Dạo gần đây mình mới tìm đọc cuốn Consolations: The Solace, Nourishment and Underlying Meaning of Everyday Words của David Whyte. Mình thật sự cảm thấy rung động khi đọc những dòng chữ ấy nên mạn phép được dịch vài đoạn mình rất tâm đắc trên đây.
Bài tự dịch nên có nhiều đoạn dịch chưa hay hoặc chưa chuẩn, mình sẽ rất cảm kích khi nhận được những đóng góp và nhận xét của các bạn đọc ạ. Mình cảm ơn :)
“Một mình”
Là một từ có thể đứng một mình, mang theo sự khổ hạnh, một vẻ đẹp cô độc với ý nghĩa của riêng nó kể cả khi được nói ra với người khác. Nó là một từ có thể được cảm nhận cùng một lúc như một lời mời tới sự sâu thẳm và như một lời đe dọa sắp xảy ra, như là việc “hoàn toàn một mình”, với một âm hưởng của sự bỏ rơi. “Một mình” là một từ gợi lên một sự dứt khoát kỳ lạ, đặc biệt khi nó ẩn chứa một tập hợp đầy sự ám ảnh, “bỏ lại một mình”, như thể trạng thái đã từng được trải nghiệm bắt đầu tự định nghĩa và gây nguy hiểm cho chính cái thế giới không thể nào trốn thoát khỏi đó. Bước đầu tiên cho việc dành thời gian một mình là tự thừa nhận chúng ta sợ việc đó như thế nào.
Dành thời gian một mình là một vẻ đẹp của sự kỷ luật: một vẻ đẹp và sự khó khăn của việc cô độc luôn luôn là bước đệm cho việc chúng ta bước vào sự gần gũi chiêm nghiệm với những điều ta chưa biết, nhưng cánh cổng đầu tiên của việc một mình thường được trải nghiệm như là một lối thoát cho việc bị xa lánh, cho sự đau buồn và việc bị bỏ rơi. Để tìm thấy chúng ta một mình hay bị bỏ mặc một mình là một tiềm năng của con người luôn hiện hữu, đáng sợ và được tuân thủ, điều mà ở đó chúng ta thường sợ hãi một cách sâu sắc trong vô thức.
Somewhere in Denmark.
Việc ở một mình trong trong bất cứ một khoảng thời gian nào là việc lột bỏ lớp da bên ngoài. Cơ thể chúng ta được cư ngụ theo một cách khác khi chúng ta ở một mình so với khi ở với những người khác. Khi một mình, chúng ta sống trong cơ thể của mình như một câu hỏi thay vì một lời khẳng định.
Sự thẩm thấu của việc ở một mình đòi hỏi chúng ta tưởng tượng lại chính bản thân chúng ta, trở nên thiếu kiên nhẫn với chính chúng ta, trở nên mệt mỏi với câu chuyện cũ rích và sau đó chậm rãi từng giờ, bắt đầu kể câu chuyện theo một cách khác với một đôi tai song song khác, đôi tai mà chúng ta trước đó chưa nhận thức được, bắt đầu lắng nghe chính chúng ta một cách chăm chú hơn trong sự im lặng. Cho một cuộc đời cô độc được nở rộ, kể cả khi điều đó chỉ có trong một vài giờ đồng hồ quí báu, việc một mình đòi hỏi chúng ta làm bạn với sự im lặng, và cũng quan trọng như vậy, là việc cư ngụ trong sự im lặng đó theo cách của riêng chúng ta, để tìm ra con đường riêng của chính chúng ta và thậm chí trở nên điêu luyện trong việc ở một mình.
Để cư ngụ sự im lặng trong sự một mình là ngừng hoàn toàn việc kể lại câu chuyện. Để bắt đầu, việc một mình dẫn ta tới sự thô sơ và dễ bị tổn thương, đến một sự giản đơn tới đáng sợ, tới việc không còn nhận ra và không còn nhận biết, tới sự ao ước tìm thấy bất cứ một sự bầu bạn nào khác mà không phải việc không nhận biết, cái tôi mà chúng ta chưa hề biết (unknown self), đang nhìn lại chúng ta qua cái gương lặng.
Một trong những yếu tố cơ bản của lòng từ bi là thấu hiểu sự miễn cưỡng trong sâu thẳm để được bỏ mặc một mình của chúng ta.
Sự một mình bắt đầu trong sự bối rối trước  hình ảnh phản chiếu của chúng ta, chuyển tiếp qua sự vụng về và thậm chí là xấu xí trước những gì chúng ta thấy, và lên tới đỉnh điểm, trong một giờ hay một ngày nhất định, trong một vẻ đẹp mở ra cho sự ngạc nhiên, cho một làn da mới bắt đầu hình thành, sự đan xen chậm rãi của nội tâm chúng ta, bây giờ được tiếp xúc với không khí và ánh sáng. 
Việc một mình không nhất thiết là sự vắng mặt của sự bầu bạn với những người khác, bước đi triệt để là hãy để chúng ta một mình, để không còn nghe thấy giọng nói trách móc cứ liên tục bắt chúng ta phải diễn giải và đưa câu chuyện từ góc độ quá thiển cận và phức tạp thành một góc nhìn. Kể cả khi bầu bạn, ý thức về việc cần ở một mình là một phẩm chất có thể được trau dồi. Sự một mình không cần một sa mạc, một đại dương rộng lớn hay một ngọn núi tĩnh lặng, con người có khả năng cảm nhận sự thô sơ nhất, thân mật nhất của việc một mình khi sống rất gần với những người khác hay khi bao vây bởi sự bận rộn của thế giới: họ có thể thấy cô đơn quanh một bàn họp, trong một cuộc hôn nhân bền chặt và hạnh phúc nhất, hay khi bước lên một con thuyền đông đúc với đầy những lời khen ngợi từ các thuỷ thủ đoàn.
Khó khăn của việc ở một mình có thể được cảm nhận rõ ràng nhất trong những hoàn cảnh thân mật nhất, trong sự tăm tối của hôn nhân khi nằm trên giường: một centimet và hàng ngàn dặm xa cách, hoặc trong sự im lặng trên một bàn bếp nhỏ chật chội. Nhưng cảm thấy cô đơn trong sự hiện hữu của những người khác là để thấu hiểu sự đặc biệt (singularity) của sự tồn tại của loài người trong khi vẫn trải nghiệm sự liên kết sâu sắc về mặt vật lí với những người khác cho dù chúng ta có muốn sự ràng buộc đó hay không: sự một mình có thể đo đạc sự gần gũi với nhau ngay cả khi thông qua cảm giác về khoảng cách. 
Vào đầu thế kỉ 21, cảm thấy cô đơn hay muốn được ở một mình là một điều vô cùng lỗi thời: thừa nhận việc cảm thấy cô đơn là hành động chối bỏ và phản bội người khác, như thể họ không phải bạn hữu tốt, và họ không có một cuộc đời thú vị của riêng họ đủ để làm chúng ta phân tâm, và thực sự muốn tìm kiếm việc được ở một mình bị coi như một hành động cực đoan, việc mong muốn được ở một mình là từ chối một sự đàm thoại hiếu khách nhất định và tìm đến một cách cửa khác, một sự chào đón khác, không nhất thiết được định nghĩa bởi vốn từ vựng của con người.
Đó có thể là khoảng thời gian rời xa công việc, rời xa một ý niệm về bản thân ta, hay một người thương bản chất là sự biết ơn dành cho người khác, cho công việc và cho cuộc đời của người kia, cho họ không gian một mình cũng như việc để cho chính chúng ta không gian một mình, để sống một điều gì đó cảm thấy như là sự lựa chọn một lần nữa, để tìm thấy chúng ta một mình như là một sự tìm kiếm một thành tựu chứ không phải là một trạng thái mà chúng ta bị lên án.
***
Bản tiếng Anh
ALONE

is a word that stands by itself, carrying the austere, solitary beauty of its own meaning even as it is spoken to another. It is a word that can be felt at the same time as an invitation to depth and as an imminent threat, as in ‘all alone’, with its returned echo of abandonment. ‘Alone’ is a word that rings with a strange finality, especially when contained in that haunting aggregate, ‘left all alone’, as if the state once experienced begins to define and engender its own inescapable world. The first step in spending time alone is to admit how afraid of it we are.
Being alone is a difficult discipline: a beautiful and difficult sense of being solitary is always the ground from which we step into a contemplative intimacy with the unknown, but the first portal of aloneness is often experienced as a gateway to alienation, grief and abandonment. To find ourselves alone or to be left alone is an ever present, fearful and abiding human potentiality of which we are often unconsciously, and deeply afraid.
To be alone for any length of time is to shed an outer skin. The body is inhabited in a different way when we are alone than when we are with others. Alone, we live in our bodies as a question rather than a statement.
The permeability of being alone asks us to re-imagine ourselves, to become impatient with ourselves, to tire of the same old story and then slowly hour by hour, to start to tell the story in a different way as other parallel ears, ones we were previously unaware of, begin to listen to us more carefully in the silence. For a solitary life to flourish, even if it is only for a few precious hours, aloneness asks us to make a friend of silence, and just as importantly, to inhabit that silence in our own particular way, to find our very own way into our own particular and even virtuoso way of being alone.
To inhabit silence in our aloneness is to stop telling the story altogether. To begin with, aloneness always leads to rawness and vulnerability, to a fearful simplicity, to not recognizing and to not knowing, to the wish to find any company other than that not knowing, unknown self, looking back at us in the silent mirror.
One of the elemental dynamics of self-compassion is to understand our deep reluctance to be left to ourselves.
Aloneness begins in puzzlement at our own reflection, transits through awkwardness and even ugliness at what we see, and culminates, one appointed hour or day, in a beautiful unlooked for surprise, at the new complexion beginning to form, the slow knitting together of an inner life, now exposed to air and light.
To be alone is not necessarily to be absent from the company of others, the radical step is to let ourselves alone, to cease the berating voice that is constantly trying to interpret and force the story from too small and too complicated a perspective. Even in company, a sense of imminent aloneness is a quality that can be cultivated. Aloneness does not need a desert, or a broad ocean, or a quiet mountain; human beings have the ability to feel the rawest most intimate forms of aloneness whilst living closely with others or beset by the busyness of the world: they can feel alone around a meeting table, in the happiest, most committed marriage, or aboard a crowded ship with a full compliment of crew.
The difficulty of being alone may be felt most keenly in the most intimate circumstances, in the darkness of the marriage bed: one centimeter and a thousand miles apart, or in the silence around a tiny crowded kitchen table. But to feel alone in the presence of others is also to understand the singularity of human existence whilst experiencing the deep physical current that binds us to others whether we want that binding or no: aloneness can measure togetherness even through a sense of distance.
At the beginning of the twenty-first century, to feel alone or want to be alone is deeply unfashionable: to admit to feeling alone is to reject and betray others, as if they are not good company, and do not have entertaining, interesting lives of their own to distract us, and to actually seek to be alone is a radical act; to want to be alone is to refuse a certain kind of conversational hospitality and to turn to another door, and another kind of welcome, not necessarily defined by human vocabulary.
It may be that time away from a work, an idea of ourselves, or a committed partner is the very essence of appreciation for the other, for the work and for the life of another, to be able to let them alone as we let ourselves alone, to live something that feels like a choice again, to find ourselves alone as a looked for achievement, not a state to which we have been condemned.