"Nghệ thuật đích thực của âm nhạc nằm ở việc nghe nhạc"
Keith Richards - guitarist of The Rolling Stones.
Lời mở đầu, mình hi vọng các bạn, những người nghe nhạc có một tâm lí thoải mái nhất khi đọc bài viết và coi nó như là một quan điểm cá nhân thông thường. Nếu có bất cứ sự không hài lòng nào hãy để lại cho mình ở phần bình luận nhé. Mình xin cảm ơn :>>
Ngoài ra, để bạn đọc dễ dàng hơn trong theo dõi và tránh sự rối loạn về thông tin. Mình xin chia bài viết thành 2 phần lớn là Khái quát và phần lí giải tại sao mình đưa ra luận điểm rằng "Tinkerbell" là bài đỉnh nhất trong album mới của Thắng nhé.
Vậy hãy bắt đầu ngay với:
I. KHÁI QUÁT.
A. Về Album:
1. Khái quát chung:
Album "Cái Đầu Tiên" được chính thức phát hành vào ngày 30/4/2023. Đây là ablum solo đầu tiên của Thắng ( main singer của Ngọt ) sau hơn 10 năm tham gia âm nhạc với 1 vài hit có thể điểm qua như: "Trước khi em tồn tại", "Phải lòng" và hơn hết là "Xin Lỗi".
Album là tập hợp những mảnh, mảnh cảm xúc ngẫu nhiên của Thắng. Nơi mà anh ấy thể hiện ra những điều mình nghĩ cũng như cái tôi của bản thân trước những sự việc trước mắt.
Đây còn là một sự thử nghiệm độc đáo khi Thắng đã kết hợp xuất sắc những dòng nhạc, những nhạc cụ để tạo cho người nghe cảm giác mới lạ mà vẫn giữ được cái tôi, cái nét riêng của bản thân.
Ảnh bìa của album Cái đầu tiên ( Nguồn:  Vũ Đình Trọng Thắng )
Ảnh bìa của album Cái đầu tiên ( Nguồn: Vũ Đình Trọng Thắng )
2. Cảm nhận của mình về Album:
Trước khi viết bài này mình có tham khảo một số nguồn và mình thấy rằng vẫn có một số người cố gắng sắp xếp những bài hát này theo 1 dòng thời gian hay suy nghĩ tuyến tính nào đó rồi suy ra một câu chuyện tổng thể.
Theo mình, chúng ta vẫn nên thưởng thức album "Cái Đầu Tiên" này giống như những ep, album cá nhân của riêng Thắng cũng như Ngọt trước giờ. Tức là việc đánh số thật sự không có quá nhiều ý nghĩa đâu vì mỗi bài sẽ là một màu sắc kháu nhau mà.
Để nói thêm về vấn đề này mình xin trích dẫn 1 phần trong một phần trong bài phỏng vấn của Ngọt tại Billboard Việt Nam: “Cái hay luôn nằm ở sự vừa phải của tất cả các chiến tuyến, vừa phải ở các cán cân. Khi mình viết một album mà ở đó có nhiều lý trí hay cảm xúc, nó sẽ có cách hay riêng của nó. Chúng tôi chỉ đang đi tìm tỉ lệ cân đo mọi thứ mà ở đó mình cảm thấy thoải mái nhất."
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về bài phỏng vấn này tại đây nhé:
B. Về tinkerbell
Đây là bài hát thứ 4 trong Album với cậu chuyện về 2 người lớn đối mặt với sự vụn vỡ khi mà "phép màu thần tiên" giờ không còn tác dụng.
Với mình thì nội dung câu chuyện của bài hát chỉ thế thôi, đòi hỏi gì ở 1 bài hát chỉ dài có 2 phút đây :>>
Thật vậy, không chỉ riêng với Tinkerbell mà tất cả các bài hát của trong album " Cái Đầu Tiên" này đều sẽ không thiên về việc kể chuyện mà là dựa vào những mảnh chuyện đó để nêu ra những quan điểm cá nhân Thắng về những vấn đề thường ngày nhất.
II. VẬY, TẠI SAO MÌNH LẠI CHO LÀ ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ BÀI HÁT HAY NHẤT CỦA THẮNG TRONG ALBUM NÀY ?
Trước khi đi sâu hơn, Mình nghĩ chúng ta cần làm rõ lại một vài vấn đề. Nhất ở thời điểm hiện tại, khi mà những lùm xùm, tranh cãi về việc có hay không sự liên quan giữa âm nhạc và đời tư của Thắng ngày càng nhiều và trở lên nhạy cảm.
Với câu chuyện này, cá nhân mình cho rằng âm nhạc là âm nhạc, cuộc sống là cuộc sống. Một nghệ sĩ hát nhạc thất tình không nhất thiết là phải lúc nào cũng thất tình. Vậy nên chuyện quy chụp sản phẩm và đời tư của một nghệ sĩ là không đúng cho lắm.
Tóm lại, để trách việc cãi nhau không đáng có về nhân vật "I" và "You" là ai ? thì mình xin phép quy ước như sau để chúng ta dễ bề phân tích nhé!
- Nhân vật "I" sẽ là con trai và "You" là con gái.
Được rồi quan điểm là vậy. Bắt đầu vào phần chính ngay nào!!
1. Liên hệ tới những hình tượng trong Peter Pan.
Thành thật mà nói, vì Peter Pan thực sự đã quá nổi tiếng rồi và mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu mình sẽ giản lược phần này đi đôi chút. Mục tiêu của mình cũng sẽ là nêu lại những điều chúng ta cần nhớ và sau đó đưa ra nhận xét bài hát thôi.
( thực ra do mình cũng hơi lười :>>).
Hình ảnh Tinkerbell trong phim của Disney. ( Nguồn: Tổng Hợp )
Hình ảnh Tinkerbell trong phim của Disney. ( Nguồn: Tổng Hợp )
Đầu tiên, ta thấy trong bài hát Thắng có viết rằng:
"I used to be your Tinkerbell / We're all too old for Fairy tales my love!"
, hay:
"And I understand.. / Just how you feel / It's never easy to believе in dreams when life gеts real".
Hai câu này chính là những dẫn chứng trực tiếp về việc Thắng đang liên hệ với bộ tiểu thuyết thiếu nhi lừng danh này.
Vậy những chi tiết liên hệ nào đã được sử dụng nhỉ ?
Theo mình, đó là 3 chi tiết sau:
- Cách để tới được Neverland.
Trong truyện Wendy và 2 người em có thể đến được là nhờ bụi tiên mà Tinkerbell ban cho, Cô tiên này được miêu tả là chỉ có thể được nhìn thấy bởi những ai tin vào cô. Ngoài ra bụi tiên cô có cũng chỉ có thể nâng được những đứa trẻ bay chứ không thể nâng nổi những người lớn.
- Những đứa trẻ ở Neverland sẽ mãi mãi không già đi.
Đây chính là điều khiến Peter Pan luôn trẻ mãi và cũng là một món quà cho những đứa trẻ chấp nhận ở lại vùng đất nhiệm màu này.
- Câu thoại của Wendy ở cuối truyện: We're too old for Fairy tales.
Đây cũng là câu nói của Wendy khi Peter Pan trở lại và mời cô tham gia cuộc phiêu lưu với cậu một lần nữa.
Hành động ví bản thân là cô tiên nhỏ Tinkerbell - người mang những đứa trẻ Neverland thực sự là một hình ảnh so sánh mà theo mình là vô cùng độc đáo. Nó cho ta cảm giác cái sự trẻ con của nhân vật nam đó không thực sự quá "đáng ghét" tới vậy.
Mình gọi là "đáng ghét" vì thực ra mình cũng đã trải qua chúng rồi, và khi nhắc lại nó vừa cho mình cảm giác khôi hài, vừa là một cảm giác hối hận. Mình đoán rất nhiều bạn cũng từng tương tự giống mình đặc biệt là các bạn nam. Thực sự khó chịu vô cùng, khi mà mình thì cứ "tửng tưng" yêu đời mặc kệ những người xung quanh phải chịu những khổ sở vì cái sự "tửng tưng" đó. Để rồi khi ta nhận ra thì có thể đã là quá muộn để hàn gắn, quá muộn để cho nhau cơ hội lần thứ hai.
Lại nói tới sự trẻ con đó. Khi ta còn trẻ, khi mà những áp lực chưa đè nên đôi vài thì chúng ta nghĩ cậu nhóc, cô nhóc ai chả vậy. Nhưng nào đâu có chuyện ở xã hội này có gì là mãi mãi. Cũng như Wendy cô chị cả trong nhà, người phải đưa ra lựa cho không chỉ bản thân mà còn cả cho 2 câu em của mình. Cô phải dẹp đi sự ham chơi để trở lại thực tại, để gánh vác cuộc sống, gánh vác những lo toan. Và rồi khi ngoảnh lại, Wendy hay "nhân vật nữ nhận" lại được gì ? Đó chỉ có thể là một sự thật chua chát nơi mà cô ấy đã quá lớn, quá lớn để bay một lần nữa, quá lớn để tin vào phép màu và quá lớn để theo kịp Peter Pan hay "nhân vật nam" người mà được miêu tả là một kẻ có tâm hồn trẻ con đó.
Điều này cũng chính là một lời thừa nhận của nhân vật Nam. Anh ta nhận rằng việc anh ta sống là chính mình sống cho bản thân dù điều đó khiên anh ta mãi ở trong hình hài một đứa trẻ chính là rào cản để cả hai tiếp tục tiến bước cùng nhau.
Thực ra, mình từng khá thích một quan điểm được đưa ra thế này: "Giả sử thật sự có một nơi như Neverland, khi mà không phải chịu áp lực từ xã hội, áp lực từ cuộc sống, một nơi ngập tràn phép màu thì có lẽ con người sẽ là tạo vật hoàn hảo nhất của chúa".
Thật vậy, Theo phật, con người sinh ra vốn không thiện, cũng không ác nếu chúng ta mãi là những đứa trẻ, mãi được sống trong thế giới kì diệu đó thì có khi nào những tội ác, những ghen ghét, đố kĩ sẽ mãi không còn tồi tại. Dù thực sự mình hiểu những thứ đó mới giúp con người đi xa tới vậy :>>
Vậy còn bạn? Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Hãy cho mình và các bạn khác biết nhé.
Hiệu ứng Tinkerbell.
Đây là điều mình mới nhận ra gần đây và cũng là tiền đề chính để viết ra bài viết này.
Để dễ hiểu thì đây là hiệu ứng xảy ra khá thường xuyên khi bạn xem bói.
Về định nghĩa: Hiệu ứng xảy ra khi bạn tạo ra hoặc được đưa cho một tương lại giả định, việc này khiến não bộ có xu hướng tin vào chúng hơn và khi sự việc xảy ra bạn sẽ có xu hướng tự tin hoặc buông bỏ trước quyết định của mình vì tin rằng mọi chuyện đã được sắp xếp từ trước dù mình có chống lại thì kết quả vẫn vậy.
Vậy nó thì liên quan gì nhỉ ?
Theo mình thì bài hát được viết cũng là một tương lai giả định mà nhân vật nam vẽ ra và đang có lẽ sẽ thực hiện chúng trong tương lai gần. Đó là lời chia tay. Bởi lẽ có đoạn Thắng viết là:
"So just say the word / And wish me away / Thanks for the time / You let me stay".
Vậy nên điều này cũng như một lòng tin mà nhân vật Nam đặt ra và anh ta tin rằng việc cả hai rời đi là điều chắc rằng sẽ xảy ra. Và giờ anh ta sẵn sàng cho điều đó hơn bao giờ hết và dù lí do có là gì thì anh ta vẫn sẽ cảm ơn cô vì đã đến và cho anh ta ở bên.
2. Cái tôi và quan điểm âm nhạc của Thắng.
Cuối cùng, đương nhiên cái này là điều mà mình muốn nói nhất. Như mình đã nói trong xuyên suốt album, Thắng luôn dùng cách là lấy những mẩu chuyện để nói tới cái tôi của bản thân và Tinkerbell cũng không phải ngoại lệ. Mình sẽ không đi quá sâu vì chắc chắn mọi người đã nghe quá nhiều về nó qua các diễn đàm, qua những KOl khác rồi.
Với cá nhân mình, Thắng trong Cái đầu tiên là một Thắng "không mới". Rất nhiều bài do Thắng sáng tác khác đã biểu lộ chúng rồi, chỉ là việc 1 vài năm trở lại đây ta thấy được sự bủng nổ của Ngọt là hết sức rõ ràng. Rất nhiều người mới tiếp cận và sớm quy chụp hình tượng của Thắng qua Lần cuối hay em dạo này là một tràng thi sĩ viết nhạc tình đơn phương bla,bla... là điều hoàn toàn không nên vì bên cạnh những bản nhạc như vậy vẫn đâu đó có những bài nhạc còn gai góc và nhạy cảm hơn thế nhiều.
Nếu như có thời gian bạn cũng có thể nghe tập podcast của Have a Sip này để hiểu rõ hơn về quan điểm này của Thắng nhé:
III. TỔNG KẾT.
Như mình đã phân tích ta thấy Tinkerbell chính là hoàn hảo nhất trong album này khi nó có một câu chuyện tuy ngắn nhưng mạch lạc và tương đối rõ ràng. Ngoài ra nó cũng là thể hiện trọn vẹn được quan điểm âm nhạc của Thắng và cái tôi phá cách của Anh này. Thứ mà được coi là chủ đề chính của cả album.
Vậy nếu bạn thích bài viết đừng ngần ngại mà hãy like nhé cho mình vui :>
Và hãy ủng hộ cả tác giả nữa nhaaaa.....
Youtube:
Spotify: