Workaholic là gì? Cách nhận biết và tác hại không ngờ của thói quen nghiện công việc
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, con người chúng ta đã có thể làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Đó cũng là lý do thúc đẩy hành vi làm việc của con người để nhận được kiến thức và cải thiện kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng thúc đẩy những người nghiện công việc (Workaholic) có xu hướng làm việc nhiều hơn, làm việc không ngừng nghỉ để thỏa mãn mong muốn của bản thân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội.
Cụ thể, Workaholic là gì và những người đối mặt với Workaholic thường hành xử như thế nào trong quá trình làm việc? Một người nghiện công việc quá mức liệu có tốt hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp bằng những chia sẻ dưới đây!

Workaholic là gì?

Về khái niệm, Workaholic được hiểu đơn thuần là một thuật ngữ tiếng anh chỉ những người nghiện công việc, có niềm yêu thích đặc biệt với làm việc và họ thường làm việc một cách không kiểm soát. Tại Việt Nam, người ta thường gọi Workaholic theo đúng nghĩa là một người “tham công, tiếc việc”.
Nghiện làm việc thường rất dễ bị nhầm lẫn với một người có tham vọng phát triển sự nghiệp. Thông thường, người nghiện làm việc sẽ khó có thể rời bỏ khỏi công việc của mình còn người có tham vọng lại không ngừng tư duy, thay đổi làm sao để bản thân phát triển hơn nhưng cũng nhàn rỗi hơn.
Nhìn chung, những người có dấu hiệu  Workaholic thường làm việc thiếu hiệu quả hơn vì họ dành quá nhiều thời gian cho công việc, làm một cách không kiểm soát và dẫn đến căng thẳng, xử lý khối lượng công việc không thật sự hiệu quả như cách họ tưởng tượng.

Các triệu chứng Workaholic là gì?

Từ đầu năm 1970, vấn đề nghiện công việc (Workaholic) đã được nhắc đến trong một số nghiên cứu. Cụ thể, để xác định bản thân hoặc người xung quanh mình có Workaholic hay không, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng nổi bật dưới đây!

Bạn làm việc nhiều hơn kế hoạch đã đề ra

Làm việc ngoài giờ, tăng ca hiện nay đã trở thành xu hướng làm việc để thỏa mãn nhu cầu kiếm thêm thu nhập của mỗi cá nhân cũng như phát triển bản thân vào những thời gian rảnh rỗi. Thế nhưng, nếu như bạn cảm thấy mình luôn làm việc nhiều hơn kế hoạch ban đầu và không có cách kiểm soát bản thân khỏi công việc thì rất có thể bạn đã bị nghiện công việc.

Bạn làm việc để quên đi rắc rối trong cuộc sống

Một người mắc hội chứng Workaholic thường có xu hướng đặt công việc lên hàng đầu, cho rằng đó là điều duy nhất mà họ hướng đến. Công việc được họ xem là sở thích và cũng là niềm vui duy nhất.

Làm việc quá nhiều gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe và quan hệ xã hội

Một triệu chứng tiếp theo có thể xác định một người đang bị nghiện công việc chính là họ làm việc với lịch trình quá dày đặc, thậm chí không có đủ thời gian để dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Từ đó cũng mất dần những mối quan hệ xã hội, tách biệt hỏi mối quan hệ thân thiết với một ai đó. Ngoài ra, Workaholic cũng có thể dẫn đến tình trạng làm suy kiệt sức khỏe thể chất vì làm việc quá mức. Bạn có thể bị mệt mỏi, đau đầu vì làm việc trong thời gian dài. 

Lý do một số người bị nghiện công việc

Thực tế, những người nghiện công việc thường là người đối mặt với nhiều vấn đề cá nhân, họ có thể là người tham vọng công việc, sợ bỏ lỡ cơ hội hoặc xem công việc là lá chắn để giúp họ thoát khỏi những phiền toái mỗi ngày. Cụ thể, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho rằng Workaholic thường hình thành do một số nguyên nhân cụ thể dưới đây!

Nguyên nhân tâm lý

Đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân cũng thường đóng một vai trò tương đối quan trọng trong việc sắp xếp thời gian và thói quen làm việc. Các chuyên gia cho rằng những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, tự ái cao hoặc lòng tự trọng thấp thường dễ đối mặt với ám ảnh tâm lý không làm tốt công việc, bị đánh giá là không tận tâm… Điều này vô tình trở thành lý do thúc đẩy họ đâm đầu vào làm việc và hình thành thói quen tham công tiếc việc để nhận được sự công nhận của người thân, đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, một người cũng có thể nghiện công việc vì tâm lý muốn thoát ra khỏi những vấn đề cấp bách, muốn thỏa mãn được nhu cầu của bản thân, tập trung quá mức vào mưu cầu tiền sinh kế…

Tác động từ thời thơ ấu

Tuổi thơ ấu cơ cực thường được đánh giá là một trong những lý do dẫn đến tình trạng Workaholic ở cá nhân. Một người có tuổi thơ thường đối mặt với căng thẳng, phải gánh vác trách nghiệm của người lớn ngay từ khi còn nhỏ hoặc có cha mẹ là người nghiện công việc thường có xu hướng nghiện công việc ở tương lạ.
Bên cạnh đó, những người mắc hội chứng Workaholic cũng có thể đã từng trải qua các mối quan hệ gia đình không đủ sự tin cậy, tình yêu bị phụ thuộc quá nhiều vào vật chất… Lúc này, công việc sẽ là cơ hội để họ quên đi tất cả những áp lực khác, cân bằng cảm xúc. Công việc cũng có thể hỗ trợ họ quên đi cảm giác không thoải mái, có được cảm giác tự tin vào cuộc sống viên mãn sau này nếu thật sự cố gắng làm việc.
Một trong những lý do tiếp theo dẫn đến trạng thái Workaholic chính là khối lượng công việc quá lớn khiến một cá nhân phải làm việc. Họ sợ đối mặt với sự thất bại, thúc giục từ lãnh đạo và đồng nghiệp. Khi đã quen với cường độ công việc cao, họ trở thành một người nghiện công việc, dành thời gian quá nhiều cho công việc nhưng lại không ý thức được điều đó và cho rằng đó là điều hiển nhiên.

Hậu quả của hội chứng Workaholic là gì?

Về cơ bản, Workaholic không phải là một hội chứng quá nguy hiểm đến mức ảnh hưởng đến tính mạng của cá nhân. Tuy nhiên, khi nghiện làm việc thì người mắc hội chứng này có thể xuất hiện những suy nghĩ ám ảnh, thiếu kiên nhẫn, kém tập trung… Bên cạnh đó, Workaholic cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất. Cụ thể, hậu quả của hội chứng Workaholic có thể bao gồm:
Hậu quả về sức khỏe tinh thần: Workaholic có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của cá nhân, khiến họ trở thành một người thường xuyên cáu kỉnh, lo lắng, trầm cảm về những rắc rối liên quan đến công việc.
Hậu của về sức khỏe thể chất: Khi một cá nhân nghiện công việc, họ sẽ có xu hướng duy trì thời gian làm việc công suất cao, họ gần như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Vì vậy, việc nghiện cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số tổn thương cho phổi, tim và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ảnh hưởng đến đời tư: Dành quá nhiều thời gian cho công việc cũng khiến bạn bỏ quên những mối quan hệ xung quanh mình, thậm chí là không quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của người thân. Người nghiện công việc cũng ít tham gia các hoạt động giải trí và có xu hướng tự cô lập mình với xã hội, nguy cơ mất đi bạn bè, tình yêu cả sự quan tâm của người trong gia đình..
Mặc dù đem lại những ảnh hưởng không mấy tích cực nhưng bạn hoàn toàn có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu của một người mắc hội chứng Workaholic và thực hiện một số phương pháp để cải thiện, quy định thời gian làm việc hợp lý nhằm cân bằng cuộc sống.

Làm thế nào để đối phó với hội chứng nghiện công việc

Yêu công việc, có tham vọng là một trạng thái tốt đem lại hiệu quả cao trong công việc. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn nghiện công việc và dành thời gian quá mức cho công việc. Nếu bạn có dấu hiệu của nghiện công việc thì hãy tham khảo ngay một số phương pháp dưới đây để có thời gian làm việc lành mạnh, gia tăng hiệu quả công việc và các mối quan hệ xã hội.

Làm việc theo đúng lịch trình

Khi bạn hướng tới việc điều trị hội chứng Workaholic thì bạn hãy thử kiểm soát bản thân mình bằng cách xây dựng lịch trình làm việc rõ ràng cũng như bám sát lịch trình đó và không làm việc quá thời gian.
Ở giai đoạn đầu tiên, có thể bạn sẽ rất khó để làm quen, thậm chí là không thời gian đó không đủ để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, điều này cũng là yếu tố thúc đẩy bạn cố gắng xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả hơn.
Khi thời gian làm việc đã kết thúc, bạn hãy ngay lập tức rời khỏi vị trí làm việc và tập trung vào những hoạt động khác. Nếu bạn sợ mình băn khoăn vì công việc thì hãy tắt điện thoại, đừng để bị làm phiền bởi những tin nhắn công việc. 

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Trong thời gian làm việc, bạn cũng nên dành ra những khoảng nghỉ nhỏ để cơ thể được thư giãn và giải tỏa đầu óc. Cụ thể, trong một buổi chiều làm việc thì bạn có thể dành ra khoảng 15-20 phút để nghỉ ngơi, đi bộ, uống cà phê.
Việc nghỉ ngơi theo quãng sẽ giúp đầu óc của bạn được thư giãn và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng thời, đây cũng là một cách để bạn làm quen dần với nghỉ ngơi, cải thiện dần hội chứng Workaholic của bản thân.

Tạm dừng công việc và đi du lịch

Với những người bị nghiện công việc, họ thường rất ít khi dành chơi gian để đi chơi, đặc biệt là đi chơi xa hay đi chơi nhiều ngày. Vì vậy, nếu muốn cải thiện chứng Workaholic thì việc tiếp theo bạn nên làm chính là dành thời gian để đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè người thân.
Hãy xây dựng mục tiêu đi chơi ít nhất mỗi quý có một lần đi chơi xa để rời khỏi công việc hoàn toàn. Bên cạnh đó, mỗi tháng bạn cũng nên dành ra một ngày để ở bên gia đình hoặc đi chơi và cất công việc qua một bên. Đây được xem là một phương pháp thư giãn hiệu quả đồng thời giúp bạn giao lưu với xã hội nhiều hơn thay vì chỉ tập trung vào làm việc.

Tham gia các hoạt động giải trí mình yêu thích

Thay vì chỉ tập trung và dành toàn bộ thời gian cho công việc, để cải hiện hội chứng nghiện công việc thì bạn nên phân bổ thời gian hợp lý để tham gia vào các hoạt động giải trí mình yêu thích hoặc đã từng yếu thích trước đó. Việc tham gia các hoạt động sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng, có thêm động lực để tách dần khỏi công việc. Khi tinh thần bạn thoải mái thì chắc chắn sẽ làm việc hiệu quả hơn, từ đó không cần phải làm việc cật lực mỗi ngày để đạt được mục tiêu.
Nhìn chung, Workaholic là một hội chứng tâm lý mô tả những người bị cuồng công việc một cách quá mức khiến bản thân quên đi tất cả những yếu tố cần thiết để cân bằng cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta biết cách thay đổi dần thói quen làm việc và có cái nhìn tích cực hơn về áp lực công việc thì chắc chắn sẽ nhanh chõng cải thiện được hành vi làm việc, quay trở lại cuộc sống cân bằng.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu Workaholic là gì cũng như các yếu tố nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết một người nghiện công việc để có thể điều chỉnh hành vi kịp thời, không để tình trạng nghiện công việc gia tăng.