Ngày 6/1, tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump đã bị khóa tạm thời. Ngay sau đó, ngày 8/1, Twitter đã khóa vĩnh viễn tài khoản đó. Điều này là chưa hề có tiền lệ và là chủ đề tranh cãi nóng nhất trong lòng nước Mĩ cũng như phần còn lại của thế giới (bye covid, nobody cares about you anymore).
Hãy khoan nghĩ về lý do đằng sau quyết định của Twitter là gì và nhìn vào câu nói trên hình: 
Người có thể bấm nút bắn tên lửa hạt nhân đã bị coi là quá nguy hiểm để sử dụng tài khoản Twitter - https://twitter.com/JoePerticone/status/1347002984299839489
Điều này đặt ra câu hỏi: tài khoản Twitter và vũ khí hạt nhân, cái nào nguy hiểm hơn?
Với vị trí là Tổng thống Mĩ, Donald Trump cũng là Tổng tư lệnh quân đội Mĩ, có toàn quyền sử dụng kho vũ khí hạt nhân. Trong khi các tướng lĩnh dưới quyền có thể khuyên Tổng thống cân nhắc, mệnh lệnh của Tổng thống vẫn là tuyệt đối. Vì vậy, tôi tưởng tượng rằng nếu như Trump chỉ còn vài ngày tại vị và muốn trả đũa Twitter, ông hoàn toàn có thể ra lệnh yêu cầu Twitter sơ tán tất cả nhân viên khỏi các trung tâm dữ liệu đặt máy chủ trong 24 giờ rồi thả vài ba quả nuke vào đó. Đó là một việc hoàn toàn có thể xảy ra.
Song, liệu Twitter có biết đến điều đó không? Chắc hẳn là có rồi. Nhưng mà họ vẫn đưa ra quyết định đó - nghĩa là họ thừa hiểu rằng cái khả năng tôi nói ở trên có 0% xảy ra. 0% theo đúng nghĩa đen về mặt thống kê.
Câu trích dẫn ở trên kia có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa, cả tích cực lẫn tiêu cực cho bất kì phe nào. Nhưng điều đáng suy ngẫm ở đây là mặc dù sở hữu trong tay kho vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, Trump hoàn toàn không thể làm gì để khiến Twitter thay đổi quyết định đó cả (thực ra là có thể "xin", nhưng ai lại làm thế, và tôi nghĩ cũng vô ích thôi). Và vì vậy, đống tên lửa hạt nhân kia chả là cái thá gì khi so với "ban hammer" của Twitter cả.
Nuclear codes 0 - 1 Twitter's codes.

Lý giải từ phía Twitter được đăng ở đây:
Trong đó, Twitter dựa vào những điểm như sau:
- President Trump’s statement that he will not be attending the Inauguration is being received by a number of his supporters as further confirmation that the election was not legitimate and is seen as him disavowing his previous claim made via two Tweets (1, 2) by his Deputy Chief of Staff, Dan Scavino, that there would be an “orderly transition” on January 20th.
- The second Tweet may also serve as encouragement to those potentially considering violent acts that the Inauguration would be a “safe” target, as he will not be attending.
- The use of the words “American Patriots” to describe some of his supporters is also being interpreted as support for those committing violent acts at the US Capitol.
- The mention of his supporters having a “GIANT VOICE long into the future” and that “They will not be disrespected or treated unfairly in any way, shape or form!!!” is being interpreted as further indication that President Trump does not plan to facilitate an “orderly transition” and instead that he plans to continue to support, empower, and shield those who believe he won the election.
-Plans for future armed protests have already begun proliferating on and off-Twitter, including a proposed secondary attack on the US Capitol and state capitol buildings on January 17, 2021.
4 điểm đầu tiên có thể tóm gọn lại là "tweet của Trump không có gì sai, nhưng theo cách chúng tôi đọc suy nghĩ của Trump thì ông ta đang kêu gọi bạo lực, nên chúng tôi xử lý". Còn điểm cuối cùng thì chẳng liên quan gì cả, vì nếu như họ (người ủng hộ Trump) đã lên kế hoạch ngoài Twitter thì việc khóa tài khoản Trump sẽ chẳng giải quyết được gì mà càng khiến họ nổi máu điên lên hay sao? Hãy tưởng tượng thế này: Trump có 75 triệu người ủng hộ, 0.1% cực đoan trong số đó - là 75 nghìn - quyết định "tính sổ" với Twitter (hoặc với phe đối lập), họ lên kế hoạch xâm chiếm trụ sở của Twitter. Chắc chắn sẽ có giao tranh với bảo vệ và các lực lượng chức năng, và giả như có 0.1% thương vong - nghĩa là 75 người, gấp 15 lần số thương vong trong cuộc biểu tình vừa rồi. Ai đó có thể giải thích tại sao quyết định như vậy của Twitter sẽ giảm thương vong không? Chưa kể việc Twitter cố tình bóp méo tính chất của cuộc biểu tình (march/protest) thành cuộc tấn công (attack).
Đương nhiên là Trump cũng có trách nhiệm về những thương vong xảy ra, nhưng trong một đám đông hàng chục nghìn người, bao giờ cũng có những thành phần quá khích và những thành phần được cài cắm để phá hoại. Và hơn nữa, Trump cũng kêu gọi biểu tình trong ôn hòa và tôn trọng luật pháp trong một video khác cùng ngày 6/1 (transcript) - và đã bị Twitter xóa ngay sau đó nhằm hợp lý hóa quyết định sau này của họ. Tại sao Twitter phải đọc suy nghĩ Trump khi những gì ông ấy nói thì lại bị "thủ tiêu"?
Nhưng đằng sau trách nhiệm của Trump là một chuỗi dài những mâu thuẫn và giả dối của phía bên kia chính trường, và sự tiếp tay của các tập đoàn công nghệ cũng như truyền thông:

Nếu bạn nghĩ rằng câu chuyện trên chỉ là trò hề ở Mĩ và chẳng ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới thì hãy tưởng tượng như này: một ngày đẹp trời, Facebook thuyết phục được Trung Quốc cho phép tham gia thị trường hơn 1 tỉ dân. Phía chính quyền Trung Quốc yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ chứa dữ liệu người dùng Trung Quốc tại nước sở tại, cho người của chính quyền Trung Quốc tham gia giám sát và điều phối nội dung người dùng. Facebook vẫn là một công ty Mĩ, vẫn chịu những ràng buộc với luật pháp Mĩ về quyền riêng tư của người dùng - thế nhưng, ai lại đi từ chối một thị trường béo bở như thế? Và nếu không đường đường chính chính tuân theo những quy định của Mĩ thì tại sao không thể đi "cửa sau"? Cả Trung Quốc lẫn Facebook sẽ là những kẻ ngu ngốc nếu không đi "cửa sau" như thế để đạt được mục đích của cả hai. Thậm chí Facebook sẽ chẳng cần phải xóa hay sửa bất kì nội dung vi phạm nào, chỉ cần báo lại cho chính quyền Trung Quốc và rồi tự khắc họ có cách giải quyết của riêng họ. Poof.
Ở Mĩ, người ta vẫn đang tranh cãi liệu Điều 230 (điều luật miễn trừ trách nhiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ có nội dung đăng bởi người dùng) có nên tiếp tục được áp dụng cho những công ty như Twitter hay Facebook không, hay liệu Tu chánh án thứ nhất về quyền tự do ngôn luận có áp dụng được trên không gian mạng không. Dù có như nào đi chăng nữa thì các tập đoàn công nghệ hiện tại như Amazon, Google, Apple, Twitter và Facebook đã bao trùm lên gần như toàn bộ hạ tầng mạng của Internet (oligopoly): Amazon cung cấp dịch vụ hosting máy chủ, Google và Apple cung cấp cửa hàng bán ứng dụng và dịch vụ (app store), Twitter và Facebook trở thành mặt tiền và nhận dạng trên mạng của con người. Về mặt lý thuyết, bạn vẫn có thể tồn tại trên Internet mà không cần dựa dẫm vào họ. Nhưng trong thực tế thì sự tồn tại đó gần như vô nghĩa, bởi vì sẽ chẳng có ai nhìn thấy bạn cả. Điều nguy hiểm hơn ở đây là các tập đoàn công nghệ đó cấu kết với nhau để có thể đồng loạt đưa ra quyết định trục xuất bất kì cá nhân hay tổ chức nào ra khỏi hệ sinh thái của họ - ví dụ như khi Trump bị Twitter và Facebook khóa tài khoản, ông liền gia nhập Parler (một ứng dụng mạng xã hội cạnh tranh với Twitter); ngay lập tức, Google và Apple đá Parler ra khỏi cửa hàng ứng dụng còn Amazon thì đe dọa sút họ khỏi máy chủ của mình. Lối thoát duy nhất để tránh khỏi sự lệ thuộc đó là vào hang thôi, sống như người nguyên thủy (hoặc gần như thế).
Chúng ta nên hiểu rằng quyền tự do ngôn luận là thứ chúng ta luôn có khi được sinh ra. Nó không phải thứ được ban phát bởi bất kì chính quyền nào, càng không phải thứ bị kiểm soát bởi bất kì tổ chức hay cá nhân nào. Đương nhiên là có những lúc ngôn từ sẽ mang tính chất xúc phạm và gây tổn hại người khác, nhưng trước khi con người có hệ thống ngôn ngữ để nói và viết, chúng ta chỉ là những con linh trưởng biết khẹc khẹc - và chẳng con linh trưởng nào có thể cấm con khác khẹc khẹc được cả, trừ khi nó bóp cổ được con kia. Và thay vì truyền đi âm thanh với tốc độ 340m/s trong không khí (và chỉ có thể truyền xa tối đa vài chục mét) như vốn có, Internet đã khiến thông tin được truyền đi khắp thế giới trong vỏn vẹn có vài giây, đủ để ngồi chơi Dota ở Việt Nam tới máy chủ Singapore với độ trễ chấp nhận được.
Và một ngày nào đó, có thể Spiderum sẽ trở thành nơi cuối cùng trên Internet này mà tôi có thể tồn tại.
Evelyn Beatrice Hall - I do not agree with what you have...
Evelyn Beatrice Hall - The Friends of Voltaire
Vậy bạn đã biết vũ khí nguy hiểm nhất là gì chưa?

Câu hỏi thường gặp

Q: Trump thua rồi kìa, ò ó o!
A: Ừ, và? Lạc đề, 0 điểm về chỗ.
Q: Orange man bad!
A: Xem câu trả lời đầu tiên.

Cập nhật: Trong một diễn biến mới, chính phủ Uganda đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn Twitter vì nước này sắp có bầu cử. Ngay lập tức, Twitter đã có động thái phàn nàn về việc này, cho rằng chính phủ Uganda đã vi phạm "quyền con người cơ bản" (quyền tự do ngôn luận). Ồ...