[XÓA MÙ BLOCKCHAIN] Phần 3: Các thuật ngữ blockchain mà người ta hay thủ thỉ với nhau
Thuật ngữ Blcokchain tuy nghe hàn lâm lắm nhưng biết bản chất thì dễ thôi rồi. Đọc để hiểu người ta nói – Chứ lẽ nào lúa miết? Nội...
Thuật ngữ Blcokchain tuy nghe hàn lâm lắm nhưng biết bản chất thì dễ thôi rồi.
Đọc để hiểu người ta nói – Chứ lẽ nào lúa miết?
Nội dung:
Kết thúc bài này mọi người sẽ hiểu được các thuật ngữ:
1.Tên tài khoản (Public Key)
2. CỦA QUÝ TỐI THƯỢNG (Private Key). Giấu cái này trong hang núi, trong gốc cây, hay bỏ vô ví cứng… để nó tránh xa những kẻ gian (kẻo bị chôm), những người không gian (kẻo họ ngứa tay)… Tóm lại là phải giữ nó như CỦA QUÝ.
3. Wallet
4. Block, Chain, Blockchain
5. Transaction Fee
6. Máy đào (node hay full node)
7.Các mạng blockchain thông dụng và khác nhau.
Đọc để hiểu người ta nói – Chứ lẽ nào lúa miết?
Nội dung:
Kết thúc bài này mọi người sẽ hiểu được các thuật ngữ:
1.Tên tài khoản (Public Key)
2. CỦA QUÝ TỐI THƯỢNG (Private Key). Giấu cái này trong hang núi, trong gốc cây, hay bỏ vô ví cứng… để nó tránh xa những kẻ gian (kẻo bị chôm), những người không gian (kẻo họ ngứa tay)… Tóm lại là phải giữ nó như CỦA QUÝ.
3. Wallet
4. Block, Chain, Blockchain
5. Transaction Fee
6. Máy đào (node hay full node)
7.Các mạng blockchain thông dụng và khác nhau.
BỐI CẢNH SỬ DỤNG:
Trường hợp A: Truyền thống
Một ngày đẹp trời An muốn chuyển 10.000.0000 VND cho Bình thông qua ngân hàng. Đầu tiên, An sẽ cuốc bộ tới ngân hàng tốn ít phí gần nhà, mở 1 tài khoản A và nạp vào đó 10.000.000 VND. An hỏi tài khoản của Bình là gì rồi nhờ ngân hàng chuyển qua giúp. Ngân hàng chuyển 10.000.000 VND qua cho B rồi lấy 10.000 VND phí dịch vụ, tiện thu thêm 11.000 VND mỗi cuối tháng cùng 1 vài chi phí lặt vặt khác mà tài năng hư cấu và óc dí dỏm của ngân hàng sáng chế ra.
Một ngày đẹp trời An muốn chuyển 10.000.0000 VND cho Bình thông qua ngân hàng. Đầu tiên, An sẽ cuốc bộ tới ngân hàng tốn ít phí gần nhà, mở 1 tài khoản A và nạp vào đó 10.000.000 VND. An hỏi tài khoản của Bình là gì rồi nhờ ngân hàng chuyển qua giúp. Ngân hàng chuyển 10.000.000 VND qua cho B rồi lấy 10.000 VND phí dịch vụ, tiện thu thêm 11.000 VND mỗi cuối tháng cùng 1 vài chi phí lặt vặt khác mà tài năng hư cấu và óc dí dỏm của ngân hàng sáng chế ra.
Trường hợp B: Hiện tại, với blockchain
Nếu A muốn chuyển 10.000.000 VND cho B qua mạng lưới blockchain của Bitcoin thì trình tự sẽ hơi khác. Tương tự như gửi tiền qua ngân hàng, An sẽ lập 1 tài khoản A (gồm có #tên_tài_khoản và #passwords). Sau khi lập xong, An sẽ mua 1 lượng Bitcoin trị giá 10.000.000 VND chuyển vào tài khoản A. Sau khi hệ thống blockchain xác nhận Bitcoin đã có trong tài khoản A thì An lúc này có thể chuyển Bitcoin cho B (mạng Blockchain sẽ lấy #phí_giao_dịch 10.000 VND, thực tế là cao hơn. Môt số mạng blockchain có phí giao dịch rất rẻ). B sẽ bán số Bitcoin đó để lấy 10.000.000 VND, giá có thể xê xích tùy thời điểm.
Nếu A muốn chuyển 10.000.000 VND cho B qua mạng lưới blockchain của Bitcoin thì trình tự sẽ hơi khác. Tương tự như gửi tiền qua ngân hàng, An sẽ lập 1 tài khoản A (gồm có #tên_tài_khoản và #passwords). Sau khi lập xong, An sẽ mua 1 lượng Bitcoin trị giá 10.000.000 VND chuyển vào tài khoản A. Sau khi hệ thống blockchain xác nhận Bitcoin đã có trong tài khoản A thì An lúc này có thể chuyển Bitcoin cho B (mạng Blockchain sẽ lấy #phí_giao_dịch 10.000 VND, thực tế là cao hơn. Môt số mạng blockchain có phí giao dịch rất rẻ). B sẽ bán số Bitcoin đó để lấy 10.000.000 VND, giá có thể xê xích tùy thời điểm.
Các thuật ngữ blockchain trong trường hợp B như sau:
1. Tên tài khoản là Public Key. An muốn chuyển tiền cho Bình thì Bình cần đưa An tên tài khoản, tức Public Key.
2. Passwords của tài khoản là Private Key. Private Key (1 dãy số và chữ rất dài) cho phép bạn truy cập vào tài khoản Public Key để rút và chuyển tiền, là thứ TUYỆT ĐỐI không được để mất cắp, và không thể cấp lại. Bị mất Private Key là mọi thứ chấm hết luôn.
1. Tên tài khoản là Public Key. An muốn chuyển tiền cho Bình thì Bình cần đưa An tên tài khoản, tức Public Key.
2. Passwords của tài khoản là Private Key. Private Key (1 dãy số và chữ rất dài) cho phép bạn truy cập vào tài khoản Public Key để rút và chuyển tiền, là thứ TUYỆT ĐỐI không được để mất cắp, và không thể cấp lại. Bị mất Private Key là mọi thứ chấm hết luôn.
3. Nơi để bạn lập tài khoản là ví(wallet). Wallet giống như cây ATM của mạng blockchain, nó sẽ tạo Public Key và Private Key cho bạn miễn phí (sướng chưa? Muốn tạo nhiêu cũng được). Nhưng Wallet không giữ bản sao Private key của bạn nên nếu bạn mất Private Key thì cũng không nhờ họ cấp lại được.
4. Ví (wallet) có nhiều loại, tùy theo tính năng, cấu tạo: Ví cứng, ví web, ví mềm, ví giấy...
Loại an toàn nhất là ví cứng, hay ví giấy. Mỗi loại sẽ có cách dùng khác nhau, nói chung đơn giản.
Loại an toàn nhất là ví cứng, hay ví giấy. Mỗi loại sẽ có cách dùng khác nhau, nói chung đơn giản.
5. Ngoài mạng lưới blockchain của Bitcoin, trên thị trường còn có nhiều loại mạng blockchain khác, phổ biến nhất là Ethereum, Bitcoincash, Litecoin... Bạn thích chuyển tiền qua mạng lưới nào thì lập tài khoản ở Ví (Wallet) của mạng lưới đó. Để chuyển tiền, nếu bạn chọn mạng blockchain Bitcoin thì mua Bitcoin, chọn mạng Ethereum thì mua Ethereum. Mạng Ethereum thường được dùng chuyển tiền hơn Bitcoin vì giá cả ổn định và tốc độ cao hơn, đặc biệt có ưu điểm là nhiều ứng dụng để lựa chọn)
6. Bitcoin là đồng tiền sử dụng trong mạng blockchain Bitcoin, cũng là mạng blockchain đầu tiên trên thế giới. Để mạng blockchain Bitcoin hoạt động thì cần rất nhiều máy tính hạng nặng chạy chương trình của Bitcoin, ước tính #hàng_chục_tỉ phép tính / giây và ngốn điện năng khủng khiếp. Các máy này thường được gọi là các máy đào (nodes hay full nodes).
7. Người vận hành các máy đào này gọi là thợ đào (miners). Thợ đào được mạng blockchain Bitcoin trả công bằng Bitcoin và phí giao dịch (transaction fee), điều này được quy định trong mã nguồn mạng Bitcoin từ khi Bitcoin mới xuất hiện từ năm 2008.
Một ngày rất nhiều giao dịch bằng Bitcoin được thực hiện. Các giao dịch này sẽ được gom lại thành 1 khối (gọi là block) và được nhập vào mạng blockchain sau mỗi 10 phút. Mạng blockchain bao gồm nhiều block nối lại với nhau tạo thành chuỗi (chain). Do đó mạng Blockchain là mạng gồm chuỗi các khối nối lại với nhau.
Một ngày rất nhiều giao dịch bằng Bitcoin được thực hiện. Các giao dịch này sẽ được gom lại thành 1 khối (gọi là block) và được nhập vào mạng blockchain sau mỗi 10 phút. Mạng blockchain bao gồm nhiều block nối lại với nhau tạo thành chuỗi (chain). Do đó mạng Blockchain là mạng gồm chuỗi các khối nối lại với nhau.
8. Nơi để bán Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác là sàn giao dịch ( coin exchange). Các sàn giao dịch nổi tiếng là Binance, Bittrex, Houbi… có mấy sàn Việt Nam nữa mà, e hèm, thận trọng.
Các điều thú vị:
1. Mình có thể biết Public Key của ví Bitcoin, Ethereum của người khác có bao nhiêu vì mọi thông tin trên ví đều được công khai trên mạng blockchain.Người ta biết được có 1 số tài khoản chứa hàng trăm ngàn Bitcoin từ năm 2009, thậm chí các tài khoản đó còn chưa hề giao dịch. Nghi án là mấy ông sở hữu tài khoản này quăng Private Key vô thùng rác rồi. Satoshi ( ông lập nên Bitcoin) mà quên Private Key thì cũng chỉ khóc tiếng Ma- rốc thôi.
1. Mình có thể biết Public Key của ví Bitcoin, Ethereum của người khác có bao nhiêu vì mọi thông tin trên ví đều được công khai trên mạng blockchain.Người ta biết được có 1 số tài khoản chứa hàng trăm ngàn Bitcoin từ năm 2009, thậm chí các tài khoản đó còn chưa hề giao dịch. Nghi án là mấy ông sở hữu tài khoản này quăng Private Key vô thùng rác rồi. Satoshi ( ông lập nên Bitcoin) mà quên Private Key thì cũng chỉ khóc tiếng Ma- rốc thôi.
2. PRIVATE KEY VỚI BẢO MẬT, SAO LƯU là tất cả. Những thứ khác có hay không, không quan trọng.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất