Ở Kuala Lumpur, Malaysia, cô dâu khi mới về nhà chồng bắt buộc phải chứng minh “trinh tiết” của mình. Ngược lại, ngay lập tức, cô gái sẽ phải bị thanh trừng bởi chồng hoặc cha cô.
Một sinh viên tại Hà Lan đồng ý phát biểu khi được che giấu danh tính: “Tôi đã phạm sai lầm và quan hệ một lần với bạn trai cũ. Tôi không muốn chồng tương lai của mình nghĩ tôi là một người không ra gì chỉ vì một đêm lầm lỡ”. Cô bỏ ra 1350 đô-la Mỹ ( tương đương với 33,750,000 VNĐ) để thực hiện phẫu thuật trinh tiết – số tiền cô tiết kiệm được từ việc dạy thêm. 
Ở nhiều quốc gia châu Á và Ảrập, trinh tiết là khái niệm rất được coi trọng.

Còn tại Việt Nam - quốc gia đang trong thời kì "đổi mới"?


Không chỉ "đổi mới" về chính trị, kinh tế; nước ta còn đổi mới về các từ mang tính chuyên ngành là "mây mưa", "ân ái", ... hoặc thêm chút sự Tây hóa bằng các từ ngoại quốc như “make love", “sex”, ... để nói về những hoạt động tình dục. Chúng ta, những người luôn nhận mình thật văn minh, tiến bộ, lại thật bối rối khi gọi tên nó, thậm chí vô tình tạo ra 1 tâm lý mới: bợt cỡn và coi "nó" như một thứ tiêu khiển.
Làn sóng cách tân tư tưởng về tình dục đã diễn ra trong thời gian khá dài tại Việt Nam. 7 năm trở lại đây, nước ta là quốc gia đứng thứ 6 về lượng tìm kiếm từ “sex”, và chủ đề này cũng được nhắc đến khá nhiều trong các hội nhóm riêng tư, và tất nhiên là kể cả báo đài chính thống. Các quầy bao cao su trong cửa hàng tiện lợi, các “love hotel” được mở ra một cách công khai, những cửa hàng chuyên bán dụng cụ phục vụ đặc biệt cho hoạt động tình dục,... Nhìn trên bề mặt, Việt Nam đang là một nước “văn minh”, “cởi mở”, và “phương tây” hơn bao giờ hết.
Top 10 số liệu từ khóa "sex" trên Google ( năm 2014)

Đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Cuộc cách mạng văn hóa mà chúng ta đang hô hào đón nhận, thực tế chỉ là cách mạng “không triệt để”, "nửa vời” bởi nó không có sự nhất trí của số đông người dân, cộng đồng, cơ quan chính phủ, ... Thứ “ở dưới tảng băng” là cả một lối tư duy đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt qua nhiều thế hệ. Nó đã gây ra những hệ quả tiêu cực, khiến người lớn không hiểu giới trẻ ngày nay đang nghĩ gì; giới trẻ thì cho rằng những người không đổi mới là cố thủ và lạc hậu ...

Vậy cán cân lợi ích sẽ nghiêng về giới tính nào?


Cuộc cách mạng ngầm của văn hóa tình dục cho đàn ông sự cởi mở phóng khoáng, nhưng lại đẩy người phụ nữ đứng ở bờ vực của hai sự lựa chọn: hiện đại hay truyền thống. Đây là hai con đường rạch ròi, riêng lẻ, nhưng lại có một điểm chung duy nhất: là dù lựa chọn của người phụ nữ là gì, họ vẫn sẽ hứng chịu con mắt săm soi của xã hội. Sự “thông thoáng”, “cởi mở” của cuộc cách mạng này làm cho lằn ranh giữa một người phụ nữ hiện đại và một người đàn bà lăng loàn trong mắt mọi người trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Cái giá phải trả của cuộc cách mạng hời hợt


Những định kiến, thiệt thòi mà cuộc cách mạng ngầm này đem lại cho người phụ nữ bắt nguồn từ bản chất “nửa vời” của nó.
Mọi người dựa vào tôn chỉ “sống thoáng” của xã hội để được tự do thể hiện những ham muốn và nhu cầu về mặt sinh lí. Quan hệ này là tự nguyện, được sự đồng thuận của hai bên và có sự tương đồng về hệ tư tưởng. Thế nhưng, mâu thuẫn xảy ra khi chính chúng ta chỉ trục lợi từ hệ tư tưởng “sống thoáng” mà từ chối gánh chịu những hệ quả mà nó đem lại.
Các bạn nam không ngần ngại quan hệ tình dục với bạn gái nhưng khi được hỏi về tiêu chuẩn của người con gái mình sẽ cưới thì lại có xu hướng thích hơn nếu bạn gái vẫn còn “nguyên vẹn” đúng nghĩa.
Giáo dục giới tính được khuyến khích, được cổ vũ, được  “bình thường hóa” nhưng một người phụ nữ mang theo bao cao su bên mình sẽ bị cho là “chờ thời” và “lăng loàn”.
Đàn ông được hưởng lợi từ quan hệ tình dục bằng miệng nhưng đối với họ, quan hệ tình dục đường miệng cho phụ nữ là dơ bẩn.
Đàn ông ngoại tình thường là do người vợ không biết cách “chiều chồng”.
Đàn ông quan hệ tình dục nhiều thì được coi là đào hoa mạnh mẽ nhưng phụ nữ quan hệ tình dục nhiều sẽ là “băng hoại đạo đức”.
Thật vậy, khi xã hội thấy những hiện tượng khác thường, họ gán cho chúng cái mác “băng hoại đạo đức”, và “đi ngược lại với thuần phong mỹ tục” để nhanh chóng ngăn chặn những thay đổi quá nhanh, quá khó chấp nhận đang diễn ra trong xã hội của họ.
Tình dục khiến ta mặc cảm sau mỗi lần thăng hoa
Tại trang mạng dưới một bài viết về trinh tiết của người phụ nữ bình luận: 
“Con trai khi đi tán gái phải giỏi mới tán được nhiều cô, đó là sự thật, còn con gái là đối tượng được tán tỉnh (tất nhiên là phải có nét đẹp). Vì vậy xét theo logic, nếu người con trai nào tán được nhiều cô đương nhiên họ phải giỏi, và giỏi thì phải được nhìn nhận đánh giá cao. Còn người con gái mà không có nguyên tắc, không biết giá trị của mình, không có con mắt để lựa chọn người đàn ông phù hợp, mà ai cũng gật đầu, ai cũng cho thử quan hệ thì đương nhiên là yếu kém, và yếu kém thì phải chấp nhận bị đánh giá thấp thôi”
Tất nhiên đây không đại diện cho cả một bộ máy xã hội nhưng là đặc trưng phổ biến.
“Có những ý kiến vừa không đúng một cách hiển nhiên, vừa không kiểm chứng bằng quan sát sự kiện được. Khi đó cần tìm kiếm sự nhất trí của một nhóm người nào đó”
Nếu chúng ta thống nhất tình dục là một hành động bình thường của các cặp đôi yêu nhau, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật rằng người bạn đời của bạn có lẽ không còn “trong trắng” khi ở bên bạn.
Nếu chúng ta thống nhất giáo dục giới tính là cần thiết, chúng ta không nên áp đặt định kiến lên việc mọi người mang bao cao su trong người ...

Còn nữa

Nguyệt ft. PHD