Here comes the Me-ow !
Yo, chào mừng đến với phần tiếp theo của sê-ri nhí nhố về từ vựng tiếng Anh.
Let's check it out.
---
Các phần trước:
---
I'll make something... VANISH.


"Abracadabra !"


BAAM. Look at your wallet !
Cũng như câu thần chú Úm ba la xì bùa, chẳng ai biết Abracadabra có quyền năng thế nào và nguồn gốc chính xác từ đâu.
Từ này được sử dụng trên văn bản lần đầu tiên vào khoản thế kỷ thứ II Công nguyên, trong tác phẩm Liber Medicinalis của Quintus Serenus Sammonicus - một trong những học giả uyên bác nhất của Roma thời đó.
Việc gán ghép các thế lực siêu nhiên với những hiện tượng mà bấy giờ con người chưa thể lí giải là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguyên nhân các căn bệnh, vì thế cũng được cho là gây ra bởi ma quỷ hoặc phép thuật. Theo như ghi chép của Sammonicus, việc chữa bệnh bằng bùa chú diễn ra rất phổ biến vào thời của ông.

Cụ thể, ở chương 51 của quyển sách trên, ông đã nhắc đến một “liệu pháp” chữa trị sốt rét là cho bệnh nhân đeo một tấm phù bằng da hoặc giấy quanh cổ. Tấm phù có hình tam giác – tượng trưng cho một cái phễu, có ghi dòng chữ Abracadabra, được tin là có sức mạnh có thể đẩy “dòng năng lượng xấu” ra khỏi cơ thể của người bệnh.
Rất có thể, Abracadabra có nguồn gốc từ từ Abrasax (Αβρασαξ) trong tiếng Hy Lạp, vốn cũng được tin là một từ có sức mạnh thần thánh. Bản thân từ tiếng Hy Lạp này lại có một nguồn gốc rất phức tạp, liên quan đến Triết học thần bí và tên gọi của nhiều vị thần thuộc các tôn giáo hoặc thần thoại của các nền văn minh cổ đại khác nữa. Do dung lượng giới hạn của bài viết nên mình sẽ không đi xa hơn. Nhưng điều này cho thấy, quan niệm về một từ/ cụm từ có sức mạnh thần thánh hoặc biến ảo không lường đã xuất hiện từ lâu ở rất nhiều nền văn hóa.
Trở lại với từ Abracadabra đang xét, còn có một số giả thiết khác nữa về nguồn gốc của nó:
  • Từ cụm từ avra kehdabra trong tiếng Arama, có nghĩa là “I will create as I speak”,
  • Ghép từ ba từ trong tiếng Hebrew của người Do Thái, ab (cha), ben (con trai), và ruach acadosch (thánh thần),
  • Từ ngôn ngữ Chaldean (có họ hàng với ngôn ngữ Arama), abbada ke dabra, nghĩa là “perish like the word”,
  • Từ câu thần chú Avada Kedavra trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn J.K. Rowling. Đùa đấy, nhưng chắc nữ tác giả đã tạo nên câu thần chú này bằng việc ghép Abracadabra với từ cadaver, trong tiếng Latinh có nghĩa là xác chết.

---
Trước khi được dùng để chỉ chiếc đồng hồ đeo tay, từ watch vốn được dùng để gọi những người làm công việc canh gác và cảnh giới vào ban đêm. Cho đến thế kỷ XV, từ watch mới có thêm nét nghĩa dùng để chỉ một thiết bị có khả năng báo thức, hoạt động dựa trên cơ chế của đồng hồ. Lý do là vì sự hữu dụng và cần thiết của nó đối với những người gác đêm. Thiết bị này có thể giúp họ đến phiên gác đúng giờ, cũng như đánh dấu thời điểm kết thúc ca trực.

Đến đây lại phải nói một chút về lịch sử của chiếc đồng hồ. Khá bất ngờ khi biết rằng, cho đến năm 1475, chiếc đồng hồ có kim chỉ phút mới ra đời. Trước đó, những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên thậm chí còn không có cả mặt hiển thị (dial) và chỉ có thể báo giờ bằng cách đổ chuông, tương tự như chuông nhà thờ vậy. Cũng chính vì thế mà đồng hồ được gọi là clock, lấy từ tiếng Pháp – cloche, nghĩa là cái chuông. Đến cuối thế kỷ XV, từ watch mới được dùng với nghĩa rộng để chỉ chung các loại đồng hồ, lúc này đã được cải tiến và chế tạo với kích thước nhỏ gọn hơn để có thể mang theo người.

Nhưng cũng mãi cho tới thế kỷ XIX, những chiếc đồng hồ mới thực sự đủ nhỏ gọn để có thể đeo tay. Và khi mới xuất hiện, đa số chỉ có phụ nữ dùng đồng hồ đeo tay như một loại trang sức, trước khi những người lính trong Thế chiến thứ nhất thấy được sự tiện dụng và lợi hại của chúng.
---
Nhiều người cứ nghĩ rằng, từ barbarian (người man di, mọi rợ) có bà con với từ beard (râu ria). Thứ nhất là bởi, gốc từ tiếng Latinh của beardbarba . Và thứ hai, mấy tay người rừng thì sure là không bao quờ xài dao cạo râu. Từ (1) và (2) => Râu + ria + n = Barbarian
Nghe có vẻ hợp lý, nhưng mà NO, NO và NO.

Thực ra từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bárbaros, vốn dùng để chỉ chung những thứ ngôn ngữ ngoại bang. Mấy tay quý tộc của Hy Lạp và đế chế La Mã thần thánh cứ mặc định rằng, mặc xác cái bọn nói ngoại ngữ, bọn ông mà không hiểu được thì chúng mày cũng chỉ như mấy con cừu kêu bar-bar thôi.

Không chỉ vậy, lùi về lịch sử xa hơn, ta lại có gốc từ barbar trong ngôn ngữ tiền hệ Ấn-Âu, dùng để chỉ ngôn ngữ của người ngoại quốc hoặc những âm thanh khó nghe, khó hiểu.  Xa hơn nữa về mặt địa lý, ta có từ barbara- trong tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), cũng có nghĩa là nói lắp bắp, bặp bẹ.
Đấy nhé, nên đừng có mà nói vớ vẫn về mấy tay cao to đen hôi lắm lông. Các bác sẽ không muốn bị cạo trọc bởi một tay barber dữ tợn đâu.
---BONUS---
Viết đến đây lại nhớ tới class Barbarian trong series Fire Emblem huyền thoại. Thế nên mình quyết định sẽ bonus cho các bác nguồn gốc tên gọi của một vài class nhân vật thường gặp trong các game nhập vai và chiến thuật:
~~~
Một classs thuộc dạng cao to lắm lông nữa bên cạnh barbarianberserker (từ berserk thì có nghĩa là hung hãn, cuồng sát; nhưng danh từ berserker thì mình lại không biết dịch thế nào cho phải). Từ này có nguồn gốc từ danh từ berserkr trong ngôn ngữ Bắc Âu cổ (Norse), được ghép bởi bjorn (bear -con gấu); hoặc có thể là berr (bare – trần trụi), với serkr (tấm áo choàng).

~~~
Rogue (kẻ lừa đảo, tên du côn, thằng ma cà bông [vagabond]) vốn là một từ tiếng lóng của bọn du thủ du thực, đầu trộm đuôi cướp – roger. Từ này được dân trong nghề dùng để gọi những đồng nghiệp có khiếu diễn xuất, chuyên đóng vai người có hoàn cảnh đáng thương để xin tiền. Nhiều khả năng nó bắt nguồn từ từ rogare trong tiếng Latinh, có nghĩa là van xin, cầu khẩn.

~~~
Class Rogue sau khi được promote sẽ trở thành Assassin.
Có rất nhiều cái chết đằng sau nguồn gốc của từ này. Hội Sát thủ (Order of the Assassins) là một tổ chức hoàn toàn có thật trong lịch sử. Đây là một tổ chức tôn giáo hoạt động ngầm (hội kín), đi theo giáo lý của nhánh Hồi giáo Nizari, được lập ra bởi thủ lĩnh al-Hassan ibn-al-Sabbah vào đầu thế kỷ XI Công nguyên tại Ba Tư.

Sau chuyến phượt đến vùng cận Đông và ghé qua Alamut – nơi mà Hội sát thủ đặt đại bản doanh, Marco Polo đã có một số ghi chép về hội kín của Hassan, trong đó có việc sử dụng cần sa để chiêu mộ thành viên mới. Theo đó, những thanh niên trẻ tuổi, ngoại hình ưa nhìn sẽ được Hassan ưu ái tuyển chọn và đưa vào cung cấm để đào tạo trở thành sát thủ - những chiến binh không sợ hãi trước cái chết. Họ được cho uống một loại “thần dược” chiết xuất từ nhựa cần sa, và sau đó được cho vui hưởng mọi thứ lạc thú trên đời. Trong cơn đê mê tê, Hassan sẽ xuất hiện như một vị thần và phán rằng: “Đây chỉ mới là khởi đầu. Hãy theo ta, và ngươi sẽ còn nhận được nhiều hơn thế. Sống vì ta, và cái chết sẽ đưa người đến Thiên đàng.”
Cũng theo ghi chép này, để có thêm sức mạnh và xóa bỏ cảm giác sợ hãi, các sát thủ của Hassan thường sử dụng cần sa trước khi bắt tay vào thực hiện phi vụ. Vì thế, họ đã được gọi là hashishiyyin, tiếng Ả-rập có nghĩa là Những kẻ phê cần (hashish – takers), trong đó hashish có nghĩa là cần sa (từ này cũng có nghĩa là thảo dược, và rộng hơn nữa là cỏ nói chung). Vậy là, bằng sự sai biệt trong ngữ âm và cách phát âm, hashishiyyin đã theo chân các con buôn và hiệp sĩ Thập tự chinh để trở thành assassin khi về đến Châu Âu.

Nhưng trên đây chỉ là một trong số những giả thiết, và lại còn là giả thiết gây nhiều tranh cãi nhất về nguồn gốc của từ này. Đầu tiên, Hassan là người Ba Tư và nói tiếng Ba Tư chứ không phải Ả-rập. Kế đến, thời điểm năm 1273 khi Marco Polo đến Alamut thì triều đại của Hassan đã bị hủy diệt bởi người Mông Cổ gần 150 năm trước đó. Và cuối cùng, giáo lý đạo Hồi nghiêm cấm việc sử dụng các chất kích thích và gây nghiện. Hassan là một người cực kỳ sùng đạo và bản thân ông cũng bài trừ kịch liệt việc uống rượu, chứ đừng nói là hít cỏ.
Tính đến đoạn Hội Sát thủ được Hassan lập ra, người ta tìm thấy một cách lý giải đơn giản hơn – Hassassin, hay Hội những người phát cuồng vì Hassan, đại loại là một kiểu fan-club của Sếp’s.
Và một giả thiết có lý hơn cả, là cách mà Hassan gọi các môn đồ của mình - Asāsīyūn (أساسيون), hay những bề tôi trung thành của đức tin.
~~~

Mercenary (lính đánh thuê) là một từ có nguồn gốc trong tiếng Latinh – mercēnārius, nghĩa là được trả tiền để làm gì đó, xuất phát từ gốc từ mercēs nghĩa là tiền công, và gốc xa hơn nữa của nó là merx, nghĩa là chợ.

Một từ tương đương với mercenarymyrmidon, (nhưng có nét nghĩa sát hơn là kẻ tay sai, thủ hạ đắc lực). Từ này thì cool ngầu hơn một tý, nó bắt nguồn từ tên gọi mà người Hy Lạp dùng để chỉ cư dân của vùng Thessaly - Myrmidones (Μυρμιδόνες).
Trong trường ca Illiad của Homer kể về cuộc chiến thành Trojan, đây là những chiến binh gan dạ và trung thành, nằm dưới quyền chỉ huy của Archilles. Theo thần thoại Hy Lạp, Hera đã nổi điên khi ông chồng quốc dân Zeus lấy tên của nữ tiên Aegina để đặt cho một hòn đảo (cách tặng quà thường thấy của các đại gia cho bồ nhí). Trong cơn ghen tức, Hera đã tạo ra một cơn dịch bệnh tai ác nhằm xóa sổ cư dân trên đảo. Đáp lại lời cầu khẩn của vua đảo Aeacus, Zues đã biến những đàn kiến thành người, thế là hòn đảo lại trở thành một nơi dân cư đông đúc như trước. Và từ con kiến, trong tiếng Hy Lạp là myrmex (μύρμηξ).
~~~
Wizard (pháp sư, thuật sĩ) thường xuất hiện dưới hình ảnh một ông lão thông thái và đạo mạo với bộ râu dài, đeo mục kỉnh và luôn kè kè cặp nách một quyển sách Bé tập đánh vần (Spell book). Đây là một từ được ghép bởi từ wys (thông thái) trong tiếng Anh thời Trung cổ và từ zynyste trong ngôn ngữ Lithuanian (tiếng Lít-va cổ), nghĩa là phép thuật, ma pháp.




---
Xong cái Bonus nhìn lại đã thấy gần bài dài gần 4 trang Word. Thôi thì xin hẹn anh em các phần theo vậy :p .