Bài viết này mang suy nghĩ, tư tưởng cá nhân về cuốn tiểu thuyết " Xứ sở miên man " ( Jun Phạm )

Tóm Tắt

Tiểu thuyết xoay quanh một ông bố đơn thân ( Pun ) và đứa con gái nhỏ ( Mì gói ), cô có trí tưởng tượng phong phú và thích vẽ, điều đó Mì Gói đã tự tạo cho mình 1 thế giới mơ mộng, tích cực. Và một hôm, do áp lực nặng nề từ 4 chữ : Cơm-áo-gạo-tiền và không thể hiểu nỗi những gì tào lao, phi logic mà Mì Gói tưởng tượng ra hằng ngày nên ông bố đã nổi cơn thịnh nộ xé nát quyển tập vẽ của con để rồi ngay chính giây phút đó, Mì Gói đã bị thế lực "xấu xa" của Mẹ Mìn bắt cóc khiến cho ông bố lo lắng và tức tốc biên vào thế giới đó của con ( Minamun ) để mà tìm kiếm. Đồng hành cùng anh là Tò He - một món đồ chơi kiêm bạn thuở nhỏ của anh, mạch truyện chính bắt đầu từ đây.... Đến cuối cùng, anh đã gỡ bỏ được nút thắt với con gái và giải tỏa được cảm xúc bấy lâu nay kìm nén.

Sự kỳ ảo

Lạc vào thế giới Minamun, tôi đã không khỏi ngạc nhiên về trí tưởng tượng siêu phong phú, đầy màu sắc mà Mì Gói đã tạo ra: chuyến tàu rái cá được chạy bằng những chú cá vôi bảy màu vượt sông Trà Đậu Biếc, bộ tộc Huỳnh Điệp với chiếc đuôi sóc xinh xắn và dễ thương, kẹo bông gòn như Ý có thể trả lời tất các câu hỏi hỏi hốc búa trên thế gian... Xuyên suốt mạch truyện, điều tôi cô đọng được chính là sự lạc quan, những bài học vô giá về tình cảm gia đình, đối nhân xử thế. Chính quyển tiểu thuyết không những hay mà dạy tôi rất nhiều điều khiến ta bâng khuâng trong cuộc sống để từ đó dưới góc nhìn của một đứa trẻ chỉ vọn vẹ 6,7 tuổi vấn đề được giải quyết.

Cốt truyện, Nhân vật và còn hơn thế ...

Sự thật rằng càng lớn chúng ta càng quên đi những gì mà tôi gọi là " năng lượng trẻ con " nó khiến đầu óc ta dần chai sạn, phức tạp hóa vấn đề, không nghĩ suy những gì được xem là trẻ con sẽ giúp ích cho ta. Lúc nhỏ tôi luôn thắc mắc Mặt trăng trên đó có gì , tại sao bầu trời lại màu xanh, ... Động lực duy nhất để trả lời cho câu hỏi trên là trí tưởng tượng để sau này khôn lớn tôi mới nhận ra những điều phi logic ấy đã giúp chúng ta khám phá Mặt Trăng, giúp tôi biết được sự phản xạ màu sắc từ biển là như thế nào...
Những sự vật quen thuộc, gần gũi lúc nhỏ của mọi người bao gồm cả tôi: tận hưởng một mùa Trung Thu với những chiếc bánh nhân đậu xanh ngọt ngọt bùi bùi cùng chiếc đèn hình ông sao sáng lòa một vùng trời tối tâm; chiếc máy gắp thú, máy kéo bò, bắn cá mỗi lần trốn học sẽ đút tiền vào đó dù biết ra về tay trắng nhưng vẫn rất vui và sau đó là những trận đòn roi; những trò chơi dân gian nào là đánh trõng, bịt mắt bắt dê, trốn tìm, tạt lon, bắn bi,... vui không thể dùng từ gì miêu tả. "Xứ sở miên man" đã rất thành công khi lột tả hết sự chân chất, mộc mạc thời thơ ấu của mỗi đứa trẻ, hoài niệm lại tuổi thơ mà tôi cảm thấy quả thật dữ dội.
Bookmark được làm từ hình tượng con tò he mà quyển sách không khác gì truyện " cổ tích ", nó thật sự quả là rất "Việt Nam", dù có tái bản nước ngoài nhung những chi tiết như thế có thể sẽ không thể tả hết signature của Việt Nam. Tranh minh họa kèm theo những áng văn xuôi, thơ ca, ca dao, tục ngữ đã hoàn thành xuất sắc trong việc truyền tải thông tin, tuyến nhân vật chính hợp lý được xây dựng tình huống truyện để từ đó gỡ được sợi dây ràng buộc của anh với cha và của anh với con gái, mọi người. Cốt truyện tuy dài nhưng thắm đượm tình yêu thương của một ông bố đơn thân dành cho đứa con gái độc nhất.
img_0
Các nhân vật được xây dựng theo trình tự tìm lại bản ngã của anh lúc 6 tuổi. Đầu là một người cứng ngắt, không chấp nhận những thứ khó tin, không thực tế, nhưng càng về sau anh thấy được dù có la mắng Mì Gói, xé nát quyển tập vẽ thì trong mắt con gái thì anh vẫn là ân nhân, nguồi bố tuyệt vời nhất. Những cư dân trong xứ sở minamun đã được xây dựng thông qua lăng kính của Mì Gói trong thực tế: Mẹ Mìn chính là Mì Gói, chú Cuội chính là ba anh, ông Sên và bà vỏ Ốc chính là Huấn Bảnh và Sang Lầy, bà Vịt Bầu là chị Vui, ...
Ngôi nhà của Mẹ Mìn được phác họa từ chính ngôi nhà của con gái và anh. Điều đó đã cho tôi biết, không nơi nào hạnh phúc như gia đình, Mì Gói là cô con gái bé bỏng, hạnh phúc nhất khi có anh cũng là gia đình con bé ở bên cạnh. Thế giới đầy màu sắc, tuyệt vời thì cũng không thiếu nơi tuyệt vời không kém - tiệm cắt tóc Tân Kỳ - ngôi nhà của anh và Mì Gói.
Qua chuyến phiêu lưu của anh và Tò He dã giúp anh trưởng thành hơn trên con đường làm một ông bố đơn thân. Cư dân của vùng đất Minamun đã dạy anh về tình cảm gia đình, đôi nhân xử thế, sự tự tin, cởi mở hơn với con cái.Theo tôi, hình ảnh con gái với anh là sự phóng chiếu của anh với ba mẹ, một anh năm 6 tuổi đam mê vẽ vời, mơ mộng nhưng anh lại bắt ép con gái 6 tuổi của mình phải trưởng thành hơn mặ dù ngay chính cái tuổi ấy, ba mẹ anh đã tạo điều kiện kinh tế, cổ động để cho anh tha hồ mơ mộng, thực hiện đam mê hội họa của anh. Sụ hối lỗi trong anh là điều không phải bàn tới, anh đã quá ích kỷ, muốn con gai minh thế này thế nọ mà phải cho con bé tự do sáng tạo, ươc mơ, khát vọng.
Logic sẽ đưa chúng ta từ điểm A tới điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa chúng ta tói mọi nơi
Albert Eistein

Từ Tiểu Thuyết đến Xã Hội

Dù trưởng thành thì ba mẹ cũng nên tôn trọng chính sở thích cá nhân của con cái để từ đó sẽ thỏa sức đam mê, khát vọng, dám ước mơ và thực hiện. Mọi bậc cha mẹ đều muốn tốt cho con cái của mình nhưng nghĩ mà xem trương hợp ba mẹ là con cái thì sẽ rất khó chịu khi ông bà không tôn trọng sở thich, quyết định. Khi ngồi lại nói chuyện sẽ giải quyết được những vương mắc của ba mẹ và đôi bên cùng có lợi. Con cái dạy chúng ta cách làm ba mẹ, dạy ta sự vui sướng lúc chào đời, dạy ta những gì mới mẻ mà thời đại trước không có,... Vậy ba mẹ cũng nên dành cho con sự tôn trọng, ủng hộ để con phát triển bản thân, hoàn thiện cuộc sống đam mê và sở thích.
Thật khó cho khoảng cách thế hệ nhưng bạn nên thông cảm cho ba mẹ, thông cảm cho lỗi lầm, hòa giải và nói chuyện hay được tư vấn để thỏa sức đam mê, ước mơ và bạn hiểu một điều rằng ba mẹ luôn yêu thương chúng ta nên dù như thế nào họ cũng sẽ tôn trọng thấu hiểu, nên đừng vì mấy lời dè bỉu, chê bai mà nản chí vì trong thâm tâm họ cũng suy nghĩ những điều tốt nhất cho bạn, cho tương lai bạn. Lúc khó khăn, hạnh phúc hay như thế nào ba mẹ vẫn luôn yêu thương, che chở cho bạn, vì họ từng sai lầm nên họ không muốn bạn đi vào " vết xe quá khứ ấy ". Vậy con cái nên thông cảm, thấu hiểu cho bậc cha mẹ về một mai sau bạn sẽ hiểu làm cha mẹ là như thế nào. Tôi tự nghĩ thông qua cuốn sách " Đã bao lâu rồi mình không nói chuyện với ba mẹ, bao lâu rồi không cùng nhau chụp ảnh hay nhỏ như một bữa ăn chung..."
Người lớn nên thấu hiểu và thông cảm cho trẻ con. Không phải vì người lớn nhiều tuổi hơn trẻ con. Mà là vì người lớn nay là “những đứa trẻ con đã lớn”.
Nguyễn Nhật Ánh
P.S Bài viết còn nhiều thiếu sót từ các góc nhìn khác nhau, mong mọi người góp ý...