Vừa rồi mình vừa mới đọc được cuốn sách tên là “Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi ”, rất ấn tượng về những tư tưởng hay ho được đề cập trong cuốn sách, mặc dù trước đây mình khá hay đọc về thể loại sách seft help, nhưng sau đó cảm thấy bản thân đọc khá nhiều nhưng áp dụng lại không được là mấy, vẫn có những thứ mình đọc đã áp dụng và tạo thành thói quen đến tận bây giờ nhưng đa phần tầm 95% những thứ đọc được đều bỏ đi hết, ấy vậy cuốn này mình lại đọc cảm thấy rất ngấm, phù hợp với bản thân mình và có thay đổi mình rất nhiều trong cách nghĩ ở trong mấy ngày qua, đây là một vài bài học nho nhỏ mình học được từ cuốn sách và mình đã áp dụng nó ngay vào cuộc sống được
Nhàn hạ, tự tôn là những thứ cần phải đá bay, đá biến, đá chết nó thì thôi
Mới đầu mình mua về thì ấn tượng nhất câu châm ngôn ở phía sau :
Giới hạn sinh ra để phá bỏ bởi vì giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của người khác
Uầy, lúc đó mình tự đặt vào hoàn cảnh bản thân mình, hiện tại mình thấy khá là hài lòng với bản thân giống như kiểu đang tự giới hạn lại khả năng của mình, giới hạn đó xuất phát từ việc mình đi so sánh với người khác, càng đọc lại câu này mình càng nhận ra được cái vấn đề chính bản thân mình đang mắc phải là cái “chuẩn” của bản thân mình đang bị dừng lại, khi xưa xung quanh mình toàn người giỏi, sau này dần dần năng lực mình được cải thiện nên mình cảm thấy khả năng của mình đã đủ kha khá đáp ứng nhu cầu công việc rồi nên sự cố gắng trước kia, sự nhiệt huyết nó giảm dần theo thời gian. Đến lúc mình vỡ ra được điều đó liền cảm thấy thật hổ thẹn, thực ra mình cũng chăm chỉ làm việc nhưng cái chăm chỉ đó nó không chất lượng như xưa, cái chăm chỉ giết người là cái chăm chỉ làm việc hời hợt, mất tập trung, chăm chỉ nhưng sự học hỏi và mong muốn tiếp thu kiến thức giảm xuống rõ rệt, thật bullshit trước giờ hoá ra mình đã bị mắc cái bẫy của sự nhàn hạ và tự tôn quá cao
Bỏ cmn cái từ “Đợi ” ra khỏi từ điển của cuộc sống bạn đi
WOW, nhắc đến câu này chắc ai cũng phải biết qua thói trì hoãn, trì hoãn gì cũng có thể trì hoãn được, từ việc nhà, dự án, công việc đến cả chuyện ngủ cũng trì hoãn được, cảm thấy bản thân lúc nào cũng bận nhưng chả làm được việc quái gì to tát, cùng làm cũng lèo tèo vài cái dự án gãi ngứa tay thôi, may mắn cho mình là có đam mê vớt vát mình lên, chứ không mình trì hoãn đến lúc chết luôn cũng nên, thời gian tuổi trẻ có hạn, nếu không tranh thủ thì những dự định, ước mơ của mình coi như tan biến thực sự, mình cũng nhận ra được điều này từ lâu và cũng có nhiều cách để cải thiện tình hình này, mình đã thực hiện khá nhiều cách như : lập plan(khá hiệu quả), làm việc tập trung, la bla, … uầy thực sự là nó có tiến triển nhưng nó không triệt để tí nào, sau dần dần mình đã bớt được cái thói trì hoãn này nhưng thỉnh thoảng nó vẫn đeo bám mình, khiến mọi kế hoạch của mình bị đảo lộn, deadline dồn dập rồi dẫn đến thất vọng với chính bản thân mình, trên mạng hướng dẫn rất nhiều cách quản lý thời gian này, hướng dẫn cách làm việc hiệu quả này, ohh nghe cũng hấp dẫn đấy chứ nhưng cuối cùng áp dụng vào thì đúng thật nó như khoai như mắm, đã không có hiệu quả còn phản tác dụng, nói đến đây chắc nhiều người lại thột hoặc oh oh cũng nên. Đọc qua cuốn sách mình đúc rút được một câu rất vuông : “Hãy bắt tay vào làm, đừng có đợi cái mẹ gì cả”, ở dưới còn trích dẫn một loạt các dẫn chứng khiến mình nổi cả da gà khi đọc, đó là việc có những người dành cả đời người cũng bị chữ đợi làm hỏng việc tình cảm, chữ đợi khiến nhiều người cho dù có ước mơ lớn đến chừng nào đi nữa vẫn trở thành sương khói, nói và nghĩ có thể rất hay nhưng không làm thì nó cũng coi như người chả có ước mơ, nói và làm có một khoảng cách rất là xa, vì vậy khi chúng ta lên một kế hoạch nào đấy thì hãy bắt tay vào làm luôn và kiên trì đến cùng, một làm luôn hai là quăng mẹ cái plan vào sọt rác để làm việc khác
Bỏ đi cái ý nghĩ hỏi kinh nghiệm của người khác để tránh né các vấn đề
Yeah, đọc đến đoạn “bỏ ý nghĩ đi hỏi kinh nghiệm người khác” nghe có vẻ sai sai, ở đây nó không có nghĩa là chúng ta không được phép bao giờ đi hỏi kinh nghiệm từ người khác mà chúng ta hãy làm trước vấn đề đó rồi hãy hỏi, trước đây rất lâu mình cũng đã có thói quen như thế, cứ gặp được bất kì một người nào giỏi là lao vào hỏi tới tấp vd như: 1 + 1 bằng bao nhiêu, tại sao con bò có 2 sừng, bla bla. Hỏi là tốt nhưng tránh hỏi ngu và hỏi thừa, thực ra bản chất của việc hỏi ngu đa phần là từ việc không nghiên cứu kĩ các vấn đề, chưa hiểu vấn đề và có thể còn chưa biết đến vấn đề đó cũng đó hỏi rồi và như thế chúng ta sẽ bị một cái tính là “Ỷ lại”, chúng ta tránh né các vấn đề, chúng ta mong muốn tránh xa nó bằng cách đi hỏi người khác mà không chịu động não để giải quyết nó, chúng ta càng tránh xa thì nó càng gần, đó là chắc chắn
Kết bài :
Oh mới tí mà đã hết bài rồi, bài đọc mang những lời khuyên thực ra mình thấy trên mạng đầy ra, nào là động lực giúp bạn phát triển nhanh chóng, 12 thói quen tốt …. và chúng đều có một điểm chung là chỉ những câu nói suông hoặc có thể giải thích dài chút xíu ở dưới, người đọc khi đọc xong gần như có ngay động lực nhưng sau vài tiếng lại đâu vào đấy, các câu nói đó họ nói không sai nhưng đó là những thứ mà họ đã đúc rút ra được sau nhiều năm tôi luyện kèm theo sự kỉ luật và kiên trì, chúng ta chỉ nhìn được cái vỏ mà không thấy lõi bên trong, đấy chính là cốt lõi của việc học hỏi của chúng ta, cuối cùng tất cả chung quy lại là thành công bắt đầu từ việc kiên trì, kỉ luật và không chịu ngại khổ để học hỏi và phát triển bản thân mình.