Đạt giải quốc tế để làm gì? Hay là chuyện khổ cũng là một tài nguyên aka tâm lý hậu thực dân ở một nước cựu thuộc địa ..
TL;DR: Về các phim "art-house" của Việt Nam đem đi dự giải liên hoan phim ở Tây, sau khi đọc một bài bình về các yếu tố sai lệch...
TL;DR: Về các phim "art-house" của Việt Nam đem đi dự giải liên hoan phim ở Tây, sau khi đọc một bài bình về các yếu tố sai lệch văn hoá trong phim Vợ ba.
Thực ra khi xem tôi cũng đã đoán nhiều chi tiết trong phim Vợ ba đơn giản đi theo đúng công thức exotic hoá này, nhưng bạn viết bài ở đây đã phân tích nó rõ ràng, có chứng có lý và mở mang kiến thức.
Và khi đọc xong, tôi tự nhiên có vài suy nghĩ nữa, không chỉ về phim Vợ ba này, còn về motif của nhiều phim Việt đem đi dự giải trước nay, cũng coi như là đáp lời hộ cho các bình luận kiểu "muốn đúng thực tế thì xem phim tài liệu" dưới bài:
Một mặt, tôi đồng ý rằng, nghệ thuật hiển nhiên luôn được quyền tưởng tượng so với thực tế. Nhưng xin những nhà nghệ thuật học mạng hãy lưu ý, ngay trong chính nghệ thuật, vẫn luôn có những ngoại lệ. Đó là khi giá trị của một tác phẩm phụ thuộc rất lớn vào thông điệp thế tục của nó, aka, gắn chặt với chuyện phản ánh đúng hiện thực xã hội hay không, khi đó rõ ràng sự khả tín và tôn trọng thực tế của tác phẩm lại thành quan trọng.
Và ở thời nữ quyền chính trị hoá điện ảnh tại phương Tây như giờ, đừng nói rằng một tác phẩm như này đạt giải không chút nào nhờ các giám khảo liên hoan phim Tây tin rằng nó phản ánh hiện thực đen tối nào đó của phụ nữ ở Vn bao đời bị đàn ông và chế độ trưởng phụ chèn ép.
Khi ấy sự không tôn trọng thực tế, sẽ gần như một hình thức vu khống văn hoá hay tệ hơn, giả nghèo giả khổ giả ẩn ức để câu giải từ phương Tây.
Đôi khi tôi cảm thấy các phim Vn làm gửi đi dự giải kiểu này hơi giống chuyện em Phạm Băng Băng mặc cái chăn con công đi dự Cannes. Ở chỗ đều cùng nguỵ tạo với thế giới là họ đang mang vác một căn cước nào đó đại diện cho cả quốc gia dân tộc, và hẳn nhiên, sẽ được hưởng không ít ấn tượng về tầm vóc lẫn sự o bế nhờ thế. Nhưng thực ra thì, chúng có tôn trọng văn hoá, lịch sử, và cả tâm tư của người Việt Nam không?
Có mấy người xem những phim như này mà thấy được xã hội Việt Nam với những câu truyện đáng để kể về người Việt Nam trong đó, hay chỉ là một thứ exoticism nông và sến ve vuốt nhu cầu chấm mùi xoa thương cảm của bọn Tây?
Với tôi, kịch bản này không khác mấy anh Tây gì chuyên lên vùng cao chụp ảnh đồng bào miền núi, luôn phải chọn những bà cụ nghèo khổ, những đứa trẻ rách rưới nhất, không chỉ thế, còn phải “tăng contrast, làm da sậm đi cho nó vãi cả wrinkles nhăn nhúm”, đơn giản vì thế rất dễ bán cho Tây, vừa lạ miệng vừa thoả mãn cảm giác đạo đức. Song thực chất kiểu thực hành nghệ thuật đứng từ cao rỏ lệ này chỉ phản ánh, xin mượn lời một người bạn, là “ một góc nhìn hậu thực dân ngạo mạn hoặc vô thức hoặc có chủ đích”.
Thái độ của giới nghệ sĩ làm phim sau vụ này càng nhấn mạnh thêm cảm giác nguỵ tạo ấy. Họ khinh miệt gọi người Vn chê phim là lũ ngu độn không hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật. Dù mỉa mai là cùng lúc, họ vẫn sẽ mượn chính những người họ coi thường ấy để quảng bá với Tây rằng họ đang kể một câu truyện có ý nghĩa - “a story that matters”, và đang dấn thân vì sứ mệnh nói hộ ẩn ức của những người ở quê nhà.
(Nói đây lại nhớ cụ nhà văn nào đấy, cứ sau mỗi đợt chửi chế độ là lại làm sao đó kiếm được suất sang Mỹ quảng bá tác phẩm 😱😱.)
Cuối cùng, điều làm tôi không thích nhất ở những phim kiểu này không phải vì chúng đa phần kitschy as fuck, cũng không hẳn vì sự không chân thành, mà vì một thứ nghệ thuật giả khổ giả ngây ngô giả bị áp bức kiểu đó luôn gợi lên cảm giác thiếu tự trọng, như thể giống những người tự bôi bẩn lên mặt để dễ ăn mày tình thương bố thí từ thiên hạ vầy.
Thực ra ai thích đi ăn mày là chuyện của người ta.
Nhưng tôi không muốn họ làm điều đó khi nhân danh những cộng đồng lớn hơn bản thân họ ...
Bài gốc trên facebook Gwens:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất