - kết quả hoạt động chủ yếu dựa vào phần não bộ phụ trách chức năng logic. Chính ý nghĩa loại này là cơ sở cho ngành khoa học.
2. Loại So sánh (Tốt – Xấu): Ăn no rõ ràng tốt hơn là chết đói. Kiếm tiền rõ ràng tốt hơn không một xu dính túi. Chia sẻ thì tốt hơn ăn cắp. Khác với ý nghĩa nguyên nhân – kết quả, ý nghĩa so sánh phát triển dựa trên các giá trị cốt lõi — những điều ta cho là tối quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Loại ý nghĩa này chủ yếu hoạt động dựa vào phần cảm xúc trong não bộ. Hiểu một cách đơn giản, chúng ta ngay lập tức khẳng định một thứ là tốt đơn giản vì nó làm ta cảm thấy tốt.
Cả hai loại ý nghĩa này đều phát triển trong não bộ như một cách giúp chúng ta tồn tại. Từ thời xa xưa, con người đã phải nhớ vị trí nguồn thức ăn, cách các loài động vật phản ứng như thế nào khi bị săn đuổi cũng như việc thời tiết thay đổi ra làm sao. Không những thế, họ cũng cần biết phải làm gì để được công nhận trong bộ tộc của mình, nên làm gì để nhận được nhiều sự ủng hộ hoặc làm thế nào để đưa được cô nàng nóng bỏng kia lên giường.
Cứ như thế, ý nghĩa được xem như một công cụ thúc đẩy tự nhiên. Đó là cách quá trình tiến hóa diễn ra. Ý nghĩa đóng vai trò thúc đẩy mọi hành vi của con người. Khi một việc có ý nghĩa đủ lớn, ta thường dốc hết sức lực để hoàn thành nó. Chẳng thế mà người ta có thể hy sinh thân mình cho những sự lớn lao vĩ đại (ví dụ như tử vì đạo). Ý nghĩa thôi thúc ta hành động.
“Ý Nghĩa Là Công Cụ Thúc Đẩy Tự Nhiên.”
Ngược lại, một khi cảm thấy không có thứ gì có ý nghĩa trong cuộc sống, chúng ta chả thiết tha động tay vào làm gì cả. Ta nằm ườn ra ghế, lướt đi lướt lại những clip Tiktok chán ngắt, miệng không ngừng dè bỉu những đứa tối ngày chỉ biết lướt Tiktok.
Và, tôi dám chắc rằng bạn không biết điều này (lát nữa tôi sẽ nói về bánh mì kẹp thịt sau nhé):
"Ta cần tích lũy ý nghĩa như một nguồn tài nguyên."
Ý nghĩa không phải là một sự thật mang tầm cỡ vũ trụ nào đó đang chờ được ta khám phá. Nó cũng không phải một thời khắc “eureka” vĩ đại, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.
Để tìm thấy ý nghĩa, bắt buộc ta phải hành động. Ta cần liên lục tìm kiếm và nuôi dưỡng ý nghĩa để bản thân không rơi vào trạng thái vô định.
Kết quả của việc cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Kết quả của việc cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Về mặt tâm lý, ý nghĩa cũng giống như nguồn nước - không có nó, cảm xúc và lý trí ta sẽ dần chai sạn. Như có đề cập ở trên, ý nghĩa chưa bao giờ là bất biến: điều bây giờ bạn cho là quan trọng hẳn trước đây bạn đã chẳng mấy để tâm. Và biết đâu đến ngày mai, bạn lại chả thấy gì có ý nghĩa nữa. Ta phải liên tục tìm kiếm ý nghĩa cho những sự việc xảy ra với bản thân.

3. Làm Thế Nào Để Tìm Ra Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống?

Suy cho cùng, mục đích ta sống trên thế gian này cốt là để tự mình tạo nên ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để có thể tạo ra ý nghĩa? Có hai cách như sau:
a. Giải quyết vấn đề: Vấn đề càng rắc rối, bạn càng nỗ lực giải quyết vấn đề. Càng cố gắng giải quyết vấn đề, bạn càng cảm thấy việc mình làm có ý nghĩa. Hiểu một cách đơn giản, giải quyết vấn đề nghĩa là bạn đang góp phần hốt bớt shit trên quả đất này. Hãy thử những việc đơn giản như sửa lại ngôi nhà lụp xụp cho mẹ hoặc khó hơn như nghiên cứu tìm ra quy tắc vật lý mới (tôi đùa đấy).
Quan trọng là đừng nên quá kén cá chọn canh. Mọi việc sẽ trở nên hết sức dễ dàng khi bạn nhìn nhận bản thân chỉ là một người bình thường trong một vũ trụ rộng lớn, hơn là chú tâm vào việc phải trở thành một thiên tài, tỷ phú, tay chơi hoặc nhà từ thiện và đi giải cứu thế giới. Suy nghĩ kiểu đó chỉ làm bạn sao nhãng hết lần này đến lần khác. Thực tế là mỗi ngày trôi qua, có cả tấn vấn đề lặt vặt xảy ra quanh bạn và điều bạn cần làm là bắt đầu để tâm đến chúng.
bGiúp đỡ người khác: Điều này đáng phải để tâm đây. Có một sự thật là con người chúng ta có nhu cầu phát triển các mối quan hệ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ta có hạnh phúc hay không có liên hệ sâu sắc đến chất lượng các mối quan hệ. Và cách tốt nhất để xây dựng các mối quan hệ healthy & balance là giúp đỡ người khác. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “cho thì có phúc hơn là nhận”. Không tin bạn có thể tự mình kiểm chứng
Dần dần, tâm trí ta sẽ vô thức hình thành một sợi dây liên kết: giúp đỡ người khác = có ý nghĩa. Thường xuyên nghĩ đến việc giúp đỡ người khác giúp ta tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy ta tiến về phía trước.
"Tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống bằng cách giải quyết các vấn đề của bạn và giúp đỡ người khác."

4. Mặt Trái Của Việc Đặt Mục Tiêu

Rất nhiều người cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống bằng cách đề ra các mục tiêu cho bản thân: có thể là một căn nhà mặt phố, một chiếc siêu xe hoặc một đôi giày đắt tiền. Tất thảy chúng ta đều cần lý do để thức dậy vào buổi sáng và đặt mông vào bàn làm việc. Không có mục tiêu, mỗi ngày của ta trôi qua thật vô nghĩa vì không điều gì quan trọng với ta cả.
Nhưng bạn phải luôn cẩn thận vì mục tiêu nào cũng là con dao hai lưỡi.
Mục tiêu là công cụ giúp ta có thêm động lực. Nhưng vấn đề ở đây là: bản thân các mục tiêu đôi khi cũng hết sức trừu tượng và vô nghĩa.
Nếu không phải vì một lý do chính đáng, về lâu về dài mục tiêu của bạn sẽ chẳng đem lại mấy sự hạnh phúc.
Chúng ta đã chứng kiến không ít các siêu sao khủng hoảng thế nào sau khi giải nghệ. Hoặc cảnh một anh chàng sau bao nỗ lực cũng đã trở nên giàu có, để rồi tâm hồn chìm vào đau khổ vì không biết phải làm gì tiếp theo.
"Sự nguy hiểm của việc đặt mục tiêu nằm ở chỗ: một khi ta đạt được điều mình muốn, ý nghĩa ban đầu của việc hoàn thành mục tiêu lập tức biến mất."
Điều này lý giải tại sao tất cả những mục tiêu thiển cận như kiếm một tỷ đô la, sở hữu một chiếc Rolls Royce, hoặc có mặt trên trang bìa tạp chí, chỉ có thể khiến ta hạnh phúc trong giây lát — chính bởi vì bản chất hời hợt và ngắn ngủi của chúng.
Chúng ta cần những lý do thuyết phục hơn thế. Bằng không, các mục tiêu sẽ mất dần ý nghĩa trước cả khi bạn hoàn thành chúng.
Vài vận động viên sống cuộc sống hạnh phúc sau khi giải nghệ. Số khác chọn tham gia Khiêu Vũ Cùng Thần Tượng (*)
Vài vận động viên sống cuộc sống hạnh phúc sau khi giải nghệ. Số khác chọn tham gia Khiêu Vũ Cùng Thần Tượng (*)
Thường thì những vận động viên khao khát trở thành số một với mong muốn hiện thực hóa giấc mơ của mình như: xây dựng tổ chức từ thiện, mở công ty riêng hoặc chuyển đổi sang một ngành nghề khác, là những người có cuộc sống hạnh phúc sau khi giải nghệ. Cũng có không ít nhà triệu phú vẫn dành cả đời làm việc để tìm kiếm những điều có ý nghĩa hơn kể cả sau khi họ đã hoàn thành hết các mục tiêu lớn lao đã đề ra trong đời họ.
Nhưng ta cũng không cần đặt những mục tiêu đao to búa lớn.
Quay chở lại với ổ bánh mì kẹp thịt nhé. Tôi ngồi viết trong khi bụng tôi đang biểu tình dữ dội. Đó, là một vấn đề trong đời tôi. Và tôi tự hứa với mình rằng chừng nào chưa rặn cho hết chữ thì tôi sẽ chưa được tận hưởng miếng bánh mì kẹp thịt ngon lành. Và bạn biết không, vợ tôi cũng đang đợi tôi làm bánh mì cho cô ấy nữa. Điều đó thúc đẩy tôi hoàn thành bài viết này càng nhanh càng tốt (bạn biết là tôi cần tạo ra ý nghĩa cho việc viết lách này mà nhỉ?)
Ngay lúc này, đối với tôi, ý nghĩa cuộc đời mình gói gọn lại trong một miếng bánh mì kẹp thịt. Comment bên dưới cho tôi biết ý nghĩa cuộc sống cuộc sống của mình nhé!
(*) Jerry rice: cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ, từng là một trong 20 mùa giải ở Liên đoàn bóng đá quốc gia, chủ yếu là với San Francisco 49ers. Ở đây tác giả ngầm ám chỉ việc tham gia gameshow của Jerry là một trò hề đáng xấu hổ.
Nguồn: The Meaning of Life Is a Ham Sandwich - Mark Manson